Kiên thủ lương tri
Trong “Thư Đông Phương Sóc cảnh giới con trai”, ông đã giáo huấn con trai mình: “Minh giả xử sự, mạc thượng ư trung, ưu tai du tai, dữ Đạo tương tòng.” Ý tứ là làm người minh trí, thái độ xử sự tuyệt không nửa nọ nửa kia, mà ung dung tự tại, tương tòng theo Đạo. Chữ “trung” và “Đạo” ở đây chỉ là đạo xử thế quyền biến “Y ẩn ngoạn thế” và “Bão thực an bộ”, được hiểu là xử sự hùa theo thời thế, không là đạo trung dung, cũng không phải là chính lý hoặc chính đạo. Ông trong bài “Đáp khách nan” cũng nói rằng những người chỉ trích ông “Thử thích túc dĩ minh kì bất tri quyền biến, nhi chung hoặc ư đại đạo dã”, ý tứ là họ lấy việc thông đạt quyền biến làm đại đạo. Nội tâm một người đối với lương tri nếu không thể thủ chính bất lay, thì trong trào lưu thế sự suy đồi, làm sao có thể không bị cuốn theo?
Phụ lục: “Phi hữu tiên sinh luận” của Đông Phương Sóc (từ “Hán thư”)
Phi Hữu tiên sinh nhậm chức dưới triều Ngô Vương, thời còn ở triều đình, ông không dẫn dụng những câu chuyện của tiền triều để đề ra sách lược trị quốc an bang, sau khi ông thoái triều, ông cũng không tán tụng quân vương, xưng tán công đức của Ngô Vương trong việc trị lý quốc gia. Ông cứ trầm mặc vô ngôn như thế trong ba năm. Ngô Vương vì thế cảm thấy kỳ quái, mới hỏi ông, nói: “Ta kế tục công nghiệp của tổ tiên, tạm thời mà nói, địa vị ta cao hơn chúng hiền nhân. Ta dậy sớm ngủ muộn, chưa bao giờ lười biếng, hiện tại ngươi hoài bão chí lớn, quả quyết từ viễn phương đến nước Ngô, chính là vì để giúp ta trị lý quốc gia. Bản thân ta thập phần tán thưởng hành động này, đồng thời, ta vẫn ngủ không yên, ăn uống vô vị, không dám tham tưởng mỹ sắc, không dám nghe âm nhạc, bài trừ tạp niệm, nhất tâm nhất ý, nghĩ đến cao kiến của ngươi, ta chờ đợi điều này đã ba năm rồi. Hiện tại ngươi thượng triều không phát huy tác dụng phụ trợ trị chính, hạ triều lại không thể tụng dương danh dự của quân vương, ta cảm thấy hành vi này của ngươi là không nên. Tài năng sẵn có mà không hiển thị, đây là bất trung, còn hiển thị mà không trọng dụng, đó là quân chủ không hiền minh. Nghĩ lại, ta sợ mình không hiền minh.”
Phi Hữu tiên sinh bò trên mặt đất không nói, chỉ tùy thanh mà ứng. Ngô Vương nói tiếp: “Ngươi có thể nói, ta sẽ kính ý lắng nghe.”
Tiên sinh đáp: “A, vậy có được không? được không? Nói nào dễ chi? Nghị luận này xem ra có chỗ bất thuận, nghe thấy tức tai, trong tâm cho rằng nói xằng, nhưng trên thực tế đối với tự thân là có lợi. Cũng có nghị luận nghe cao hứng, thuận tai, hợp tâm ý, nhưng thường thường nó là hành vi có hại, do đó không phải là quân chủ hiền minh, thì ai có thể phân biệt chính xằng?”
Ngô Vương nói: “Tại sao lại như vậy? ‘Luận ngữ – Ung dã’ nói: Có thể đàm luận đạo lý cao thâm với người từ trung phẩm trở lên.’ Ngươi sao không thử nói chuyện, ta sẽ lắng nghe.”
Tiên sinh đáp: “Ngày xưa, gián ngôn của quan Long Bàng đánh trúng yếu điểm lợi hại của Hạ Vương, vương thúc Bỉ Can trực ngôn không kiêng kị với Ân Vương Trụ. Hai người này, nghĩ là hoàn toàn tận trung như thế, lại lo lắng đức trạch của quân vương không được lưu truyền xuống dưới mà tạo thành bách tính uất ức, nên đã thẳng thắn nói với quân vương, những sai lầm của quân vương đều được thống thiết chỉ ra, nghĩ rằng dùng điều này để tăng thêm danh dự cho quân vương, trừ họa hại bên thân quân vương. Hiện tại chính là không như vậy, trái lại còn cho rằng đây là hành vi phỉ báng quân vương, không thực hiện đúng lễ tiết của thần tử. Cuối cùng rất nhiều người vì thế mà bị bức hại, bị buộc tội oan uổng. Vậy nên mới bảo ‘Nói nào dễ chi’! Vì thế, các đại thần có thể phụ trợ quốc chính đều bị phân ly, trong khi tất cả những kẻ a dua xu nịnh đều được đề bạt, những kẻ vô liêm sỉ, gian ác được trọng dụng. Hai loại người gian ác vô liêm sỉ này đều giảo trá hư ngụy, dựa vào xảo ngữ năng ngôn, giỏi truy cầu thăng tiến, dùng đồ vàng ngọc châu báu để biểu đạt tâm ý. Mà quân vương chỉ chú trọng đến những gì nghe và thấy thích hợp với tâm nguyện của bản thân mình, lấy sự phụ họa vô nguyên tắc làm chuẩn tắc xử sự. Không lấy sự việc quá khứ làm giới nghiêm, rồi cuối cùng lạc đến chỗ tự thân bị giết, vương triều băng hoại, quốc gia hoang tàn, hiền thần bị trục xuất sát lục. ‘Thi Kinh’ chẳng phải đã nói thế này: ‘Tiểu nhân là không giảng nguyên tắc, dùng sàm ngôn chế tạo mâu thuẫn xung quanh’, giảng chính là loại tình huống này. Vì vậy, biết nhún mình lắng nghe với nụ cười trên mặt, nói lời uyển chuyển mà xảo diệu, hòa ngôn duyệt sắc, vị quân vương ấy, phàm là sĩ chí có tâm nhân nghĩa đều không nhẫn tâm không giúp đỡ quân vương trị quốc, mà là rất trịnh trọng biểu hiện ra sự đoan trang nghiêm túc, thường xuyên tiến gián những vấn đề bản chất trọng đại; đối với hoàng thượng mà nói, là thuần chính lại những sai lầm của quân vương; đối với kẻ dưới mà nói, là trừ khử những thứ có hại cho bách tính. Đối với quân chủ tà ác mà làm như vậy sẽ là vi nghịch tâm ý. Do đó những người hy vọng bảo toàn mạng sống sẽ không có ai dám bước lên một bước, chính là ẩn cư trong thâm sơn, xây tường đất làm phòng, kết cỏ bồng làm cửa, chơi đàn cầm trong đó, ngâm nga ca khúc tiền triều, như vậy cũng có thể cảm thấy thập phần khoái lạc, quên mất rằng cái chết đang đến gần. Do đó Bá Di, Thúc Tề (hai vị vương tử vào cuối nhà Thương), vì để tránh Chu mà thà chết đói dưới chân núi Thọ Dương, hậu đại tán xưng họ nhân nghĩa, chính là như vậy, hành vi của hôn quân đương nhiên khiến người ta cảm thấy kinh sợ, do đó mới bảo, nói nào dễ chi!”
Lúc này Ngô Vương thấy cảm động, sắc mặt xuất hiện biến hóa, nhấc chiếu đệm và bàn ra khỏi ngai vàng, ngồi lắng nghe đoan đoan chính chính. Tiên sinh lại nói tiếp: “Tiếp Dư ẩn cư không ra làm quan, Ki Tử thì đầu toạc tóc bù, giả trang điên cuồng, hai người này đều là để tránh thoát xã hội ô trọc mà bảo toàn tự thân. Giả sử cho họ gặp được quân vương hiền minh, có được hoàn cảnh thanh tịnh an ổn, trong bầu không khí khoan nhã bình hòa, thì họ nhất định sẽ hạ quyết tâm, chuyên tâm chí sĩ, kiệt tận thành ý vì quốc gia xuất mưu hoạch sách; đối với bề trên mà nói, có thể khiến cho quân vương an định; đối với kẻ dưới mà nói, có thể an ủi bách tính. Phong phạm tốt như thời kỳ ngũ đế tam vương, thì họ có thể xuất hiện. Do đó khi Y Doãn ở Mông chịu sỉ nhục, ông ta dựa vào tài nghệ bếp núc, điều hòa ngũ vị mà được Thang trọng dụng, Xương Thái Tông ở nam ngạn sông Vị Thủy câu cá, vì thấy thế mà phải đi gặp Chu Văn Vương. Quân thần tâm ý tương thông, việc đã mưu hoạch không thể không thành công. Mưu lược nào cũng nghe, quả thực là gặp được một minh quân. Thâm mưu viễn kế, dẫn dụng đạo nghĩa để thuần chính những lỗi lầm của tự thân quân vương, phổ thi ân trạch một mạch đến lê dân bách tính, làm việc dựa theo nguyên tắc nhân nghĩa mà hành, tuyên dương người hành đức, tin dùng người hiền minh mà có năng lực, trừ diệt những kẻ ác hành, tác loạn, thống lĩnh những lãnh địa xa xôi, thống nhất pháp thức kỷ cương trị lý thiên hạ, hoàn thiện phong phạm của một quốc gia, đó là con đường chân chính để đế vương phồn vinh. Trên không cải biến thiên tính của Thiên thượng, dưới không phá hoại việc tuân thủ hành vi chuẩn tắc giữa người với người, như thế thiên địa âm dương điều hòa, người viễn phương cũng về hồi quy, như vậy được tôn xưng là Thánh vương. Chức vị thần tử sau khi đã bổ nhiệm xong, tiếp theo là phân hoạch khu vực. Xác định phong địa, thiết định tước vị công hầu, có thể dùng đất được gia phong truyền lại cho con cháu, khiến thanh danh lưu truyền đến hậu đại, cho nên bách tính vẫn luôn xưng tụng họ cho đến ngày nay, vì bách tính đã gặp được hai vị Thang và Văn Vương. Những gì xảy ra với Khương Thái Công, Y Doãn là như thế này, nhưng những gì xảy ra với Long Bàng, Bỉ Can lại như thế kia, đó chẳng phải là rất đáng buồn sao? Do đó mới bảo, nói nào dễ chi!”
(Chú thích: Long Bàng, Bỉ Can là hai hiền thần thời Hạ Thương, đều vì trung quân ái quốc tiến gián vua mà bị giáng tội chết. Khương Thái Công là Khương Tử Nha (1156-1017 TCN), khai quốc công thần của nhà Chu.)
Lúc này, Ngô Vương trầm mặc không lời, cúi đầu trầm tư, đột nhiên ngẩng lên, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt, nói: “A, nước chư hầu của ta có thể không vong, có thể giả vờ yếu nhược, tiếp tục như thế, thực là rất nguy hiểm, hậu duệ không chừng sẽ bị tuyệt diệt.” Theo đó, ông chỉnh trị lệ hành triều kiến, bắt tay vào trị lý chính vụ, chỉnh đốn cấp bậc của quân thần, đề bạt những người hiền minh mà có năng lực, phổ thi ân trạch, thi hành nhân nghĩa, ban thưởng cho người có công, đích thân thực hành tiết kiệm, vứt bỏ sử dụng xe mã, bỏ đội ca kĩ dâm đãng, xa lánh những người xu nịnh, giảm chi phí tiệc tùng, trừ khử xa hoa và lãng phí, không xây dựng cung điện kiến trúc cao lớn, phá hủy vườn hoàng gia. Lấp đầy ao hồ sông ngòi trong vườn hoàng gia, đem đất đó phân phát cho người nghèo, người không có sản nghiệp. Đồng thời, các kho dự trữ được mở ra để cứu tế những người bần khổ, vấn an lão niên, chu cấp cho cô nhi và người già không con cháu, giảm thuế và hình phạt.
Thực hành như vậy trong ba năm, thiên hạ tứ hải đều thái bình, toàn quốc trật tự an định, âm dương hiệp hòa, vạn vật đều có được hoàn cảnh tốt đẹp, quốc gia không có tai họa xuất hiện, nhân dân không còn đói kém, nhà nhà phú dụ, người người ăn no, tích lũy có dư, giám ngục trống vắng không người. Có phượng hoàng tụ tập, có kỳ lân xuất hiện nơi hoang dã, trời giáng nước cam lồ, cỏ cây nảy mầm, người viễn phương không cùng phong tục đều ngưỡng vọng phong tục của ta, ngưỡng mộ đức nghĩa của vua ta, mỗi người với thân phận bất đồng sẽ đến triều đình chúc mừng.
Vì vậy mà nói, liên quan đến đạo lý an định hay hỗn loạn một quốc gia, là sinh tồn hay là diệt vong, chính là rất dễ nhìn thấy, chỉ là với thân phận quân chủ mà không sẵn lòng làm như thế, thì tôi cho rằng đó là sai lầm của quân vương. Do đó trong “Thi Kinh” nói “Chu vương triều có thể sinh tồn, phải dựa vào những trụ cột của Chu vương triều, với rất nhiều hiền sĩ, Văn Vương đã dựa vào đó mà được bình an”, giảng chính là đạo lý này. (Trích Phụ lục: “Phi hữu tiên sinh luận” của Đông Phương Sóc)
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch