Những ngày gần đây, sau một thời gian dường như im hơi lặng tiếng, viêm phổi Vũ Hán đã bùng phát trở lại ở Bắc Kinh. Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ việc ra vào của người dân, đóng cửa những khu vực công cộng và nơi có ổ dịch, căn cứ theo các tình huống để đình chỉ công việc, trường học và kinh doanh, những khu vực có nguy cơ cao như nhà hàng, khách sạn đều bị đóng cửa.
Bắc Kinh là kinh đô của nhiều triều đại, có vị thế văn hóa, kinh tế, chính trị không thể thay thế. Sự bùng phát mang tính lây nhiễm nghiêm trọng của dịch bệnh càng làm người dân nơi đây hoảng loạn, lo sợ, bất an. Tuy nhiên, không biết có người dân Bắc Kinh nào còn nhớ tới, cách đây 376 năm, cuối triều nhà Minh, tại chính nơi này cũng từng xảy ra một trận đại dịch vô cùng thảm khốc. Tuy nhiên, trong đợt dịch này xuất hiện rất nhiều kỳ tích làm người ta khó tưởng tượng nổi.
Ngày 25/10/2013, phim điện ảnh Đại Minh Kiếp có buổi công chiếu đầu tiên ở Trung Quốc và Bắc Mỹ. Vào ngày 3/11/2013, bộ phim giành được giải phim xuất sắc nhất tại Lễ trao giải điện ảnh Trung Mỹ lần thứ 9. Bộ phim kể về trận ôn dịch xảy ra vào cuối thời nhà Minh, bác sĩ Ngô Hữu Tính (tự Hựu Khả) dựa vào chân ngôn và uống thuốc dân gian do ông bốc từ đó mà trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, vì phạm vi di chuyển hạn chế của ông, ôn dịch lây lan nhanh chóng khắp nơi làm một mình ông cũng không thể ngăn nổi nó. Vậy tại sao, đại dịch mang tính toàn quốc lại có thể lắng xuống và biến mất cùng với sự sụp đổ của nhà Minh?
Thiên định lịch sử lập câu đố, phá vỡ thường thức thấu huyền cơ
Lý Tự Thành tấn công Bắc Kinh, hoàng đế nhà Minh – Sùng Trinh treo cổ ở núi Cảnh Sơn là câu chuyện quen thuộc với nhiều người ưa thích tìm hiểu lịch sử, tuy nhiên đằng sau nó còn có một bí mật kinh thiên động địa.
Thuận thế nhanh chóng đoạt thiên hạ, nghịch thế đột nhiên mất giang sơn
Ngày 8/2/1644, năm Sùng Trinh thứ 17, Lý Tự Thành xây dựng chính quyền Đại Thuận tại Tây Kinh (Nay là Tây An). Đa Nhĩ Cổn, người nắm quyền lực của triều đại Mãn Thanh lấy danh nghĩa hoàng đế Thuận Trị (khi đó mới 7 tuổi) viết thư cho Lý Tự Thành, đề nghị cùng hợp sức lấy được Trung nguyên.
Ngày 10/3, Lý Tự Thành dẫn đầu đoàn kỵ binh và bộ binh 500.000 người xuất chinh về phía Đông, vượt sông Hoàng Hà từ Vũ Môn tiến vào Sơn Tây. Sau đó quân Đại Thuận liên tiếp chiến thắng nhiều trận và chiếm được nhiều địa phương. Ngày 23/4, quân binh tiến đến bên ngoài thành Bắc Kinh (bên ngoài Tây Trực Môn), quân lính bảo vệ của ba doanh trại lớn của nhà Minh đều bị đánh bại và phải đầu hàng. Đêm đó, thái giám mở cổng thành Trương Nghĩa Môn và xin đầu hàng. Ngày 25, nội thành bị chiếm đóng, hoàng đế Sùng Trinh không trốn thoát khỏi nên treo cổ tự tử ở Cảnh Sơn.
Sự thuận lợi của công cuộc bình định thiên hạ khi xuất chinh về hướng Đông của Lý Tự Thành nằm ngoài suy nghĩ của tất cả mọi người, đặc biệt là Đa Nhĩ Cổn của Mãn Thanh. Sau đó, quân đội Đại Thuận ở trong thành Bắc Kinh tra tấn quan viên, truy tìm vật báu, nghĩa quân tướng sĩ kiêu căng, dâm dục, cướp bóc, vơ vét tiền của, bức ép người đứng đầu Sơn Hải Quan – Ngô Tam Quế đang trong tâm thế chuẩn bị quy thuận. Lý Tự Thành xuất binh đến Sơn Hải Quan, Ngô Tam Quế cầu khẩn Mãn Thanh vào thành, quân Đại Thuận bị quân Mãn Thanh đánh tan, liên tiếp bỏ chạy. Lý Tự Thành hủy diệt đại Minh và chiếm đóng Bắc Kinh vỏn vẹn 42 ngày. Giang sơn Trung Hoa lại lần nữa đổi chủ.
Thuận thế có huyền cơ, ôn dịch xuất kỳ tích
Giai đoạn đầu, nghĩa quân của Lý Tự Thành đánh trận không thuận lợi, ba lần ngoan cố nổi dậy, ba lần đều bị tiêu diệt, chỉ từ năm Sùng Trinh thứ 14 (1641) mới bắt đầu thay đổi thời cơ. Năm 1642, xưng hùng ở Hà Nam, năm 1643 tiêu diệt đại quân chủ lực của nhà Minh ở Đồng Quan, năm 1644 xuất chinh về phía đông tiêu trừ Tấn Kỳ, thắng lợi dễ dàng ở Bắc kinh.
Tại sao đội quân của Lý Tự Thành lại đột nhiên đánh trận thuận lợi như vậy? Đối chiếu với một số sử liệu khác có thể nhận thấy: Do dịch bệnh ‘cho phép’.
Năm 1641 thời nhà Minh, ôn dịch bùng phát và có khuynh hướng lan rộng tới các khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, An Huy… vô số người đã chết và tỷ lệ tử vong cao kỷ lục. Một gia đình ban đầu chỉ có một người mắc bệnh, nhưng chỉ sau vài ngày, hàng chục người trong gia đình bị nhiễm bệnh và tất cả đều chết. Bệnh dịch nguy hiểm tới mức người ta cảm thấy như chỉ cần chạm vào người bệnh, ngay lập tức là có thể chết. Thậm chí tất cả cư dân trong một con hẻm đều chết vì căn bệnh này, chứ đừng nói đến việc có bao nhiêu người chết trong một gia đình. Dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng mãi cho đến năm 1644. Điều này được miêu tả chi tiết và chân thực trong bộ phim Đại Minh Kiếp, nếu không có thần y Ngô Hựu Khả, quân đội sẽ hoàn toàn không còn binh lính để chiến đấu.
Tuy nhiên, thần y Ngô Hựu Khả không đến Bắc Kinh, trong khi tình hình dịch bệnh ở đây lại nghiêm trọng nhất. Thời điểm đó Bắc Kinh tiêu điều xơ xác, đầu đường cuối phố đến bóng dáng một đứa trẻ chơi đùa cũng không có. Cho tới tháng 4/1644, khi Lý Tự Thành vây đánh Bắc Kinh, bởi sự càn quét của ôn dịch, Bắc Kinh cơ bản đã không còn khả năng chống cự.
Kết hợp hai sự thật về quân sự và ôn dịch với nhau, chúng ta có thể nhận thấy một kỳ tích đáng làm người ta ngạc nhiên.
Nghĩa quân tiến tới tiêu diệt Đại Minh, tại sao dịch bệnh lại đột nhiên chấm dứt?
Khi nghĩa quân của Lý Tự Thành tiến đến Bắc Kinh có cách ly với bệnh nhân không? Không.
Họ có đeo khẩu trang che mũi miệng không? Không.
Họ có được thông báo phải chú ý rửa tay thường xuyên không? Không.
Họ có giãn cách xã hội với người dân trong kinh thành không? Không.
