Rất nhiều giới trẻ ngày nay không hiểu được cách tính “tuổi mụ”, vì vậy thường nghe họ đặt câu hỏi rằng: “Vì sao có tuổi mụ”?

“Tuổi mụ” là một trong những phương pháp tính tuổi truyền thống của người Trung Quốc. Cũng được áp dụng cho một số nước ở Đông Á. Vậy “Tuổi mụ” là gì? “Tuổi mụ” cũng giống như “tuổi thực”, là cách mà người Trung Quốc dùng để ghi nhớ tuổi tác của mình.

Điểm khác biệt chính là “tuổi mụ” do người Trung Quốc cổ đại dùng, sinh ra đã được tính là một tuổi. Còn “tuổi thực” là do người hiện đại dùng, chỉ tính khoảng thời gian từ sau khi sinh ra. Hơn nữa “tuổi mụ” là cách ghi nhớ tuổi duy nhất trong thời cổ đại, chỉ cần nói đến tuổi tác thì chính là “tuổi mụ”, không có khái niệm “tuổi thực”.

“Tuổi mụ” không phải khởi điểm từ số không, cũng không có quan niệm dùng sinh nhật để ghi nhớ tuổi tác của mình. Ví dụ như một người sinh ra vào năm Đinh Hợi, sau đó trải qua hai năm Mậu Tí, Kỷ Sửu, sinh mệnh tồn tại tổng cộng ba năm, vì vậy được tính là ba tuổi.

Cũng có nghĩa là khi đứa trẻ được sinh ra đã tính là một tuổi, sau đó cứ qua một năm mới (tính theo tháng giêng, âm lịch) sẽ thêm một tuổi. Còn “tuổi thực” được tính theo ngày sinh của bạn. Hai biện pháp này hoàn toàn khác nhau.

Như vậy “tuổi mụ” có thể nhiều hơn “tuổi thực” từ một đến hai tuổi, một đến hai tuổi này được xem như tuổi giả. Ví dụ như một đứa trẻ sinh ra vào tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) sau đó liền qua năm mới, tính theo “tuổi mụ” thì đứa trẻ này đã được hai tuổi. Vì vậy “tuổi mụ” nhiều hơn “tuổi thực” tận hai tuổi.

Ngoài ra, những người truyền thống tính tuổi theo âm lịch, vì vậy họ cũng sẽ sử dụng “tuổi mụ” mà không phải sử dụng “tuổi thực”. Ví dụ, những người tính tuổi theo âm lịch, khi họ tổ chức “đại thọ sáu mươi” thì “tuổi thực” của người đó chỉ từ 58 đến 59. 

Người cổ đại bắt đầu tính tuổi của đứa trẻ khi người mẹ bắt đầu mang thai.

Người cổ đại bắt đầu tính tuổi của đứa trẻ khi người mẹ bắt đầu mang thai. (Ảnh: timetoast.com)

Rất nhiều giới trẻ ngày nay không hiểu được điểm này, vì vậy thường nghe giới trẻ đặt câu hỏi rằng: “Vì sao có tuổi mụ”?

Muốn lý giải được “tuổi mụ” bạn cần hiểu được hai kiến thức quan trọng. Một là kiến thức Thiên Văn Lịch Pháp của người Trung Quốc cổ đại. Hai là đặc điểm dân tộc của tổ tiên.

Lịch Pháp được tạo ra dựa vào hiện tượng Thiên Văn. Người xưa quan sát hiện tượng mặt trời mọc và lặn, sự tuần hoàn của ban ngày và ban đêm, vì vậy mới sinh ra khái niệm “ngày”.

Sau đó họ lại quan sát thấy sự tròn khuyết của mặt trăng, trăng hết tròn rồi lại khuyết, lập đi lập lại, vì vậy sinh ra khái niệm “tháng”. Còn khái niệm “năm” được sinh ra là vì người xưa quan sát thấy chu kỳ đông đi hè đến, cây cỏ tươi tốt, sau đó lại khô héo.

Việc thiết lập khái niệm năm, tháng và ngày là cơ sở cho sự ra đời của lịch. Đặc điểm của lịch Trung Quốc cổ đại, là sử dụng âm dương hợp thành lịch. Một chu kỳ vận động của mặt trời được xem là năm, một chu kỳ mặt trăng tròn khuyết được xem là tháng, ngoài ra còn dùng tháng nhuận để tăng thêm mối quan hệ giữa năm và tháng.

Như vậy đối với âm lịch của người Trung Quốc cổ đại, thời gian tương đối dài thì năm tương đối chính xác, nhưng ngày lại có sự chênh lệch. (Năm nay ngày đó tháng đó lại không phù hợp với ngày đó tháng đó năm vừa rồi). Nếu như một người sinh vào ngày mồng ba, tháng nhuận năm nay thì năm sau người đó nên tổ chức sinh nhật như thế nào?

Trên thực tế, người Trung Quốc cổ đại không có khái niệm “sinh nhật” như ngày nay. Mà có hàm ý gần giống với từ “sinh nhật” là các từ như “sinh thần”, “đản thần”. Sinh nhật và sinh thần, đản thần có chỗ bất đồng, chính là ngày sinh nhật dùng đơn vị nhỏ nhất là ngày, mà một ngày có hai mươi bốn tiếng đồng hồ.

Còn sinh thần và đản thần dùng thời thần (thời khắc) làm đơn vị nhỏ nhất, mà một ngày lại có mười hai thời thần.

Thuộc tướng do người cổ đại sáng tạo ra, dùng hình tượng mười hai loài động vật làm đại biểu. Ghi chép lại năm sinh và cũng là cách ghi nhớ số tuổi của người cổ đại. (Ảnh: vforum.vn)

Trong khái niệm sinh nhật của người phương Tây, nhấn mạnh ngày tháng, vì vậy bình thường khi nói đến sinh nhật người ta chỉ nói đến ngày mấy tháng mấy, mà không nói đến năm nào.

Đặc biệt sẽ không nói đến sinh ra vào lúc mấy giờ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân người cổ đại không chú trọng đến sinh nhật. Vì vậy khi người cổ đại nói đến sinh thần thường hay nhắc đến năm nào, giờ nào nhưng không quá nhấn mạnh ngày nào, tháng nào.

Ngoài ra, người cổ đại còn gọi sinh nhật là “mẫu nan nhật” (ngày mẹ gặp nạn) vì vậy không qua sinh nhật. Cho thấy lòng hiếu thảo được đề cao trong nền văn hoá truyền thống, nhưng cũng làm nổi bật các thế hệ sau làm trái với văn hóa truyền thống.

Có quan hệ mật thiết với sinh thần là “thuộc tướng”. Thuộc tướng do người cổ đại sáng tạo ra, dùng hình tượng mười hai loài động vật làm đại biểu. Ghi chép lại năm sinh và cũng là cách ghi nhớ số tuổi của người cổ đại. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, mười hai con giáp tương ứng với mười hai địa chi. Dùng động vật làm dấu hiệu riêng biệt cho địa chi.

Người sinh ra năm nào thì sẽ được phối với một loại động vật thuộc về địa chi năm đó. Mỗi người đều có thuộc tướng cố định không thay đổi. Mười hai địa chi gồm có: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Biện pháp ghi tuổi này cũng có vài đặc điểm: Đầu tiên là dùng năm làm đơn vị, mỗi một năm tương ứng với một thuộc tướng, không nhắc đến giờ hay ngày tháng. Tiếp theo, không có vị trí khuyết, không có khái niệm “0”, không phụ thuộc vào độ dài của sinh mệnh, cho dù bạn chỉ sống một ngày cũng nhất định có một thuộc tướng.

Người Trung Quốc cổ đại nhận thức “năm” từ rất sớm, có thể thấy được điều này thông qua thiên văn lịch pháp của họ được khởi nguồn từ rất sớm. Quyết định tính nguyên thủy của phương pháp kỷ niên. Người cổ đại Trung Quốn biến “năm” (niên), “tuổi” (tuế) thành một vật cụ thể.

Trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, “niên” là một con quái thú sống dưới biển. Đầu dài có một sừng, hung mãnh khác thường, mỗi khi giao thừa sẽ lên bờ tìm thức ăn, làm hại đến mạng người.

Còn “tuế” là một con yêu quái, mỗi năm vào đêm ba mươi sẽ xuất hiện tàn hại trẻ con. Chỉ có một lý do duy nhất giải thích cho các truyền thuyết này chính là người cổ đại không có khái niệm trừu tượng về thời gian.

Cho nên chỉ có thể mượn hình ảnh của quái thú, yêu quái để nói đến “năm”, “tuổi”. Mà động vật và yêu quái thì không thể phân tách, vì vậy chỉ có thể dùng nguyên năm, hay tròn một tuổi, đây là khởi nguồn cho việc “qua năm mới và thêm tuổi”. Qua một năm mới cũng chính là thêm một tuổi.

Từ xưa đến nay chúng ta đều có tập tục mừng năm mới. Khi tết đến mọi người thường ra khỏi nhà, đi đến nhà người thân, bạn bè, họ hàng thăm viếng, tặng quà, chúc phúc. Nhận lời chúc tết của trẻ con rồi phát bao lì xì cho chúng. Tất cả những hoạt động này được người Trung Quốc gọi là “bái niên”.

Khi tết đến mọi người thường ra khỏi nhà, đi đến nhà người thân, bạn bè, họ hàng thăm viếng, tặng quà, chúc phúc. Nhận lời chúc tết của trẻ con rồi phát bao lì xì cho chúng. (Ảnh: ngaynay.vn)

Mỗi đầu năm đều có hoạt động như thế này là vì ngày đầu tiên trong năm được mọi người xem như là ngày sinh nhật chung. Năm mới có một câu đối rất hay, nói rõ ý nghĩa của việc “qua năm mới và thêm tuổi”:

“Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ

Xuân mãn càn khôn, phúc mãn môn”.

Dịch nghĩa:

“Trời thêm ngày tháng, người thêm tuổi thọ

Xuân đầy trời đất, phúc lộc đầy nhà”.

Theo NTDTV
Nam Phương dịch