Đại Kỷ Nguyên

“Kính chữ” đắc phúc báo giải tai nạn; Một số hành vi không “kính chữ” chiêu nguy vận

Văn tự là nền tảng của văn hóa. Thái độ khác nhau của mọi người đối với chữ viết dẫn đến những hậu quả khác nhau, có rất nhiều ví dụ có thật từ thời cổ đại. (Ảnh: Cố cung Nam Viện cung cấp)

Thời đại thượng cổ, sự xuất hiện của văn tự là kinh thiên động địa. Sách “Hoài Nam Tử – Bổn kinh huấn” viết: “Tích giả Thương Hiệt tác thư, nhi thiên vũ túc, quỷ dạ khốc”. Ý tứ là nói, vào lúc Thương Hiệt tạo thành chữ viết, thiên thượng đổ mưa kê vàng, đồng thời ma quỷ sợ hãi kêu khóc. Có thể thấy, sức mạnh to lớn uẩn hàm trong văn tự không chỉ triển hiện văn minh giáo dục ở nhân gian, mà còn thông lên đến thiên địa quỷ thần.

Từ cổ xưa đến cận đại đã lưu lại không ít ghi chép chứng tỏ tầm quan trọng của việc kính trọng văn tự, không phải là không có căn cứ. Bài viết này là phần tiếp theo của bài Thương Hiệt viết sách, “thiên vũ túc, quỷ dạ khốc”. Đằng sau văn tự có thần lực?”, tiếp tục đưa ra những ví dụ ở cả hai phương diện chính phản để hỗ trợ nhận định này.

Kính chữ, được Thần mặc áo giáp vàng phù hộ hóa giải tai họa

Kim Bảo Thịnh người địa khu Thanh Giang đến Võ Định mở một tiệm cầm đồ. Một đêm nọ, hàng chục tên cướp bất ngờ xông vào định cướp tài sản. Chúng tìm kiếm chủ tiệm cầm đồ nhưng không tìm thấy, nên trói mọi người trong gia đình lại, sau đó cướp hết vàng bạc châu báu trong tiệm, chất đầy vài cỗ xe, chuẩn bị bỏ đi. Lúc này, một luồng sáng đỏ đột nhiên tràn ngập toàn bộ căn phòng, ngoài cửa dường như có hàng trăm binh lính xuất hiện, hô giết giết vang trời dậy đất. Bọn cướp nghe thấy tiếng động đều kinh hãi bỏ chạy, xe, ngựa, đao thương mà chúng mang theo đều bị bỏ lại.

Trong lúc hỗn loạn, một vị thần tướng mặc áo giáp vàng xuất hiện trước mặt mọi người, tay cầm một tấm bảng vàng sáng ngời có chữ “Kính chữ”, trang nghiêm uy vũ, mọi người đều kính sợ. Mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh tượng này, không hiểu được duyên cố trong đó. Sau chuyện này, có người hỏi Kim Bảo Thịnh nguyên nhân.

Ông chủ họ Kim bình tĩnh trả lời: “Tôi không có tài đức gì đặc biệt, chỉ là trong nhiều năm, tôi thu mua sách cũ, sách hỏng, giấy vụn (giấy đã viết đã in), rồi hỏa hóa đàng hoàng, chứ không bao giờ tùy tiện vứt đi v.v. Những tờ phiếu cầm đồ, danh sách cứu trợ thiên tai… đều không được phép bán, mà cũng đồng loạt thu trữ rồi đốt, tro sau khi thiêu hủy được đưa xuống sông, tận tâm kính quý văn tự. Có lẽ chính việc làm này đã cảm động thần linh tương trợ.”

Bảo tồn bản khắc kinh thư: Đứa con trai đần độn của phú ông keo kiệt chuyển biến lớn

Phương Tử Tuấn, tự Tú Phu, người Tứ Hương, Gia Hưng, gia tài tuy giàu có, nhưng rất đỗi keo kiệt. Ông mãi đến tuổi trung niên mới có con trai, tuy nhiên, đứa trẻ sinh ra vừa đần độn vừa đa bệnh. Vợ ông Đổng thị rất hiền thục, thấy con trai tình trạng như vậy, đã tha thiết thuyết phục chồng đa hành thiện sự, kính chữ quý giấy, thu mua sách hỏng, sách tục tĩu về hỏa hóa đàng hoàng. Phương Tử Tuấn đã lắng nghe lời khuyên của vợ và làm theo.  

Phương Tử Tuấn thích du sơn ngoạn thủy. Có một lần, ông đang ngồi dưới mái một ngôi miếu cổ, nhìn thấy một số bản khắc sách cũ chồng chất lên nhau, tàn khuyết bất toàn, một số đã mục nát, một số bị dính bẩn. Ông hỏi người trong miếu, trụ trì nói, không biết ai là người sở hữu những bản khắc sách này và cất giữ chúng ở đó. Vì vậy, Phương Tử Tuấn bày tỏ với trụ trì, rằng ông sẵn lòng xử lý hoàn thiện những bản khắc sách cũ kỹ này. Được sự đồng ý của trụ trì, ông vận chuyển những bản khắc mục nát này về nhà. Sau một số lần phân loại, những bản còn nguyên vẹn được thu thập và cho vào hộp, bên ngoài hộp có viết dòng chữ “Ấn bản của kinh…” để nhận dạng. Đối với những bản bị hư tổn, ông nhờ người khắc lại bản mới và sửa chữa; Còn những bản không thể cứu được thì đốt đi để tránh sử dụng sai mục đích.

Bằng cách này, con trai của Phương Tử Tuấn sau đó đã khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Không những không còn chứng đần độn, mà còn cực kỳ thông minh và nhanh nhẹn. Sau đó, ông lại có thêm một cậu con trai, rồi được bảy cháu trai, con cháu của ông trở nên giàu có hiển đạt, được người khác ngưỡng mộ.

Huyện trưởng Du kính chữ, được phúc báo trường thọ

Du Văn Tông, tự Hoán Chương, quê Thiểm Tây, từng là huyện trưởng một huyện ở Giang Tây. Huyện Cai là quê hương của đồ sứ. Sau khi Du công nhậm chức, ông biết được ở địa phương, để truy cầu mỹ quan của đồ sứ, các chủ lò nung thường viết chữ lên đồ sứ để tăng vẻ huyền mỹ, hoặc trang trí bằng những dòng chữ khải thư nho nhỏ, từ đó có được lợi nhuận hậu hĩnh, điều này đã trở thành tập quán. Tuy nhiên, đồ sứ vỡ cuối cùng lại bị vùi trong đống rác bẩn thỉu mãi mãi. Du công biết rõ cách làm như vậy là ô uế nghiêm trọng đối với văn tự, nhưng đây đã là một thói quen lâu đời, vì vậy ngay khi nhậm chức, ông đã ra cáo thị, nghiêm cấm các chủ lò nung viết chữ lên đồ sứ của mình. 

Trong cáo thị của mình, ông nhấn mạnh: Chữ là tinh hoa của dân tộc, có mối quan hệ sâu xa với văn hóa. Thánh nhân thượng cổ Thương Hiệt sáng tạo ra văn tự để thay thế cho thắt nút dây ghi nhớ sự việc, khiến cho hậu thế có một công cụ ghi chép hoàn chỉnh, đặt ra nền móng cho sự tiến bộ của nền văn minh, toàn lực thúc đẩy giáo hóa nhân gian, vì thế bất cứ nhân sĩ nào cũng đều nên kính chữ. Du công đưa ra hình phạt nghiêm khắc với những hộ viết chữ lên đồ sứ do họ chế tác, trừng phạt không khoan nhượng. Trong nhiệm kỳ của ông, đồ sứ trên thị trường không còn chữ viết lên nữa.

Du công thuở niên thiếu đã thuộc lòng bảo huấn quý chữ, rất kính chữ quý giấy. Khi còn đương chức huyện trưởng, có lúc rảnh rỗi, ông lại khuyên bảo tất cả những người ông gặp, còn in hàng vạn bộ sách khuyến giới tôn trọng chữ viết. Con cháu của Du công đều hiển đạt, bản thân ông cũng rất trường thọ.

Thu thập giấy thư pháp để hỏa hóa, bệnh lao thuyên giảm

Có một người đàn ông tên là Trịnh Quảng Tài ở Khai Phong, gia cảnh rất nghèo, lại mắc bệnh lao mà không có tiền chữa bệnh. Mặc dù người thân, bạn bè và hàng xóm đều góp tiền giúp ông đi chữa bệnh nhưng đều vô ích. Một ngày nọ, ông đi ngang qua một lò lửa, nhìn thấy ai đó đang đốt giấy thư pháp, cũng nghe mọi người đàm luận về việc kính chữ đắc thiện báo vô cùng nhanh chóng, lúc đó, trong nội tâm vô cùng cảm động, lập tức quyết tâm làm theo.

Trịnh Quảng Tài toàn thân trọng bệnh, bắt đầu nhặt những tờ giấy thư pháp bị vứt bị bẩn, mang về nhà đốt trong lò thư pháp. Khi mới bắt đầu, ông vì thân thể hư nhược, khi cầm tờ giấy thường cảm thấy rất mệt mỏi. Tuy nhiên, ngày tháng trôi qua, tinh thần của ông ngày càng tỉnh táo hơn. Kiên trì như vậy nửa năm, bệnh lao đã được chữa khỏi mà không cần dùng thuốc, cơ thể hoàn toàn hồi phục.

Trịnh Quảng Tài cảm nhận sâu sắc rằng đây chính là thiện quả mà hành động quý chữ của ông mang lại. Ông nghĩ, chỉ cần nửa năm nhặt giấy thư pháp đem đốt là có thể chữa khỏi những căn bệnh cứng đầu không cần thuốc, điều đó cho thấy công đức rất lớn, thiện báo đến rất nhanh. Nếu bạn có thể làm việc tốt này suốt cuộc đời, có thể tưởng tượng phước báo lớn thế nào. Vì vậy, ông thề sẽ tiếp tục làm công việc đó cho đến hết cuộc đời. Sau đó, Trịnh Quảng Tài quả nhiên vừa khỏe mạnh vừa trường thọ, an hưởng tuổi già.

Thầy giáo bất kính chữ chịu ác báo bị sét đánh

Có một giáo viên tiểu học tên Vu Diệu Đình ở làng Đông Nam, tỉnh Hồ Bắc, đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm. Thường ngày anh đều tỏ ra cực kỳ không tôn trọng văn tự, tiện tay dùng mực, bút chì hoặc phấn viết chữ trên bàn, sàn nhà, bảng đen hoặc trên tường, thậm chí còn tùy tiện chà đạp lên văn tự. Ngoài ra, Vu Diệu Đình còn có thói quen đọc sách khi đi vệ sinh, dùng tờ giấy có viết văn tự đốt lửa pha trà, lau chùi chỗ bẩn. Hơn nữa, anh ta sau khi đi vệ sinh không rửa tay mà cầm ngay kinh thư lên đọc, nằm trên giường đọc sách, nằm trên sách mà ngủ. Đối với hành vi học sinh vứt văn tự vào sọt rác, anh chưa bao giờ khuyến giới.

Sau đó, Vu Diệu Đình đột nhiên bị bệnh về mắt, bị mù mắt trái nhưng vẫn không biết hối cải. Một ngày nọ, Vu Diệu Đình bị sét đánh và bị thương nặng nhưng không chết ngay. Sau đó, anh ta ngày nào cũng chạy khắp các chợ, trường học, học đường, sám hối tội hành của mình trước công chúng. Vu Diệu Đình liệt kê chi tiết những sai lầm của mình và những báo ứng mà anh phải gánh chịu, cầu xin những người khác rút kinh nghiệm từ anh, không lặp lại những sai lầm tương tự, để tránh phải chịu Trời phạt như anh. Chỉ vài ngày sau, Vu Diệu Đình qua đời.

Người phụ nữ bị sét đánh vì làm ô nhiễm văn tự

Ở huyện Tào, Tào Châu sau ngày giải phóng, một ngày nọ, một người phụ nữ cưỡi lừa bất ngờ bị sét đánh trên đường, chết bên đường. Có người nhận ra cô là vợ của họ Ngụy ở thôn Chu, gia đình ruột thịt của cô họ Tần. Sau này, người ta phát hiện nguyên nhân khiến cô bị sét đánh có liên quan đến hành vi thường ngày của cô.

Cô vốn không bao giờ coi trọng văn tự, thường dùng giấy in để bịt miệng chai, nút chai, dán cửa sổ hoặc lau bụi bẩn. Ngày hôm đó, cô mang một chiếc túi vải đựng hàng trăm đồng xu trên lưng lừa. Sau đó, cô ngồi lên chiếc túi trên lưng lừa. Hôm đó cô đang trong kinh kỳ, nên đồng xu trong túi cũng bị ô nhiễm, văn tự trên đồng xu cũng bị ô uế.

Hãy xem những câu chuyện trên, trong đó có bao nhiêu hành vi bất kính chữ đã trở thành thói quen trong cuộc sống của con người hiện đại? Nó xứng đáng là lời cảnh báo nghiêm khắc.

Nguồn: “Văn Xương đế quân tích tự công quá luật”

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version