Đến năm 2023, Evergrande có khoản nợ 2,4 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với khoản nợ 600 triệu nhân dân tệ hàng năm của Trung Quốc trong bốn ngàn năm lịch sử, từ thời nhà Hạ cho đến năm 2023. Evergrande đã từng bước biến thành đế chế nợ nần như thế nào?
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Ông Tập Cận Bình, tổng bí thư ĐCSTQ, đã nhiều lần nhấn mạnh: “Đảng chính quân học dân, đông tây bắc nam trung, đảng lãnh đạo hết thảy.”
Hứa Gia Ấn, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Evergrande, là một lão đảng viên đã có 30 năm tuổi đảng. Ông ta từng nói: “Hết thảy của tôi và Evergrande đều là đảng cấp cho”, rất coi trọng việc đặt Evergrande dưới sự lãnh đạo của đảng.
Tuy nhiên, Hứa Gia Ấn, người luôn tâm tâm niệm niệm phương châm “đảng lãnh đạo hết thảy” của Tập Cận Bình, người từng có vinh quang vô hạn, vào tháng 9 năm 2023, bất ngờ bị thi hành biện pháp cưỡng chế vì “nghi ngờ phạm tội vi phạm pháp luật”, lập tức bị giáng xuống thành tù nhân. Đây là đang diễn thể loại kịch gì vậy?
Hôm nay, dựa trên tin tức từ các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, chúng tôi sẽ kể với các bạn về việc Evergrande đã biến trở thành kẻ lừa đảo siêu cấp dưới sự lãnh đạo mật thiết của đảng như thế nào.
Evergrande phối hợp chặt chẽ với đảng
Ngày 23/8/2002, Evergrande thành lập đảng ủy đầu tiên của một doanh nghiệp dân doanh tại Quảng Châu, do Hứa Gia Ấn, chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm nhiệm bí thư đảng ủy. Đến năm 2019, đảng ủy Evergrande đã phát triển từ 6 chi bộ và hơn 100 đảng viên thời kỳ đầu lên 38 đảng ủy (bao gồm 5 đảng ủy cấp 2, 1 đảng ủy của một công ty niêm yết tái cơ cấu tài sản nhà nước), 27 tổng chi bộ đảng, 1133 chi bộ đảng, quản lý 12.075 đảng viên, tỷ lệ bao phủ 100% tổ chức đảng tầng cơ sở.
Hứa Gia Ấn rất thông thạo giới quan chức của ĐCSTQ, kiên trì kiêm nhiệm chức bí thư đảng ủy; phó bí thư chuyên trách của đảng ủy và thư ký ủy ban kiểm tra kỷ luật đều là giám đốc điều hành và phó chủ tịch tập đoàn. Bí thư đảng ủy cấp hai đều nằm trong tay lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn sản xuất công nghiệp hoặc công ty khu vực.
Hãy cùng xem, dưới phương châm “đảng lãnh đạo hết thảy”, Evergrande đã đưa ra những khẩu hiệu mê người nào, và những vinh dự nào mà Evergrande đã nhận được từ đảng.
Hứa Gia Ấn thường xuyên tổ chức các khóa học đảng cho đảng viên, cán bộ, nhiều lần nhấn mạnh “tâm nguyện ban đầu và sứ mệnh” của doanh nghiệp và cá nhân, ông nói: “Là doanh nghiệp dân doanh, chúng tôi tuân thủ pháp luật, quy định, chuyên tâm chuyên chú làm tốt doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.”
“Chi bộ được xây dựng tiếp nối nhau” là “truyền thống” của ĐCSTQ. Evergrande “thủy chung kiên trì” xây dựng chi nhánh tại các dự án, cho rằng thông qua tác dụng “tiên phong, gương mẫu” của đảng viên, hình thành một “pháo đài chiến đấu kiên cường”, mang lại “sự bảo chứng kiên cường về mặt tổ chức” cho sự “phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh” của công ty.