Họ có đóng cửa phong bế phố phường, cầm túc bách tính không? Không.
Họ có hạ lệnh cho các ngành nghề và những nơi buôn bán kinh doanh đóng cửa không? Không.
Ôn dịch lần đó có thể là bệnh dịch hạch. Thông qua các triệu chứng được mô tả có thể thấy, đó có thể bao gồm cả dịch hạch và viêm phổi. Sức lây nhiễm và mức độ nguy hiểm cao hơn so với bệnh dịch “Cái chết đen” hiện nay. Theo ghi chép trong Sùng Trinh thực lục: “Vào năm 1643 kinh đô xảy ra đại dịch, có ngày tử vong hơn 10.000 người. Số dân trong thành Bắc Kinh bị tử vong do ôn dịch khoảng 40% thậm chí nhiều hơn. Tình hình dịch bệnh ở vùng ngoại ô Bắc Kinh cũng vô cùng nghiêm trọng. Tại Thông Châu ôn dịch bùng phát vào tháng 7 mùa hạ, ôn dịch có tên là bệnh Ngật thư (mụn nhọt), lây truyền rộng khắp từ nhà này sang nhà khác, có trường hợp cả gia đình tử vong không có người chôn cất, thu gom thi thể”.
Minh Qúy Bắc Lược có ghi chép về sự nghiêm trọng của đại ôn dịch năm đó như sau: “Gia đình quan cấp sự trung binh khoa Tào Lương Trực có khách tới chơi, khi đang rót trà mời khách, vừa nâng chén trà lên khom lưng dâng trà mời khách, chưa đứng dậy liền chết ngay tại chỗ. Binh bộ Lương Hy Lai sau khi đến làm khách vội vàng trở về nhà, vào tới phòng cũng đột nhiên tử vong. Võ tướng Tiền Tấn Minh, đang cùng khách nói chuyện, chưa nói hết đột nhiên tử vong, lát sau vợ con cùng người hầu lần lượt chết theo, tổng cổng 15 người”.
“Có hai người nọ đang cưỡi ngựa, người trước người sau vừa đi vừa trò chuyện. Người đi phía sau hỏi một câu, người phía trước không trả lời được, khi đến gần mới phát hiện người phía trước đã chết, xác vẫn ngồi trên ngựa, cây roi vẫn nắm trong tay chưa buông xuống”.
“Cả gia đình giàu có nọ đều bị lây nhiễm dịch bệnh mà chết hết. Có hai tên trộm nhân cơ hội vào nhà ăn trộm đồ dùng. Một tên đi vào phòng để tìm kiếm và đóng gói đồ quý hiếm, một tên khác nằm trên mái hiên, cúi người hướng xuống dưới để nhặt những bọc đồ đó. Trên mái hiên đã chất đầy những bọc hàng, ở dưới cũng có rất nhiều. Tên trộm dưới mái hiên lại nâng gói hàng lên, tên trộm trên mái đang nâng bọc hàng vừa đón được lên, đột nhiên cả hai đều chết, hai người trong tay vẫn cầm hai bọc hàng chưa bỏ xuống”.
Khi quân đội của Lý Tự Thành đến Bắc Kinh, binh lính ở ba đại doanh quân đội của nhà Minh đã tử vong rất nhiều vì dịch bệnh, trong ngoài thành Bắc Kinh có 154.000 lỗ châu mai, nhưng chỉ có 50.000 binh sĩ canh giữ. Những người sống sót qua đại ôn dịch đều “ăn mặc rách rưới, đói khát mệt mỏi như ăn xin” không còn sức đề kháng và năng lực chiến đấu.
Bệnh dịch hạch là do vi khuẩn gây bệnh, nó không chỉ thông qua bọ chét trên chuột mới có thể lây bệnh. Những sự thật trong lịch sử và những lý luận khoa học hiện nay đã chứng thực: Dịch hạch là lây truyền từ người sang người, không có thông qua vật trung gian lây nhiễm là bọ chét. Nó dễ lây lan hơn, nhanh hơn thông qua hô hấp, tiếp xúc. Vậy có một điều cần đặt ra ở đây đó là, tại sao khi ôn dịch hoành hành tại Bắc Kinh vào năm đó, nghĩa quân của Lý Tự Thành không bị lây nhiễm, sau 31 ngày (vượt xa thời gian ủ bệnh của dịch hạch là 2-8 ngày, viêm phổi do dịch hạch là 3-5 ngày) vẫn có thể chiến đấu kiên cường với quân đội của Ngô Tam Quế tại Sơn Hải Quan?
Những dữ liệu lịch sử giống như bằng chứng cho ta lý giải lý trí hơn một chân tướng thâm sâu đằng sau đó: Ôn dịch không lây nhiễm cho quân đội của Lý Tự Thành. Do đó, những giả thuyết nói rằng quân đội của Lý Tự Thành nhanh chóng bị đánh bại bởi quân Thanh do ôn dịch là suy đoán vô căn cứ. Trong các tư liệu lịch sử đều ghi chép: Quân đội của Lý Tự Thành khi đó đã chiến đấu ngoan cường, sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ. Nếu không có sự thay đổi đột ngột hướng gió và xuất hiện bão cát (một loại thiên tượng nhỏ), quân đội Mãn Thanh đã không có cơ hội tấn công, lập tức tiêu diệt hoàn toàn đội quân này. Vào thời điểm đó, đội quân của Ngô Tam Quế dù có liều chết cũng không chống đỡ được, có một số đã bắt đầu xin hàng.
Trong tài liệu lịch sử nhà Thanh có nói, đội quân bại trận của Lý Tự Thành đi đến đâu, thì mang theo bệnh dịch tới đó. Đây cũng là một sự phỏng đoán cộng thêm vu oan đổ tội. Sự thực chính là khi quân Thanh truy đuổi đến đâu, liền phát hiện nơi đó có sót lại dấu tích bệnh dịch. Thực tế ôn dịch đã sớm bùng phát hoành hành ở những nơi đó, chứ không phải do những người lính bại trận mang đến. Nếu nó thực sự do những người lính này mang tới, thì khi quân Thanh và Lý Tự Thành chiến đấu với quân Thanh tại Sơn Hải Quan, dịch bệnh cũng sẽ thông qua hô hấp mà làm quân Thanh sớm lây nhiễm và sụp đổ.
Chính vì người ta không lý giải được những điều trên nên trong phim Đại Minh Kiếp mới hư cấu tạo nên tình tiết nghĩa quân của Lý Tự Thành cũng bị nhiễm bệnh. Bây giờ nhìn lại, đó là điều không phù hợp với lịch sử. Tuy nhiên, điều này cũng quả thật khó tin: Nghĩa quân cũng là những người dân của triều nhà Minh, tại sao sau khi họ tạo phản, ôn dịch lại rời xa họ?
Một số người có thể hỏi: Liệu có phải một nhóm miễn dịch đã hình thành, nghĩa quân đều là những người có khả năng miễn dịch tốt tổ hợp thành?
So sánh khoa học, xuất hiện bí ẩn
Con người không thể có “nhóm miễn dịch” do dịch hạch rất thảm khốc
Khoa học hiện đại có ba kết luận về bệnh dịch hạch:
Kết luận 1: Ngày nay, nếu không kịp thời điều trị hiệu quả, tỷ lệ tử vong của dịch hạch thể tuyến là khoảng 75%, và tỷ lệ tử vong hạch thể phổi là 100%. Trước khi con người phát hiện ra kháng sinh, không có thuốc đặc hiệu, điều mà nhân loại phải đối mặt là tỷ lệ tử vong như vậy .
Kết luận 2: Cơ thể con người không có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với Yersinia pestis (một loài vi khuẩn hình que thuộc họ Enterobacteriaceae, một tác nhân gây bệnh của dịch hạch). Điều đó có nghĩa là, mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh.
Kết luận 3: Những người đã chữa khỏi bệnh dịch hạch có thể có được khả năng miễn dịch dai dẳng và hiếm khi tái nhiễm.
Các triệu chứng của đại ôn dịch cuối thời nhà Minh cho thấy: Bệnh dịch hạch khi đó là hỗn hợp gồm dịch hạch thể tuyến và dịch hạch thể phổi, thường lây nhiễm qua đường hô hấp, không ai tự có sức đề kháng, rất ít người có thể sống sót sau khi bị lây nhiễm. Dịch bệnh bắt đầu từ Sơn Tây vào năm Sùng Trinh thứ 6 (1633), sau đó lan rộng toàn quốc, dịch bệnh gián đoạn phát tác, hết đợt này đến đợt khác, càn quét qua lại. Khó có thể hình thành “nhóm miễn dịch”, những người may mắn sống sót cũng không có sức đề kháng để ngăn chặn sự tái phát của dịch bệnh.
Nghĩa quân của Lý Tự Thành phá vỡ thuyết vô Thần
Điều có thể giải thích duy nhất khi phiến quân của Lý Tự Thành có thể quét sạch quân đội nhà Minh, nơi ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh mà vẫn giữ được sức chiến đấu mạnh mẽ ở Sơn Hải Quan – một nơi dịch hạch gây ảnh hưởng nặng nề nhất, thậm chí đều tự có khả năng miễn nhiễm với dịch bệnh này đó chính là do Thiên ý.
Sự thật lịch sử trên một lần nữa chính là cảnh báo với nhân loại, ôn dịch thực sự có mắt, xác định phương hướng lây nhiễm và có định hướng khi muốn lấy đi sinh mạng của ai. Thuyết vô Thần có thể nói hoàn toàn bị tan rã trước dịch bệnh.
Để giải thích hiện tượng kỳ lạ rằng tại sao quân đội nhà Thanh không bị nhiễm dịch hạch, có học giả nhận định là do “chiến mã phòng chống ôn dịch”. Họ cho rằng, quân đội nhà Thanh chủ yếu là kỵ binh, mùi trên thân của chiến mã có thể xua đuổi bọ chét, vì vậy họ không bị lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là vì giải thích mà giải thích, không đủ chứng cứ vững chắc.
Quân Thanh cũng có bộ binh. Tại sao bộ binh không bị nhiễm bệnh? Quân đội nhà Minh cũng có kỵ binh, vậy tại sao sức chiến đấu của họ lại giảm sút khi bệnh dịch công kích? 500.000 quân viễn chinh của Lý Tự Thành chủ yếu là bộ binh, tại sao họ vẫn không bị nhiễm bệnh?
Hơn nữa, như đã đề cập ở phần trên, sự lây lan của dịch hạch không chỉ phụ thuộc vào bọ chét trên chuột, để gặp gỡ và nói chuyện (lây lan qua tuyến nước bọt), chạm vào vết thương, đồ vật, hàng hóa, tài sản…, vi khuẩn vẫn truyền từ người sang người. Hơn nữa, đánh giá từ tình trạng bi thảm của dịch bệnh được ghi lại trong dữ liệu lịch sử nói trên, bệnh dịch lúc đó không phải là bệnh truyền nhiễm, mà là lây bệnh mà tử vong, hoàn toàn không cần đến thời gian bị bọ chét đốt, thậm chí không cần thời kỳ ủ bệnh.
Trên đường quân Thanh càn quét qua, họ cũng giết người, cướp bóc, tàn sát hàng loạt dân lành, trong lịch sử đều có ghi chép rõ ràng. Họ làm rất nhiều việc không có tính người như vậy, tại sao dịch hạch lây nhiễm mang tính ác liệt như vậy không quét sạch họ đi?
Nguyên nhân chính vì triều đại nhà Minh đã mắc phải một lỗi lầm lớn, càng thương thiên hại lý hơn. Tìm hiểu sự thực chính xác của giai đoạn lịch sử này, cũng chính là có thể tìm thấy câu trả lời cho đợt dịch bệnh mang tính toàn cầu hiện nay. Muốn biết lỗi lầm đó là gì, xin mời quý độc giả theo dõi ở kỳ tiếp theo!
(Hết Phần 1)
Theo Minghui
Kiên Định biên dịch