Đại Kỷ Nguyên

Kinh Thánh tiết lộ: Vì sao Thiên Chúa phẫn nộ?

Kinh Thánh tiết lộ: Vì sao Thiên Chúa phẫn nộ?

Ảnh ghép minh họa: Đại Kỷ Nguyên.

Dịch bệnh hoành hành, người Do Thái cầu Chúa bảo hộ cho Trung Quốc. Họ tin rằng Thiên Chúa quan tâm đến người Trung Quốc là vì “họ được tạo ra theo hình tượng của Chúa” — nhưng có bao nhiêu người Trung Quốc nghĩ rằng họ là do Chúa, hay do Thần, tạo ra?

Trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) bùng phát dữ dội, một vị giáo sĩ có tên tuổi của Israel là Rabbi Shmuel Eliyahu đã kêu gọi dân chúng Do Thái đến “Bức tường than khóc” (còn gọi là “Bức tường phía Tây”) ở Jerusalem để cầu nguyện cho người dân Trung Quốc. Nhưng khi thế giới đang cầu nguyện thì các cấp chính quyền Trung Quốc lại lợi dụng việc phòng chống dịch để vơ vét tiền của và vật tư. Câu chuyện này đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

Bước ra khỏi Ai Cập để tôi luyện con người

Israel là một quốc gia tin vào Thiên Chúa, trong lịch sử từng là dân tộc được Thiên Chúa ưu ái. Để cứu người nô lệ Do Thái khỏi tay Pharaoh, Đức Giê-hô-va đã ban cho Moses sức mạnh thần thánh để thực hiện các phép lạ, đưa dân Do Thái rời khỏi Ai Cập đến vùng đất xinh đẹp mà Thiên Chúa đã hứa – Canaan.

Người Do Thái được chứng kiến ​​phép lạ bằng chính đôi mắt của họ, như rẽ nước Biển Đỏ hay thức ăn rơi từ trên trời xuống. Mặc dù vậy, trên đường đến miền đất hứa, họ lại phạm nhiều tội lỗi như gian dâm, thờ phụng tà Thần và thiếu tôn kính Chúa… khiến cuộc hành trình gian nan chồng chất.

Sau khi rời khỏi Ai Cập, những người Do Thái vốn quen làm nô lệ bỗng trút giận lên Moses và Aaron. Họ phàn nàn rằng khi ở Ai Cập chúng tôi được ngồi bên cạnh nồi thịt và ăn một bữa no nê, giờ các ngươi đưa chúng tôi đến nơi hoang dã, thứ gì cũng không có, vậy chẳng phải là muốn bỏ đói chúng tôi hay sao? Nghe thấy lời phàn nàn ấy, Chúa thương xót con dân của Ngài nên đã thả thức ăn xuống cho họ.

Chúa chăm sóc họ, chờ đợi họ thay đổi, nhắc nhở họ tuân theo các điều răn để trở thành người tốt, có nhân có nghĩa. Tuy nhiên, với đoàn người tha hương, nhận thức của họ chỉ dừng lại ở vấn đề ăn uống no đủ, khác xa với mong đợi của Chúa. Vì vậy mà lộ trình ban đầu ước tính chỉ là 40 ngày, nhưng sau đã bị kéo dài thành 40 năm. Trải qua hành trình dài như thế là để tôi luyện họ thành con người chân chính, loại bỏ những điều ác trong tâm.

Ngôi đền bị phá hủy, tủ đựng điều răn biến mất

Moses đã khắc lời răn dạy của Chúa lên đá. Thật không ngờ, người Do Thái đã không làm theo lời thỏa thuận với Chúa mà lại làm ra một con bò vàng để thờ phụng và nhảy múa điên cuồng quanh con bò này. Moses trong cơn thịnh nộ đã phá vỡ phiến đá. Lần thứ hai, ông lại cầu xin Chúa, và những điều răn ấy lại được khắc lên đá. Đến lúc này, đoàn người bắt đầu làm theo ý Chúa và đặt nó vào tủ đựng những điều răn dạy, rồi mang nó theo trên suốt con đường đến Núi Đền Thờ (Thánh Điện Sơn) ở Jerusalem.

Núi Đền Thờ là nơi vô cùng linh thiêng đối với người Do Thái. Ngôi đền đầu tiên được vua Solomon xây dựng vào năm 967 trước Công nguyên. Năm 587 trước Công nguyên, người Babylon phá hủy Jerusalem và san bằng ngôi đền, từ đó chiếc tủ đựng những điều răn dạy cũng biến mất khỏi thế gian. Ngôi đền thứ hai được xây dựng vào năm 515 trước Công nguyên và bị phá hủy vào năm 70 sau Công nguyên. “Bức tường phía Tây” (Bức tường than khóc) là một phần của di chỉ còn sót lại. Người Do Thái tin rằng khi Đấng Cứu Thế Messiah đến, đây sẽ là nơi xây dựng ngôi đền thứ ba.

Người Do Thái cầu nguyện dưới bức tường phía Tây (ảnh: Wikipedia).

Trong lịch sử, người Do Thái dù phải chịu đựng nỗi thống khổ nặng nề đến đâu thì họ vẫn luôn tin vào Thiên Chúa. Niềm tin chân chính này đã có từ rất lâu, thậm chí tồn tại trước khi Chúa Kitô ra đời. Họ cầu nguyện với đức tin và lòng thành kính chân thật. 

Mỗi cá nhân sinh ra trên thế giới này, một cách tự nhiên, tự sâu thẳm trong tâm hồn đã có tình yêu thương đồng loại. Chứng kiến bệnh dịch hoành hành, người Do Thái đã cầu nguyện theo cách riêng của mình, ai ai cũng mong cầu người Trung Quốc sớm vượt qua khó nạn.

Cầu nguyện từ trong tim sẽ tìm lại được chính mình

Giáo sĩ Rabbi Eliyahu trích dẫn các ghi chép cổ xưa rằng: “Mọi người yêu thương lẫn nhau vì chúng ta được tạo ra dưới hình tượng của Chúa”. Vì vậy, ông kêu gọi người Do Thái cầu nguyện cho Trung Quốc cũng như cho tất cả các bệnh nhân ở những quốc gia còn lại trên thế giới.

Trong lịch sử, mỗi khi xảy ra thảm họa hay kiếp nạn lớn, chọn lựa cuối cùng của con người vẫn luôn là cầu nguyện. Ở phương Tây là văn hóa cầu nguyện Thiên Chúa, còn ở phương Đông là truyền thống cầu xin Thần Phật hoặc tổ tiên ban phước lành. Bất kể hình thức là gì, con người đều cúi đầu trước các vị Thần, tìm đến lòng thành kính chân thật, đến những ngóc ngách sâu xa của tâm hồn để tìm lại bản nguyện đã mất.

Nhà văn Lev Tolstoy từng nói: “Thiên đường trong tim bạn”. Khoảnh khắc mọi người cùng cầu nguyện và chúc phúc là khi chúng ta thực sự bước vào sâu thẳm tâm hồn và tìm lại con người thật của mình khi tồn tại cùng với Chúa.

Nhưng đồng thời cũng có một câu hỏi cần làm rõ: Phải chăng Thiên Chúa đã tạo ra con người?

Trong tình hình dịch bệnh hoành hành, rất nhiều người dân Trung Quốc đang phải chịu đựng thống khổ. Người Do Thái tin rằng Thiên Chúa quan tâm đến người Trung Quốc vì “họ được tạo ra theo hình tượng của Chúa”, nhưng có bao nhiêu người Trung Quốc nghĩ rằng họ là do Chúa, hay do Thần, tạo ra?

Nếu con người không thừa nhận rằng Thần đã tạo ra nhân loại, thì cũng tương đương với việc từ chối và loại trừ nguồn gốc của chính mình. Đây là một chủ đề cần được xem xét: việc chọn “Thần đã tạo ra con người” hay giả thuyết “người tiến hóa từ khỉ” có sự khác biệt cơ bản. Bởi vì, bất kể ai cầu nguyện đều chính là cầu nguyện với Chúa, hay với Phật, với Thần. Nếu con người không thừa nhận Thần, liệu lời cầu nguyện của họ có còn hiệu quả không? Giữa đau khổ, làm sao Thần có thể bảo hộ những người bất tín? Từ bỏ chủ nghĩa vô Thần có thể làm cho những lời cầu nguyện tạo ra kết quả thực sự. Bởi vì, người được Thần che chở hiển nhiên phải thành tâm tin vào Thần, không loại trừ một ai.

Câu chuyện Kinh Thánh: Tại sao Thiên Chúa phẫn nộ?

Một giáo sĩ Israel là Yosef Pinto tin rằng, Cựu Ước đã dự đoán bệnh dịch sẽ xảy ra ở Trung Quốc đại lục. Ông Pinto đã chỉ ra rằng, Chương 30 của Sách Ezekiel trong Cựu Ước của Kinh Thánh Do Thái viết: Chúa hứa “Ta sẽ trút giận ở Trung Quốc”. Trong câu này sử dụng từ “Sin”, mà theo tiếng Do Thái hiện đại, “Sin” là chỉ Trung Quốc.

Kinh Thánh Genesis ghi chép rằng, khi mọi người ở khắp nơi tham tiền, báng bổ Thần, dâm loạn và đánh mất các quy tắc của cuộc sống, thì Thiên Chúa sẽ phẫn nộ. Chẳng hạn, Chúa đã giáng xuống lưu huỳnh và lửa để phá hủy hoàn toàn các thành phố vô đạo đức Sodom và Gomorrah. Nói cách khác, những thảm họa trên mặt đất đã được chuẩn bị từ trước, và đó là nhắm vào một nhóm người cụ thể. Từ câu chuyện trong Kinh Thánh có thể thấy, những người bị đào thải hoặc bị Chúa trừng phạt là những người có tội lỗi nghiêm trọng hoặc xúc phạm đến Chúa.

Tuyên truyền của ĐCSTQ nói rằng “con người sẽ chiến thắng trời”, nhưng rất nhiều điều như chiến tranh, động đất, núi lửa, sóng thần và bệnh dịch lại vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Nhìn lại lịch sử, cho dù là bệnh dịch thảm họa tự nhiên, thì con người vĩnh viên không thể chống lại Thiên ý. Những dị tượng bất thường hay thảm họa đều có mục đích duy nhất là cảnh báo nhân loại, thức tỉnh chúng ta trở về với truyền thống và tìm lại đạo đức trong tâm mình.

Theo Vương Du Duyệt, Epochtimes
Quỳnh Chi biên dịch

Video: Trung Quốc: Chính quyền tàn bạo, vì sao dân phải chịu quả báo?

Có thể bạn quan tâm:

Exit mobile version