Tại sao một vụ án có thể được lật lại, và tại sao có thể được “lưu nhân” đúng giờ hành quyết?
Thời Đường Hy Tông Quang Khải, năm Đại Thuận, ở huyện Bao Trung (nay là thị trấn Bao Thành, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây) phát sinh một vụ án đào trộm mộ, huyện lại đã nghiêm khắc hối thúc phá án. Một ngày nọ, người ta nói rằng tên tội phạm đã bị bắt, nhưng dù đã bị giam, anh ta sau một năm vẫn từ chối không nhận tội. Dưới sự tra khảo tra tấn của quan ngục, tội phạm cuối cùng đã khai nhận và giao nộp tang vật. Huyện lại cho rằng thẩm phán không sai, liền phát phó xử trảm. Không ngờ, ngay trước thời khắc hành hình “Ngọ thời tam khắc”, đột nhiên sấm sét ầm ầm, mây đen cuồn cuộn, mưa to không ngừng trút nước.
Quan giám trảm không còn cách nào khác phải hạ lệnh trú mưa và áp giải phạm nhân sang một bên. Lão bách tính đến xem xử trảm cũng chen chúc nhau dưới mái hiên của khu chợ phố để trú mưa. Mọi người vừa lau nước mưa trên người, vừa xôn xao bàn luận:
“Lão Thiên Da đổ mưa to trước khi hành hình, e rằng có chuyện oan tình!”
“Còn không oan sao? Nhà họ Triệu xuất thân khoa bảng, đãi nhân hòa thiện, trong gia đình không phải lo lắng cơm ăn áo mặc, làm sao phải đi đào trộm mộ đây?”
“Thật bất công khi bắt người vô tội nhận tội và chịu chết?”
“Chà, thật lạ là anh ấy đã giao tang vật…”
Đúng lúc này, một người phụ nữ trong đám người đột nhiên ngã xuống, hai mắt nhắm nghiền, sắc mặt tái nhợt như chết. Cô hầu gái nhỏ bên cạnh lay lắc người phụ nữ một cách tuyệt vọng và hét lên: “Phu nhân, dậy đi, dậy đi!”
Đám đông vội xúm quanh người phụ nữ, có người nhận ra đó là phu nhân nhà họ Triệu, liên tục nói: “Mau cứu bà ấy tỉnh lại, để bà ấy ra hình trường nhìn chồng lần cuối!”
Sau khi tạnh mưa, quan binh lần nữa đẩy phạm nhân ra trước giám trảm đài, giám trảm quan cho phép vợ phạm nhân lên cáo biệt. Nhưng người phụ nữ lại quỳ trước đài, cúi mình sát đất thảm thiết kêu oan: “Huyện lão da, phu quân của gia nô bị oan uổng! Chính gia nô đã hại chàng, xin đại lão da tha cho chàng!”
Chính thời khắc đó, một nam tử Hán cao to lực lưỡng vạch đường bước ra khỏi đám đông, lao thẳng đến trước đài giám trảm, khiến các sai dịch giật mình. Chỉ thấy anh ta phất tay áo và hét lên: “Việc đào trộm mộ đều là một mình cá nhân tôi làm, Vương pháp sao có thể lạm sát người vô tội, các người không bắt được ta lại bắt giết nhầm người vô tội!”, âm hưởng làm chấn động toàn hình trường.
Đột nhiên xuất hiện mấy người đến chịu chết thay phạm nhân, vụ án này bỗng trở thành một vụ kỳ án. Một người vợ xuất phát từ tình yêu với chồng, chạy tới xin nhận tội chết thay cho chồng thì có khả năng, nhưng một người xa lạ không liên quan gì mà lao đến, bất chấp mất đầu nhận tội là vì điều gì? Đây có thể là vấn đề liên quan đến sinh mệnh con người. Do có những biến động trong tình tiết vụ án nên giám trảm quan đã hạ lệnh tạm đình chỉ, báo cáo vụ việc.
Tình tiết đã được thượng báo để phúc thẩm. Triệu phu nhân bị thẩm vấn: “Ngươi là ai? Sao muốn nhận tội mà chết?”
Vợ Triệu gia cung khai:
“Gia nô là mỗ thị, Triệu gia bị phán hình chính là phu quân của gia nô. Chàng là một thư sinh, ở nhà ngoài ngâm thơ, vẽ tranh, ngắm hoa thưởng cảnh, còn thích chơi đồ cổ. Chàng sưu tầm đủ loại đồ cổ, dân buôn đồ cổ biết chàng và thường mời chàng đi xem hàng. Ngay cả hàng xóm của chúng tôi và lũ trẻ trong xóm khi nhặt được một số đồ cổ quái đều mang đến cho chàng xem. Người ta đều gọi chàng là ‘mê đồ cổ’.”
“Một năm trước, có vài quan sai đến, khẳng định chàng đào trộm mộ cổ rồi bắt chàng đi … Vụ bắt giữ đã hơn một năm, gia nô vì căng thẳng và lo lắng nên đã một lần đến nhà tù để gặp chàng. Chàng bị đánh đến mức không còn nguyên dạng, toàn thân đều thương tích, cả hậu môn cũng bê bết máu. Chàng nói với gia nô, chàng bị đánh đến mức chịu không nổi, đành nhận bừa rằng mọi đồ cổ thu tàng trong nhà đều là từ đào trộm mộ. Chàng bảo gia nô mang hết đồ cổ ở nhà tống tiến quan phủ làm “tang vật”. Thật là oan uổng quá! Nhưng chàng đã bị đánh đến mức bê bết không còn ra hình người nữa, gia nô làm sao có thể không nghe lời chàng? Nên dù oan khí nuốt không trôi, cũng đành vâng lời chàng mà làm. Chẳng ngờ, ‘tang vật’ vừa nộp, chẳng những không cứu được chàng, trái lại hại chàng bị định thành tội chết. Gia nô thà không làm theo lời chàng nói còn hơn. Đại nhân, hãy cho gia nô chết thay chàng, chàng chết thì gia nô cũng không muốn sống nữa…”
Sau khi nghe lời khai của Triệu phu nhân, nha môn lại gọi vị nam tử Hán đến và hỏi: “Anh là ai? Sao anh lại đến đây để chịu tội?”