Đảng bộ Evergrande cũng rất coi trọng công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật. Đảng ủy Evergrande có văn phòng thanh tra, văn phòng giám sát và văn phòng chống chủ nghĩa quan liêu, tuyên bố: Từ các phương diện đầu tư dự án, thiết kế, thi công, đấu thầu, hậu mãi, tài sản và quyền lợi của công nhân nhập cư và các phương diện khác, chúng tôi sẽ thiết kế toàn phương vị, bình thường hóa và thể chế hóa việc triển khai chống tham hủ và thúc đẩy liêm chính để bảo vệ “sự phát triển nhanh chóng và lành mạnh” của doanh nghiệp.
Đảng ủy Evergrande còn chế định ra “36 điều quy tắc cho cán bộ” và “36 điều quy tắc cho nhân viên”, trong đó đưa ra “những yêu cầu nghiêm ngặt” đối với cán bộ nhân viên các cấp. “Các biện pháp thực thi kiểm tra tác phong công tác của Tập đoàn Evergrande” tự xưng đã hiện thực “tiêu chuẩn hóa lưu trình tra xử, tiêu chuẩn hóa nguyên tắc xử phạt, tiêu chuẩn hóa việc thu thập bằng chứng và tiêu chuẩn hóa việc ban hành văn thư”.
Cứ thế, đảng bộ Evergrande đã đạt được các danh hiệu “Đơn vị tiên tiến quốc gia về công tác tư tưởng và chính trị”, “Đơn vị tiên tiến quốc gia về công tác xây dựng đảng doanh nghiệp”, “Tổ chức đảng tiên tiến cho các tổ chức kinh tế phi công lập tỉnh Quảng Đông”, “Đơn vị thị phạm xây dựng đảng doanh nghiệp phi công lập Quảng Châu thị”, v.v.
Với tư cách là bí thư đảng ủy Evergrande, Hứa Gia Ấn trở thành “Quy phạm lao động toàn quốc” năm 2005, “Nhà thiết kế chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ưu tú” năm 2006. Ông ta cũng giành được “Giải thưởng từ thiện Trung Hoa” trong 8 năm liên tiếp kể từ năm 2011, giải thưởng “Sự nghiệp Vinh quang Trung Quốc” năm 2012, đồng thời đoạt giải nhất “Giải thưởng Xóa đói giảm nghèo Quốc gia” năm 2016. Năm 2018, ông ta được trao danh hiệu “Một trăm nhà doanh nghiệp dân doanh kiệt xuất trong 40 năm cải cách khai phóng”, “Nhà doanh nghiệp cống hiến kiệt xuất của Trung Quốc gồm 70 công ty và 70 người trong 70 năm”, v.v.
Hứa Gia Ấn cũng là ủy viên Chính hiệp Toàn quốc khóa 11 và 12, đồng thời là thường ủy Chính hiệp Toàn quốc lần thứ 13. Tất cả những điều này trông rất tươi sáng, mỹ hảo. Nhưng bức tranh chân thực về cái gọi là “đảng lãnh đạo hết thảy” ở Evergrande là gì?
Hình ảnh chân thực về “đảng lãnh đạo hết thảy” ở Evergrande
Thứ nhất, Evergrande đã trở thành nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới trong lịch sử.
Đến năm 2023, khoản nợ của Evergrande đã lên tới 2,4 nghìn tỷ nhân dân tệ. Khái niệm này là gì? Có người đã tính toán, nói rằng số tiền này tương đương với khoản nợ 600 triệu nhân dân tệ hàng năm của Trung Quốc trong bốn ngàn năm, từ thời nhà Hạ cho đến năm 2023. Năm 2021 và 2022, Evergrande thua lỗ 800 tỷ trong 2 năm, trung bình mỗi giờ thua lỗ 50 triệu. Những khoản nợ khổng lồ và khoản lỗ khổng lồ của Evergrande là vô tiền khoáng hậu!
Thứ hai, sự kiêu xa dâm dật của bí thư đảng ủy Evergrande Hứa Gia Ấn đã đạt đến mức kinh người.
Phương tiện vận tải đường biển, đường bộ và đường hàng không của Hứa Gia Ấn đều vô cùng xa hoa. Ông ta sở hữu 4 máy bay riêng gồm Airbus ACJ330 và Airbus ACJ319, trong đó Airbus ACJ330 có giá 220 triệu Đô la Mỹ; ông ta cũng sở hữu du thuyền sang trọng do một nhà thiết kế người Hà Lan thiết kế, giá thị trường xấp xỉ 60 triệu Đô la Mỹ; ông ta còn sở hữu 2 chiếc Rolls-Royce Phantoms có giá từ 8 đến 10 triệu nhân dân tệ.
Hứa Gia Ấn sở hữu nhiều bất động sản sang trọng ở Hồng Kông, Bắc Kinh và Mỹ. Ông ta từng mua căn biệt thự đắt nhất ở Trung Hoàn, Hồng Kông với giá 930 triệu Đô la Mỹ, lập kỷ lục là nơi ở đắt nhất thế giới.
Vào ngày 30 tháng 9 năm 2023, nữ nhà văn đại lục Trần Lam đăng trên weibo rằng bà đã đọc kỹ rất nhiều tư liệu về Hứa Gia Ấn trong vài ngày qua. Mã Vị Đô, người được mệnh danh là “nhà sưu tập số một ở kinh thành”, từng gặp Hứa Gia Ấn. Mô tả của Mã Vị Đô thực sự là chính xác đến từng chữ, một từ bình phẩm về nhân cách cũng không hề có, nhưng hình tượng của Hứa Gia Ấn thì đứng đó sống động như thật.
Trần Lam kể lại mô tả của Mã Vị Đô: Mã và Hứa Gia Ấn hẹn thời gian gặp nhau, Hứa gửi tin nhắn nói, này, giáo sư Mã, vui lòng đợi tôi ở sảnh một lát, tôi đang tập thể dục. Mã liền đợi ở tiền sảnh.
Năm phút sau, Hứa Gia Ấn mặc đồ thể thao bước ra, lúc đi tới gần, hắn nhún vai, xoạt một cái, cái áo khoác tuột khỏi người, người phía sau vừa đúng lúc đỡ lấy. Hứa ngồi xuống trước Mã, giơ tay lên, một điếu xì gà được nhét vào giữa các ngón tay. Xoạt, điểm lửa. Sau khi rít vài hơi liền ngưng lại, người phía sau tiến lại, lấy điếu xì gà cầm đi, thổi vài hơi gạt tàn tro, bên này Hứa Gia Âm lại giơ tay, điếu xì gà được nhét trở lại.
Trần Lam viết: Tôi nghĩ chỉ cần những người có lý trí bình thường của xã hội văn minh, khi nhìn thấy những hành vi này, đều có thể phân biệt đây đúng là một kẻ điên đến mức không còn lời để nói.
Thứ ba, Hứa Gia Ấn mắc nợ khổng lồ nhưng vẫn không quên trả cổ tức và chuyển tiền ra nước ngoài.
Theo thống kê thông tin đại chúng, kể từ khi Evergrande niêm yết vào năm 2009 cho đến trước khi Evergrande nổ tung vào năm 2020, cổ tức hàng năm của Hứa Gia Ấn là:
Cổ tức 102 triệu nhân dân tệ năm 2009; 1,521 tỷ nhân dân tệ năm 2010; 2,333 tỷ nhân dân tệ năm 2011; 5,487 tỷ nhân dân tệ năm 2012 và 2013; 5,589 tỷ nhân dân tệ năm 2014; 4,572 tỷ nhân dân tệ năm 2015; 2016, 2017 và 2018. Tổng cổ tức được chia là 16,056 tỷ đồng trong 3 năm, năm 2019 là 7,215 tỷ, năm 2020 là 1,829 tỷ.
Trước vụ nổ của Evergrande, chỉ riêng tiền Hứa Gia Ấn được chia công khai đã lên tới 44,7 tỷ nhân dân tệ. Theo báo chí trong và ngoài nước đưa tin, đến năm 2023, Hứa Gia Ấn nhận được hơn 50 tỷ nhân dân tệ tiền cổ tức.
Một nhà quan sát cấp cao trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp cho biết, cổ tức tích lũy của Tập đoàn Evergrande trước đây đã vượt quá 90 tỷ nhân dân tệ, và các công ty nước ngoài ở Quần đảo Virgin thuộc Anh và Quần đảo Cayman là do Hứa Gia Ấn và vợ ông ta, Đinh Ngọc Mai lần lượt kiểm soát 100%. Sau khi niêm yết tại Hồng Kông thông qua cơ cấu “chip đỏ nhỏ”, Evergrande nhận được đại bộ phận cổ tức. Cơ cấu “chip đỏ” dùng để chỉ một công ty ở Trung Quốc thành lập công ty ở nước ngoài, sau đó bơm hoặc chuyển tài sản của công ty trong nước cho công ty nước ngoài.
Trước và sau khi sinh chuyện, họ đã di chuyển cổ tức ra nước ngoài và thông qua một cuộc “ly hôn mang tính kỹ thuật”, cuối cùng bỏ tiền vào túi của “vợ cũ” Đinh Ngọc Mai ở nước ngoài.
Thứ tư, Hứa Gia Ấn biến từ cổ đông kiểm soát của Evergrande thành chủ nợ của Evergrande.
Trong vài năm qua, Evergrande đã phát hành nhiều trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao ra nước ngoài. Trái phiếu ở nước ngoài được biết đến của Evergrande lên tới 19 tỷ Đô la Mỹ (tương đương 140 tỷ nhân dân tệ), và chỉ gia đình Hứa Gia Ấn và những người có mối liên hệ cụ thể với Hứa Gia Ấn mới có thể mua chúng. Bằng cách này, một lượng vốn lớn được chuyển đổi thành ngoại tệ để trả lãi, từ đó trốn tránh sự kiểm soát vốn của Trung Quốc. Đây là một phương thức hoạt động để chuyển tiền từ Trung Quốc ra nước ngoài, đồng thời cũng là một quá trình làm rỗng Evergrande.
Ví dụ: vào ngày 6 tháng 11 năm 2018, Hứa Gia Ấn đăng ký hai trái phiếu bằng đô la Mỹ từ Evergrande, với tổng trị giá 1 tỷ Đô la Mỹ, đó là trái phiếu năm 2022 và trái phiếu năm 2023 phát hành năm 2018. Hai trái phiếu bằng đô la Mỹ này có kỳ hạn 4 và 5 năm, lãi suất hàng năm lên tới 13% và 13,75%, tổng số tiền là 1,235 tỷ Đô la Mỹ, trong đó Hứa Gia Ấn đăng ký 1 tỷ. Những trái phiếu bằng đô la Mỹ này được ưu tiên trả nợ, nếu Evergrande có chuyện gì xảy ra, Hứa Gia Ấn sẽ được ưu tiên trả nợ trước.
Thông qua phương pháp này, Hứa Gia Ấn đã thay đổi từ cổ đông kiểm soát ban đầu của Evergrande thành chủ nợ của Evergrande. Ngoài ra, còn có thông tin cho rằng con trai của Hứa Gia Ấn đã nhận được quỹ tín thác của gia đình trị giá 2,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 330 triệu Đô la Mỹ). Đây cũng được cho là một phương thức để ông ta chuyển tài sản ra nước ngoài.
Thứ năm, Hứa Gia Ấn giữ lợi ích cho mình, đồng thời để lại những khoản nợ khổng lồ cho người khác.
Theo báo cáo giữa năm 2021 của Evergrande, Evergrande nợ các nhà cung cấp vật liệu xây dựng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ, nợ người mua nhà 0,22 nghìn tỷ nhân dân tệ, nợ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác 0,24 nghìn tỷ nhân dân tệ. Những chủ nợ này bất lực nhìn số tiền đáng lẽ phải trả lại cho họ thì lại chảy vào tài khoản của Hứa Gia Ấn ở Mỹ, nằm ngoài tầm với của họ.
Tính đến tháng 8 năm 2023, có 26 công ty niêm yết liên quan đến Evergrande, trong đó 20 công ty thua lỗ và 6 công ty hoạt động sụt giảm mạnh; 26 công ty đã công khai khoản nợ xấu lũy kế hơn 35,3 tỷ nhân dân tệ của Evergrande. Trong số đó, 10 công ty gồm Grandland Group, Golden Mantis, Văn Khoa Viên Lâm, Tập đoàn Giang Hà, Công ty cổ phần Toàn Trúc, Điện khí Thượng Hải, Sophia, Công ty cổ phần Gia Ngụ, Piano, World Union Bank đều có khoản nợ khó đòi với Evergrande lên tới hơn 1 tỷ nhân dân tệ.
Theo ước tính của nhiều phương tiện truyền thông đại lục, số lượng tòa nhà chưa hoàn thiện ở Evergrande đã lên tới 1,62 triệu căn hộ, liên lụy đến 6 triệu chủ sở hữu. Những người chủ sở hữu này đã trả trước hàng trăm nghìn nhân dân tệ, và sẽ phải trả tiếp hàng nghìn nhân dân tệ tiền lãi vay hàng tháng trong 30 năm tiếp theo, nhưng họ chưa bao giờ được sống trong ngôi nhà mơ ước của mình dù chỉ một ngày. Ngoài việc nợ các ngân hàng trong nước số tiền lớn, Evergrande còn “bắt buộc” các ngân hàng này thay nó trả nợ, bởi các ngân hàng quốc nội này chính là người bảo lãnh cho những nghiệp vụ trong và ngoài nước của Evergrande.
Cỗ máy hút máu siêu cấp dưới tầng tầng giám quản
Dưới sự “giám sát” của Trung ương ĐCSTQ, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Đông, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh, Thành ủy Quảng Châu và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Thành phố, Evergrande do Hứa Gia Ấn lãnh đạo đã trở thành công ty nuốt chửng khoản nợ khổng lồ 2,4 nghìn tỷ nhân dân tệ, làm cỗ máy hút máu siêu cấp đứng sau gia tộc ông ta và những gia tộc quyền quý của ĐCSTQ.
Với tư cách là bí thư Đảng ủy Evergrande, Hứa Gia Ấn xác thực đã hiện thực hóa cái gọi là “đảng lãnh đạo hết thảy” ở Evergrande. Evergrande có rất nhiều đảng ủy, kiểm tra, giám sát kỷ luật, tổng chi bộ, chi bộ đảng và hàng chục nghìn đảng viên, và tác dụng giám sát của họ bằng không.
Khi nói về nguyên nhân khiến đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ, ông Tập Cận Bình từng kết luận, một nguyên nhân quan trọng là “tổ chức đảng các cấp hầu như không có tác dụng gì”.
Việc Evergrande đi đến bước này, chẳng phải chính là sự thể hiện hoàn hảo của cái gọi là “tổ chức đảng các cấp hầu như không có tác dụng gì”?
Ở Trung Quốc đại lục có câu nói được lưu truyền trong dân gian: “Thượng cấp áp bức hạ cấp, một cấp áp bức một cấp, áp bức một mạch đến tận ruộng; Hạ cấp lừa thượng cấp, một cấp lừa một cấp, lừa một mạch đến tổng bí thư.”
Việc Evergrande đi đến bước này, phải chăng là kết quả của việc “Một cấp lừa một cấp, lừa một mạch đến tổng bí thư”?
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch