Đại Kỷ Nguyên

Kinh hoàng trước cảnh ăn uống của Mao, Đái Hoàng trực ngôn lãnh đại họa

Ảnh: Trăm năm chân tướng - ET

Đái Hoàng là phóng viên cao cấp của Tân Hoa Xã, vì nói lời thật, trải qua 21 năm khổ hạnh vì bị chụp mũ là một “đại hữu phái”, những năm cuối đời, ông đã tố cáo “Mao Trạch Đông là kẻ lừa dối lớn”, đã lừa dối toàn Trung Quốc.

Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!

Đái Hoàng, người Phụ Ninh, tỉnh Giang Tô, năm 1944 khi mới 16 tuổi đã vào Tân Tứ quân và gia nhập ĐCSTQ. Sau đó, năm 19 tuổi bước vào cơ quan truyền thông của đảng Tân Hoa Xã và làm phóng viên quân sự, phóng viên chính trị và phóng viên cấp cao.

Năm 2007, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc vận động chống cánh hữu, Đái Hoàng đã trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự do, tố cáo “Mao Trạch Đông là kẻ nói dối lớn” đã lừa dối toàn Trung Quốc, lừa dối chính bản thân ông. Đằng sau lời buộc tội của ông là cuộc sống tận cùng khổ nạn của 21 năm bị chụp mũ “cánh hữu”.

Hôm nay, chúng ta sẽ dựa trên cuốn tự truyện “Thập tử nhất sinh: Hành trình ‘phái hữu’ của tôi” của Đái Hoàng và những tư liệu khác, để nói về những trải nghiệm phi thường của ông.

Mao Trạch Đông “dụ rắn khỏi hang”

Tháng 5 năm 1957, Mao Trạch Đông dùng chiêu trò “dụ rắn khỏi hang”, cổ động phần tử trí thức ngoài đảng đề xuất ý kiến ​​với đảng, giúp đảng chấn chỉnh hành vi tác phong, yêu cầu mọi người “Tri vô bất ngôn, ngôn vô bất tận”, ý tứ là hãy nói hết những gì mình biết và không phải sợ hãi. Trong một thời gian, rất nhiều phần tử trí thức ngoài đảng lần lượt hưởng ứng lời hiệu triệu, bắt đầu bày tỏ tâm huyết, đề xuất ý kiến và kiến nghị.

Nhưng chỉ một tháng sau, Mao thấy “rắn” đã được dẫn dụ khỏi “hang”, lập tức biến vận động “giúp đảng chỉnh phong” thành vận động “phản cánh hữu” thanh thế hạo đại. Hầu như tất cả trí thức ngoài đảng đề xuất ý kiến đều bị đả thành “phần tử phái hữu phản đảng phản chủ nghĩa xã hội”.

Đái Hoàng, người đã chứng kiến ​​​​tất cả những điều này, không thể lý giải tại sao sự tình lại phát triển theo hướng này? Ngày 13 tháng 6 năm 1957, Bành Chân, lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và Bí thư thứ nhất Thành ủy Bắc Kinh, đã triệu tập một cuộc họp đảng viên và cán bộ các trường đại học Bắc Kinh để động viên các đảng viên đề xuất ý kiến với đảng. Đái Hoàng, người học tập tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc, cũng tham gia.

Bành Chân nói với những người tham gia rằng, đừng để bị ảnh hưởng bởi “phản kích sự tấn công điên cuồng của phái hữu” của xã hội, bởi vì những người đó không có cùng quan điểm với ĐCSTQ. Họ giả vờ hưởng ứng lời kêu gọi của đảng, nhưng thực chất cốt lõi là muốn lật đổ sự lãnh đạo của đảng.

Bành Chân nói: Những người đó có thể so sánh được với những người chúng ta ngồi ở đây hôm nay không? Họ đều là người một nhà.“‘Người ngoài [đảng] phản hữu quy phản hữu, người trong [đảng] có ý kiến thì đề xuất, cái này gọi là ‘nội ngoại có sự khác biệt’.” “Bí thư chi bộ, ủy viên chi bộ phải đi đầu, làm gương cho toàn bộ đảng viên chi bộ, lần vận động chỉnh phong này của đảng, chúng ta phải kiên quyết làm tốt, làm đến cùng! Những ý kiến đề xuất không nhất định đều chính xác, thậm chí có thể sai, thì cũng không cần lo lắng; Đảng tuyệt đối sẽ không bao giờ nhầm lẫn những người này với những phần tử cánh hữu giai cấp tư sản. Về điểm này, tôi có thể đại biểu cho Trung ương đảng tại đây để bảo chứng với mọi người”.

Bài phát biểu của Bành Chân đã xua tan toàn bộ nghi hoặc của Đái Hoàng. Đêm đó, ba chi bộ đảng của Học viện Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị chuyên đề chung. Đái Hoàng là người đầu tiên phát ngôn, tin rằng vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay là “thần hóa Mao Trạch Đông, cán bộ nắm đặc quyền”. Nếu để nó phát triển như vậy, tất yếu sẽ dẫn đến quốc tàn dân tắc, toàn quốc sẽ gặp đại nạn. Biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả là: Can đảm phê bình, thiết thực giám đốc, cải tiến việc tuyển cử. Toàn quốc thiên hạ đều nên thúc đẩy bình đẳng, loại bỏ hết thảy chế độ hoặc cơ chế khuyến khích hiện tượng đặc quyền v.v.

Việc Đái Hoàng phản đối “thần hóa và đặc quyền” có liên quan đến kinh nghiệm đích thân của ông. Mùa xuân năm 1956, tại một cuộc họp nhỏ của Tân Hoa Xã, một vị bí thư đã truyền đạt cho nguyên soái ĐCSTQ Chu Đức một báo cáo bí mật từ Liên Xô, đó là báo cáo của Khrushchev, bí thư thứ nhất Trung ương ĐCSLX trong Đại hội ĐCSLX lần thứ 20, nội dung là “phản đối mê tín cá nhân Stalin”.  Đái Hoàng đã vô cùng xúc động sau khi nghe điều này. Kể từ đó, tình tự sùng bái cá nhân của ông bắt đầu chuyển biến, ông không chỉ nghi ngờ Stalin, mà còn nghi ngờ sự mê tín cá nhân đối với Mao Trạch Đông.

Vào tháng 6 năm 1956, khi hạm đội Liên Xô đến thăm Trung Quốc, Đái Hoàng đã đến Thượng Hải để phỏng vấn, nhìn thấy Mao Trạch Đông và các “thủ trưởng” khác dùng bữa với “hải sâm, tôm sú, bào ngư, sò điệp, não khỉ, cá cháy, chân châu kê, chim bồ câu, đĩa đĩa bát bát, nhìn mà choáng váng”.

Một tháng sau, Đái Hoàng trở về quê hương ở phía bắc Giang Tô – thị trấn Câu Đôn, huyện Phụ Ninh, nơi ông đã xa nhà nhiều năm. Ông nghĩ rằng trải qua bảy, tám năm phục hồi kiến thiết, quê hương mình nhất định sẽ thay da đổi thịt rất nhiều. Tuy nhiên, những gì xuất hiện trước mắt ông chỉ là những con đường gập ghềnh lồi lõm, những mãi nhà điêu linh nằm rải rác, rất nhiều người dân trong làng đang có cuộc sống vô cùng vất vả gian nan. Ông nghĩ thầm, chẳng phải khắp nơi đều hát “Mao Chủ tịch là Mặt trời, chiếu nơi đâu nơi đó sáng” sao? Vì sao quê hương mình sau bấy nhiêu năm chiếu vẫn xác xơ cùng khổ thế này?

Sau khi tận mắt chứng kiến những điều này, chàng thanh niên hừng hực khí thế Đái Hoàng đã đề xuất ý kiến với đảng, nhưng vừa thổ lộ, thì nguy vận đã ập lên đầu ông.

“Tối đại hữu phái” của Tân Hoa Xã

Tờ Nội bộ Tân Hoa Xã đã nhanh chóng đăng tải bài phát biểu của Đái Hoàng. Tiếp đó, Đái Hoàng bị đả thành “phái hữu”, và là “phái hữu tối đại” của Tân Hoa Xã.

Ngô Lãnh Tây, khi đó là xã trưởng Tân Hoa Xã kiêm tổng biên tập tờ “Nhân dân Nhật báo”, đã tuyên bố trong một hội nghị điện thoại của hệ thống toàn quốc Tân Hoa Xã rằng: “Tổng xã đấu tranh phản hữu đã đạt được thắng lợi trọng đại, Đái Hoàng đã bị lôi ra”. Chỉ trong một đêm, sân của tòa soạn báo tràn ngập những tấm áp phích chữ lớn đầy màu sắc “báo cáo”, “vạch trần” và “chửi rủa” Đái Hoàng. Sau đó là vô số đại hội phê tiểu hội đấu.

Đái Hoàng không phục, chủ động lấy ra một bản thảo chưa hoàn chỉnh của một bức thư dài gửi Mao Trạch Đông, mà ngay cả vợ ông lúc đó cũng không biết, để biểu đạt lòng trung thành của bản thân mình đối với đảng. Không ngờ bức thư này lại đổ thêm dầu vào lửa, một số “phần tử tích cực phản hữu” như vớ được cục vàng, gọi nó là “vạn ngôn thư”, bảo nhà in in qua đêm, phân phát cho toàn xã nhân mỗi người một bản, trở thành “khẩu đại bác” phát động phê đấu Đái Hoàng.

Ngày 25 tháng 7 năm 1957, Tân Hoa Xã điểm danh Đái Hoàng trong bản tin toàn diện về “Cuộc đấu tranh chống cánh hữu đang phát triển mạnh mẽ” của chính quyền trung ương. Ngày 7/8, Tân Hoa Xã phát một bản tin dài hơn 3.000 ký tự “vạch trần hàng loạt ngôn hành phản đảng của phần tử phản đảng Đái Hoàng”. Ngày hôm sau, các tờ báo lớn trong nước đều lần lượt đăng lại. Đái Hoàng bị gọi là “phần tử phản đảng cực cuồng vọng, cực phản động, cực hèn hạ”, “phần tử chống đảng ngay khi vào đảng năm 1944”, “thủ lĩnh của một tập đoàn phản đảng phái hữu nhỏ” v.v. 

Những người có mối quan hệ tốt với Đái Hoàng hoặc được xếp vào loại “thành viên của tập đoàn phái hữu nhỏ”, hoặc bị vẽ thành “phần tử phái hữu” hoặc “phần tử trung hữu” có “liên hệ đơn tuyến”.

Bị điều đến Bắc Đại Hoang để cải tạo lao động

Sau đó, Đái Hoàng bị khai trừ đảng tịch, quân tịch, bị thu hồi chức vụ phóng viên, lương từ hơn 150 tệ chỉ còn 28 tệ, vợ chịu không nổi sự xì xào xung quanh, bị bức phải ly hôn với ông, con gái mới 10 tháng tuổi mới biết gọi cha, đã bị bức gửi cho người khác nuôi dưỡng. Đái Hoàng bị điều đến Nông trường 850 Bắc Đại Hoang xa xôi để cải tạo lao động. Sau này ông nhớ lại: “Cho đến lúc đó, tôi mới biết Bành Chân là phó tổ trưởng Tiểu tổ chống cánh hữu trung ương, còn Đặng Tiểu Bình là tổ trưởng, mới biết mình đã bị lừa”.

“Khi tôi mới đến Bắc Đại Hoang, khẩu phần ăn cho mỗi người là 50kg mỗi tháng. Với ‘Vận động Đại nhảy vọt’ và nạn đói kéo dài ba năm sau đó, khẩu phần ăn giảm xuống còn 36kg, chúng tôi chỉ có thể húp cháo vào buổi sáng và buổi tối, về sau càng ngày càng ít, dần dần thành 30kg, 24kg, 18kg, 9kg. Mọi người mỗi ngày phải lao động chân tay nặng nhọc, trong số ba bốn trăm người ‘cánh hữu’ thì gần một phần mười trong số họ chết đói”.

Đái Hoàng cao 1,78 mét và nặng 98kg trước khi đến Bắc Đại Hoang. Sau đó, do đói lâu ngày nên ngay cả khi ông mặc vào một chiếc áo vải bông, quần vải bông, áo khoác lông cừu, quần lông cừu, giày, v.v. tổng trọng lượng chỉ có 46kg, sau khi trừ đi 5kg trang phục, trọng lượng thực tế chỉ là 41kg. Có lần, đói quá, ông chạy ra đồng bắt rất nhiều chuột, nấu chín 82 con chuột lớn nhỏ và ăn hết trong một bữa.

Mùa đông năm 1960, trên đường trở về Bắc Kinh, Đái Hoàng đổi chuyến tàu từ Cáp Nhĩ Tân qua Mẫu Đơn Giang, ông thậm chí không thể lên tầu, từ sân ga lên tàu hỏa chỉ có hai ba bước mà ông đều phải nhờ hai người bạn đồng hành khiêng lên.

Lại bị phê đấu và lao động cải tạo

Sau khi trở về Bắc Kinh, Đái Hoàng được phân công làm việc tại phòng tư liệu của Tân Hoa Xã. Vào đầu năm 1962, ĐCSTQ tổ chức đại hội bảy ngàn người để phản tư về một số vấn đề nghiêm trọng kể từ cuộc vận động Đại nhảy vọt năm 1958. Sau đó, hàng triệu đảng viên, cán bộ bị đả thành “phần tử chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh” sau Hội nghị Lư Sơn năm 1959 đã được xem xét lại và được bình phản (minh oan).

Vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1962, một số lãnh đạo của Tân Hoa Xã đã nói chuyện với Đái Hoàng, nói rằng họ muốn bình phản cho ông. Vì vậy, ông đã viết bài “Hồi cố chặng đường tôi đã đi những năm qua” dài gần 10 vạn từ, kiên trì quan điểm của mình là chính xác. Sau đó, bài viết này được gửi đến các tổ đảng, chi bộ, tổng chi bộ, cấp ủy để từng bước lưu hành, kết luận là: tài liệu viết rất hay, dù gặp khó khăn lớn như vậy nhưng vẫn kiên trì hướng đảng nói lời thật; tài liệu này sau đó được in ra và gửi đến Trung Nam Hải.

Đái Hoàng đã có một thời gian an định hiếm hoi, cũng lúc đó, ông gặp người vợ sau này là Phan Tuyết Viên.

Tuy nhiên, thời gian tốt đẹp chẳng bao lâu, tháng 10/1962, chỉ thị “không được phép quên đấu tranh giai cấp” và “đẩy lùi xu hướng đảo ngược phán quyết” của Mao Trạch Đông được truyền đạt xuống. Lãnh đạo Tân Hoa Xã, người đang lên kế hoạch bình phản cho Đái Hoàng, thái độ bỗng quay ngoắt 180 độ, cho rằng Đái Hoàng vẫn kiên trì “lập trường chống đảng”, lại chuẩn bị tiến hành phê phán ông.

Sau tháng 5 năm 1963, phê phán tiếp tục kéo dài đến cả tháng. Ngày 23 tháng 4 năm 1964 là ngày kỷ niệm 20 năm Đái Hoàng gia nhập Tân Tứ quân và gia nhập ĐCSTQ. Tân Hoa Xã đặc biệt chọn ngày này để xử lý ông, ông bị buộc tội “kiên trì lập trường phản đảng”, bị khai trừ chức vụ và phạt hai năm cải tạo lao động. Đái Hoàng được phái đến Nông trường Đoàn Hà gần Nam Uyển, Bắc Kinh để cải cách lao động.

Khi đó, Phan Tuyết Viên vợ ông đang mang bầu, buồn bã tiễn đưa chồng. Ngày thứ năm sau khi Đái Hoàng bị bắt đi, Phan Tuyết Viên sinh non một tháng, trong thời gian phục hồi sau sinh, bà không ăn một miếng thịt nào, chỉ ăn một quả trứng gà.

Ngày 16/5/1966, “Cách mạng Văn hóa” bắt đầu. Bành Chân, người từng nói dối để Đái Hoàng đề xuất ý kiến ​​​​với đảng, đã bị đả đảo, và Ngô Lãnh Tây, xã trưởng Tân Hoa Xã, người từng tuyên bố phát hiện ra “đại hữu phái” Đái Hoàng, cũng bị đả đảo. Sau khi Đái Hoàng mãn hạn cải tạo lao động, Tân Hoa Xã không có ai quản việc của ông, nên lãnh đạo nông trường yêu cầu ông ở lại nông trường làm việc. Sau đó, Đái Hoàng bị áp giải đến Nông trường cải tạo lao động Thanh Hà, Thiên Tân, năm 1969, ông bị áp giải đến Đội cải tạo lao động Thái Nguyên, Sơn Tây, bị giữ lại đó gần 9 năm.

Vào ngày 6 tháng 10 năm 1976, Giang Thanh và bè lũ bốn tên “Tứ nhân bang” khác bị bắt, cuộc “Cách mạng Văn hóa” kéo dài 10 năm kết thúc. Ngay sau Tết Nguyên đán năm 1978, Đái Hoàng bị thương ở xương sườn trái khi đang làm việc trong nông trường cải tạo lao động, chỉ thở nhẹ một hơi cũng đau dữ dội, nên phải quay về Bắc Kinh ăn Tết và hồi phục vết thương. Sau đó, ông không trở lại nông trường nữa.

Thành tựu và hiểu lầm những năm cuối đời

Năm 1978, phái hữu của Đái Hoàng được “cải chính”, sau đó ông quay lại làm việc tại Tân Hoa Xã. Khi đó, vợ ông, Phan Tuyết Viên, do bị áp bức trường kỳ trong công xưởng, trở nên tinh thần thất thường, không nhận ra chồng, sau này bà mới dần dần bình phục dưới sự chăm sóc của Đái Hoàng.

Trong những năm cuối đời, Đái Hoàng toàn thân cống hiến cho công tác bình phản án oan sai, phản hủ bại, phản tư lịch sử, viết tác phẩm “Hồ Diệu Bang và việc bình phản án oan, giả, sai”, “Thập tử nhất sinh: Hành trình ‘hữu phái’ của tôi”, “Trực diện nhân sinh” và những tác phẩm khác.

Đái Hoàng dám nói sự thật, ghét ác như hận, truy cầu tự do, phản đối đặc quyền, khát vọng bình đẳng. Nhưng cho đến khi qua đời, ông vẫn luôn coi mình là một người cộng sản, ông nhầm lẫn mọi phẩm chất tốt đẹp của xã hội nhân loại với chủ nghĩa cộng sản.

Như mọi người đều biết, ông đã bị gán cho cái mác “cánh hữu” suốt 21 năm cuộc đời, đó chính là biểu hiện cụ thể về bản chất “giả, ác, đấu” của ĐCSTQ.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version