Người đàn ông này trả lời:
“Đại nhân, ta tên là Đinh Hán, mộ là do ta đào trộm, một chút cũng không sai. Đại trượng phu tự mình làm tất cả việc đó, người khác lại bị vu oan, khiến người khác phải chịu tội, bị đánh đập dã man. Hỏi ta tại sao lại trộm mộ? Vì ruộng đất nhà cửa bị ngập nước, không có thu hoạch, không trả được địa tô nên phải bỏ nhà đi tìm việc khắp nơi nhưng không được, không có cách nào sống, dốc hết sức lực mà không lọt được sinh kế.
Làm thế nào để sống qua ngày đây? Ta đã nghĩ: nếu phải làm một tên cướp, ta không cam lòng. Khoét tường phía đông, trộm phòng phía tây, nhà ai bị mất đồ sẽ buồn lắm. Làm kẻ ăn mày, đường đường là một trang nam tử cao bảy thước, tôi chịu không nổi bị coi thường. Không còn cách nào, ta mới nghĩ đến việc đào trộm mộ. Trước khi đào trộm mộ, ta luôn dò la tin tức, chuyên chỉ tìm những kẻ ác nhân có tiền mà làm điều xấu. Họ đời trước dám làm những chuyện thương thiên hại lý, hưởng tận vinh hoa phú quý, chết rồi ăn không nổi dùng không được, mà vẫn mang theo bao nhiêu vật bồi táng, ta lấy đi thì cũng chẳng có tội gì. Ta nghĩ vậy nên làm vậy.
Ta là một người nghèo, ta biết nỗi khổ của những người anh em nghèo, nên trộm mộ xong ta sẽ chia sẻ của cải bất nghĩa mà ta trộm được với họ, có phúc cùng hưởng, có khó cùng mang mà! Gần đây ta ở bên ngoài, có người nói với ta Triệu gia bị bắt hành hình vì tội quật mộ trộm đồ cổ. Ta biết đây là oan án, người trộm mộ là ta, bảo vật là do ta đào tẩu, sao có thể oan uổng người tốt đây! Ta thập vạn hỏa cấp đến nơi hành hình nhận tội, nên trảm đầu của ta, quyết không thể trảm đầu anh ta. Còn rất nhiều đồ cổ từ các cuộc quật mộ trong nhà ta, ta vẫn có thể nhớ chúng được đào từ ngôi mộ nào, các người hãy đến thanh tra, đó mới chính là tang vật! Hãy giết ta! Hãy thả người tốt về nhà.”
Phiên soái truyền gọi Triệu gia, người bị định tử tội, hỏi rằng: “Ngươi không đào mộ, không trộm mộ, sao lại nhận tội chịu chết?“
Triệu gia nói: “Tiểu dân bị tra tấn đã hơn một năm, thân tâm chịu thống khổ cự đại, không còn muốn sống, do đó đành bảo người nhà mang đồ cổ ở nhà đến nộp quan để nhận tội.”
Phiên soái kiểm tra đồ cổ của nhà Đinh Hán, quả nhiên trùng khớp với tài sản bị mất. Khi vụ án được đưa ra ánh sáng, trò ép cung của quan cai ngục cũng bị phơi bày. Phiên soái đã thẩm lý án quan cai ngục và trị tội ông ta, phóng thích người vô tội và trả lại “tang vật” giả; Phiên soái cũng tha tội cho Đinh Hán, người đã thú nhận tội lỗi của mình, và nhận anh ta làm nha dịch bổ sung để anh ta có thể tận lực kỳ tài, đồng thời cũng giải quyết được những khó khăn của anh ta.
Tại sao vụ án này có thể được đảo ngược, và tại sao có thể được “lưu nhân” sau ngọ thời tam khắc? Mấu chốt nằm ở lương tâm đạo đức của con người. Đinh Hán tuy vì tính mạng mà phải đi cướp mộ, nhưng lương tri trong tâm anh ta không mất, đối với thiện ác có thể phân định rõ ràng, biết kính sợ Thần minh, quan pháp ắt sẽ không trị anh ta. Anh ta cũng biết thương người vô tội, trộm mộ không phải vì lòng tham, do đó được Phiên soái miễn tội hình, đồng thời còn giúp anh ta giải quyết khốn cảnh, đây chẳng phải là nhờ lương tri đạo đức, bản thân Đinh Hán đã có thể chuyển vận xấu thành tốt sao?! Sự hỗn loạn trong xã hội ngày nay chính là vì đạo đức xuống dốc, pháp luật quản không nổi những cá nhân lương tri bất hảo, không thể cứu vãn nguy cơ đánh mất đạo đức – thứ mà cổ nhân, xuất phát từ tín ngưỡng đối Thần, dù trong khốn cảnh nào cũng luôn trân trọng không rời.
Tác giả: Thái Nguyên, theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch