Đại Kỷ Nguyên

Lãnh đạo chống tham nhũng của ĐCSTQ Triệu Lạc Tế có tham nhũng hơn?

Ảnh: Trăm năm chân tướng - ET

Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!

Vào ngày 28 tháng 3 năm 2024, cựu Bộ trưởng Tư pháp Đường Nhất Quân bị điều tra “vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng”. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đối với các đảng viên là cán bộ lãnh đạo trước khi lập án thẩm tra đều có một cuộc “sơ hạch”. Cái gọi là “sơ hạch” này chính là bí mật điều tra, thu thập nhân chứng, vật chứng quan trọng của các đảng viên cán bộ lãnh đạo vi kỷ vi pháp. Một khi chính thức lập án thẩm tra, đặc biệt nếu bị xác định là “nghi ngờ vi kỷ vi pháp nghiêm trọng”, thì đảng viên cán bộ lãnh đạo này khẳng định là một phần tử tham nhũng nghiêm trọng.

Đường Nhất Quân sẽ trở thành cựu Bộ trưởng Tư pháp tiếp theo bị đưa đến nhà tù Tần Thành sau khi cựu Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa bị kết án tử hình hoãn. Vậy ai là lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã đề bạt trọng dụng Đường Nhất Quân? Theo điều tra của nhà báo Cao Tân của Đài Á châu Tự do, đó là Triệu Lạc Tế.

Triệu Lạc Tế từng giữ chức vụ ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, trưởng Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ, bí thư tỉnh Thiểm Tây, bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải, tỉnh trưởng. Đánh giá từ lý lịch của Triệu Lạc Tế, ông ta từng là lãnh đạo tối cao của cơ cấu lãnh đạo chống tham nhũng chuyên trách cao nhất của ĐCSTQ, vậy thì, ông ta có phải là phần tử tham nhũng không?

Hôm nay, dựa trên thông tin được truyền thông công khai trong và ngoài nước, chúng tôi sẽ điểm lại sơ lược những phần tử tham nhũng liên quan đến Triệu Lạc Tế, để xem xem Triệu Lạc Tế có phải là phần tử tham nhũng hay không.

Triệu Lạc Tế làm bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải, những người tiền nhiệm đều là phần tử đại tham nhũng

Khi Triệu Lạc Tế còn là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải, người tiền nhiệm của ông ta là Tô Vinh. Vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, Tô Vinh bị kết án tù chung thân vì nhận hối lộ hơn 110 triệu nhân dân tệ, có khối tài sản bất minh khổng lồ hơn 80 triệu nhân dân tệ.

Khi Triệu Lạc Tế còn là phó bí thư Tỉnh ủy và tỉnh trưởng Thanh Hải, bí thư Tỉnh ủy là Bạch Ân Bồi. Vào ngày 9 tháng 10 năm 2016, Bạch Ân Bồi bị kết án tử hình hoãn thi hành hai năm vì nhận hối lộ 246 triệu nhân dân tệ và sở hữu một lượng tài sản bất minh không rõ nguồn gốc khổng lồ. Sau đó giảm xuống chung thân, ân giảm hoặc ân xá.

Triệu Lạc Tế làm bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, bộ hạ hơn 10 người bị bắt

Khi Triệu Lạc Tế còn là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Triệu Chính Vĩnh được bổ nhiệm làm phó bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng. Sau khi Triệu Lạc Tế được chuyển đến Bắc Kinh, Triệu Chính Vĩnh đảm nhận chức bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây. Ngày 31 tháng 7 năm 2020, Triệu Chính Vĩnh bị kết án tử hình hai năm tù treo vì nhận hối lộ 717 triệu nhân dân tệ; sau khi án tử hình treo được giảm xuống chung thân, anh ta bị kết án tù chung thân.

Triệu Chính Vĩnh là quan tham nhũng có số tiền nhận hối lộ lớn nhất từng bị điều tra ở tỉnh Thiểm Tây. Ông ta bị buộc tội nhận hối lộ 717 triệu nhân dân tệ. Học giả đại lục Vu Kiến Vanh tính toán: “Một bí thư tỉnh ủy đã biển thủ 717 triệu nhân dân tệ, khái niệm này là gì? Năm 2020, tiêu chuẩn nhân khẩu nghèo ở tỉnh Thiểm Tây là mức thu nhập dưới 3.070 nhân dân tệ, cũng chính là nói, số tiền này có thể khiến 233.000 người thoát nghèo.”

Một người khác đang tính sổ: Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Thiểm Tây là 48.000 nhân dân tệ. Số tiền hối lộ Triệu Chính Vĩnh nhận tương đương với thu nhập hàng năm của 14.938 người dân Thiểm Tây. Có huyện Phật Bình ở dãy núi Tần Lĩnh, với thu nhập hàng năm là 1 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019. Nói cách khác, hơn một nửa thu nhập hàng năm của huyện Phật Bình đã bị Triệu Chính Vĩnh lấy đi.

Khi Triệu Lạc Tế còn là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Ngụy Dân Châu giữ chức thường ủy Tỉnh ủy Thiểm Tây, bí thư trương Tỉnh ủy. Ngụy Dân Châu đã trực tiếp phục vụ Triệu Lạc Tế trong bốn năm rưỡi, là một trong những thân tín quan trọng nhất của Triệu Lạc Tế. Ngày 20 tháng 11 năm 2018, Ngụy Mẫn Châu bị kết án tù chung thân vì nhận hối lộ 190 triệu nhân dân tệ.

Khi Triệu Lạc Tế còn là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Ngô Tân Thành giữ chức phó bí thư Ủy ban Chính pháp tỉnh, chủ nhiệm Phòng 610 tỉnh. Tháng 8/2019, Ngô Tân Thành bị kết án 13 năm tù vì nhận hối lộ hơn 59,45 triệu nhân dân tệ.

Khi Triệu Lạc Tế là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Phùng Tân Trụ là thị trưởng và bí thư thành ủy Đồng Xuyên, tỉnh Thiểm Tây. Sau khi Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phùng Tân Trụ được đề bạt trọng dụng làm phó tỉnh trưởng tỉnh Thiểm Tây. Ngày 14 tháng 5 năm 2019, Phùng Tân Trụ bị kết án 15 năm tù vì nhận hối lộ hơn 70,47 triệu nhân dân tệ.

Khi Triệu Lạc Tế còn là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Tiền Dẫn An giữ chức bí thư Khu ủy Nhạn Tháp của Tây An, phó thị trưởng thành phố Tây An. Sau khi Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ, Tiền Dẫn An được đề bạt trọng dụng làm thường ủy kiêm bí thư trưởng Tỉnh ủy Thiểm Tây. Ngày 10 tháng 12 năm 2019, Tiền Dẫn An bị kết án 14 năm tù vì nhận hối lộ hơn 63,13 triệu nhân dân tệ.

Khi Triệu Lạc Tế là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Trần Quốc Cường là phó bí thư trưởng Chính quyền tỉnh Thiểm Tây, là thành viên Tổ Đảng của Tổng Văn phòng. Sau khi Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trần Quốc Cường được đề bạt trọng dụng làm phó tỉnh trưởng Thiểm Tây. Ngày 15 tháng 9 năm 2020, Trần Quốc Cường bị kết án 13 năm tù vì nhận hối lộ hơn 35,66 triệu nhân dân tệ.

Khi Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Chúc Tác Lợi được bổ nhiệm làm chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Thiểm Tây. Sau khi Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chúc Tác Lợi được thăng chức phó chủ tịch Chính hiệp Tỉnh ủy Thiểm Tây. Vào ngày 19 tháng 11 năm 2015, Chúc Tác Lợi bị kết án 11 năm tù vì nhận hối lộ 8,54 triệu nhân dân tệ.

Các cấp dưới cũ của Triệu Lạc Tế khi ông ta còn là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây cũng bị điều tra: Hồ Chí Cường, cựu bí thư Thành ủy Ngọc Lâm tỉnh Thiểm Tây nhận hối lộ 104 triệu nhân dân tệ; Vương Đăng Ký, sở trưởng Sở Tài nguyên Quốc thổ tỉnh Thiểm Tây (lừa đảo 50 triệu nhân dân tệ để mua phó tỉnh trưởng), Hà Phát Lý, sở trưởng Sở Bảo vệ Môi trường tỉnh Thiểm Tây (người đã mua 13 căn nhà cho con cháu sau khi nghỉ hưu), cựu thị trưởng Tây An Thượng Quan Cát Khánh, cựu bí thư trưởng Chính quyền thành phố Tây An Tiêu Duy Phát, cựu chủ nhiệm Văn phòng Tần Lĩnh thành Tây An Hòa Hồng Tinh, cựu cục trưởng Bảo vệ môi trường thành Tây An La Á Dân (nhận hối lộ 9,87 triệu nhân dân tệ, 60.000 đô la Mỹ và hơn 30 triệu nhân dân tệ của khối tài sản bất minh không rõ nguồn gốc khác), huyện trưởng huyện Nguyên Phòng Trương Vĩnh Hồ (nhận hối lộ hơn 13,14 triệu nhân dân tệ, 120.000 đô la Mỹ), v.v.

Trong án của Ngụy Dân Châu, thư ký lớn của Triệu Lạc Tế, 67 quan chức đảng và chính phủ đã bị lôi ra, 33 người trong số họ phải chịu các biện pháp kỷ luật của đảng và chính phủ, và 34 người đã bị tổ chức xử lý.

Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương, bộ hạ cũ ở Thanh Hải bị diệt cả đoàn, Tây Ninh trở thành hạt nhân của cuộc điều tra

Khi Triệu Lạc Tế làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông đã điều động Lạc Ngọc Lâm, bộ hạ cũ khi còn công tác ở Thanh Hải, về Bắc Kinh làm chủ tịch Ban Kiểm soát Tập đoàn Trọng điểm thuộc Quốc vụ Viện. Sau khi Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm làm bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương vào năm 2017, Lạc Ngọc Lâm trước sạu giữ chức vụ tổ trưởng Tổ Thanh tra đầu tiên, tổ trưởng Tổ Thanh tra thứ ba của Đảng ủy Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Quốc gia.

Vào tháng 5 năm 2023, Lạc Ngọc Lâm bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng. Vào tháng 11 cùng năm, Lạc Ngọc Lâm bị khai trừ đảng tịch, bị triệt tiêu đãi ngộ hưu trí, các vấn đề bị nghi ngờ là tội phạm được chuyển cho cơ quan tư pháp thẩm tra. Một báo cáo từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cho biết Lạc Ngọc Lâm “ch mưu đồ chiếm lợi”, “không có đê tuyến kỷ luật pháp luật”, “tham gia vào các giao dịch quyền lực, tình dục và tiền bạc”, “sống hủ hóa trụy lạc”, nhận hối lộ “một số lượng lớn tài sản phi pháp”.

Theo Vương Thụy Cầm, cựu ủy viên Chính hiệp Tỉnh Thanh Hải cho biết: “Lạc Ngọc Lâm là một trong số ít thân tín của Triệu Lạc Tế, mối quan hệ mật thiết của họ được công khai.” “Khi Triệu Lạc Tế làm tỉnh trưởng Thanh Hải và bí thư tỉnh ủy, Lạc đã bôn ba khắp nơi để giải quyết rất nhiều vấn đề cho Triệu Lạc Tế. Vụ án Lạc Ngọc Lâm không ngừng khuếch đại, hình thành một đại án có hệ thống, Ủy ban Kỷ luật Trung ương mở cuộc truy tra chưa từng có để điều tra kẻ có thế lực chủ mưu đằng sau vụ việc. Tổ chuyên án Lạc Ngọc Lâm đã phỏng vấn 110 người chỉ riêng ở Bắc Kinh, 12 người ở Hải… phổ biến tin rằng kẻ đó là Triệu Lạc Tế.”

Khi Triệu Lạc Tế còn là tỉnh trưởng và bí thư tỉnh ủy Thanh Hải, một loạt lão bộ hạ cũ của ông ta đã bị điều tra vì vi kỷ vi pháp nghiêm trọng. Họ bao gồm: Lý Bằng Tân, nguyên thường ủy Tỉnh ủy Thanh Hải, bí thư Ủy ban Chính pháp tỉnh, người sau này được chuyển sang làm phó bí thư Đảng ủy Tân Cương; Khổng Lệnh Đống, nguyên phó bí thư thị ủy, thị trưởng Tây Ninh tỉnh Thanh Hải; Hàn Hướng Huy, nguyên phó thị trưởng thường vụ thành phố Tây Ninh; Hứa Quốc Thành, nguyên phó thị trưởng Tây Ninh, Diêu Lâm, nguyên phó thị trưởng Tây Ninh; Vương Bình, nguyên phó thị trưởng Tây Ninh, Tiêu Ngọc Hải, nguyên ủy viên Hội thường ủy Đại hội Nhân dân tỉnh Thanh Hải, v.v. 

Theo Vương Thụy Cầm nói, gần như tất cả thân tín của Triệu Lạc Tế ở Thanh Hải, từ trên xuống dưới đều đã bị bắt, thành phố Tây Ninh đã trở thành tâm điểm của cuộc điều tra.

Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm làm bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, một nhóm bộ hạ được ông ta đề bạt trọng dụng đã ngã ngựa

Một nhóm bộ hạ cao cấp được Triệu Lạc Tế đề bạt trọng dụng khi ông ta còn là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã bị điều tra vì vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng. Họ bao gồm: Hác Tông Cường, phó bộ trưởng Tuyên truyền của Ban Giám sát Quốc gia thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và; Lưu Nhiên, phó chủ nhiệm Văn phòng Giám sát và Thanh tra Số 2 của Ủy ban Giám sát Quốc gia thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; Diêu Tây Khoa, nguyên thanh tra cấp hai của Đội thanh tra, giám sát kỷ luật của Ủy ban giám sát quốc gia thuộc Bộ Giao thông vận tải thuộc Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương; Thôi Ngọc Nam, điều tra viên cấp một của Văn phòng rà soát và điều tra số 13 của Bộ Giao thông vận tải, thuộc Ủy ban Giám sát Quốc gia; Ân Học Nho, phó bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Ninh H, phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát, v.v.

Triệu Lạc Tế cũng dính líu đến “Vụ án quyền khai khoáng hàng trăm tỷ tệ tỉnh Thiểm Tây”

Triệu Lạc Tế cũng dính líu đến một vụ án tham nhũng lớn, “Vụ án quyền khai thác hàng trăm tệ tỉnh Thiểm Tây”.

Năm 2005, Công ty Khải Kỳ Lai và Viện Khai thác và Phát triển Địa chất và Khoáng sản Tây An đã cùng nhau tiến hành khảo sát và phát hiện một mỏ than lớn với trữ lượng gần 2 tỷ tấn dưới một vùng đất cằn cỗi ở huyện Hành Sơn, tỉnh Thiểm Tây. Vào thời điểm đó, giá trị thị trường lên tới 380 tỷ nhân dân tệ.

Từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 5 năm 2007, Lưu Quyên, một mỹ nữ doanh nhân người Hồng Kông, trong tình huống không có quyền thăm dò, đã tự khắc con dấu, làm giả tài liệu và nộp hồ sơ lên ​​Bộ Đất đai và Tài nguyên của ĐCSTQ, Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước, Bộ Tài nguyên Nước và Cục Quản lý An toàn Lao động Nhà nước lừa gạt lấy thiết kế sản xuất 10 triệu tấn mỗi năm của Mỏ than Ba La ở Hoành Sơn, tỉnh Thiểm Tây, phê duyệt các văn kiện liên quan đến quyền khai thác mỏ than như “Quy định đường bộ”, “Thổ địa dự thẩm”, “Đánh giá môi trường”, “Đánh giá nước”, “Đánh giá an toàn” v.v  cho công ty Năng nguyên Ích Nghiệp của cô ta. Trong những năm tiếp theo, Lưu Quyên lại hợp tác với ít nhất năm công ty trong và ngoài nước để bán lại những văn kiện đã phê duyệt này.

Ngày 24/4/2014, Lưu Quyên dùng các văn kiện phê duyệt liên quan đến quyền khai thác mỏ than Ba La làm con bài mặc cả để chuyển nhượng hai dự án chế than thành metanol và dự án mỏ than Ba La, tương đương 100% vốn cổ phần của Công ty đầu tư Ích Nghiệp và Công ty năng lượng Ích Nghiệp, toàn bộ được bán cho Tập đoàn Tần Hoàng Hồng Kông, kiếm lợi nhuận 2,1 tỷ nhân dân tệ.

Hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Lưu Quyên là lừa gạt quyền khai thác mỏ than Ba La ở Hoành Sơn, Thiểm Tây, xảy ra khi Triệu Lạc Tế còn là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, hậu quả là tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng. Triệu Lạc Tế chịu trách nhiệm lãnh đạo chính về việc này.

Triệu Lạc Tế cũng dính líu đến “vụ khai thác phi pháp Thanh Hải”

Triệu Lạc Tế cũng dính líu đến một vụ án tham nhũng lớn, “Vụ khai thác phi pháp Thanh Hải”.

Ngày 4 tháng 8 năm 2020, “Nhật báo Thông tin Kinh tế” đăng bài “Mười tỷ lợi nhuận từ việc khai thác than phi pháp ở dãy núi Tần Lĩnh đến nay vẫn chưa dừng lại”, trong đó đề cập đến Mã Thiếu Vĩ, “người giàu nhất giấu mặt” ở tỉnh Thanh Hải, là chủ tịch Tập đoàn Kỹ thuật Thương mại và Công nghiệp Hưng Thanh, đã vào khu vực khai thác Mộc Lý vào năm 2005, bắt đầu khai thác than phi pháp từ nửa cuối năm 2006, đến nay trong 14 năm, đã sản xuất hơn 25 triệu tấn than, thu về lợi nhuận khoảng 15 tỷ nhân dân tệ.

Triệu Lạc Tế phụ trách Thanh Hải từ tháng 8 năm 2003 đến tháng 3 năm 2007. Xét theo trình tự thời gian, vấn đề khai thác than phi pháp của Mã Thiếu Vĩ bắt đầu khi Triệu Lạc Tế còn là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải. Triệu Lạc Tế chịu trách nhiệm lãnh đạo chính về việc khai thác than bất hợp pháp và lợi nhuận khổng lồ của Mã Thiệu Vĩ.

Triệu Lạc Tế có phải là phần tử tham nhũng nghiêm trọng?

Tóm lại, xung quanh Triệu Lạc Tế có rất nhiều phần tử tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến ông ta ở Thanh Hải, Thiểm Tây, Ban Tổ chức Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Khi Triệu Lạc Tế còn là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, cộng sự của ông ta, phó bí thư Tỉnh ủy, tỉnh trưởng Triệu Chính Vĩnh tham hủ đạt đỉnh; bí thư lớn Ngụy Dân Châu của ông ta không chỉ là một quan chức tham nhũng trị giá hàng tỷ tệ, mà còn một án lộ ra 67 kẻ tham nhũng khác; Khi ông còn là bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, nhiều cấp dưới cũ của ông tham nhũng nghiêm trọng. Lạc Ngọc Lâm, người được ông ta đề bạt trọng dụng khi còn là trưởng Ban Tổ chức Trung ương, “chỉ mưu đồ kiếm lợi”, “không có đê tuyến về luật pháp và kỷ luật”. Nhiều cấp dưới cũ của ông ta ở Thanh Hải cũng là thành phần tham nhũng nghiêm trọng. Ông ta đề bạt trọng dụng một nhóm “nội quỷ” trong Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Ông ta cũng không tách rời khỏi các vụ án tham nhũng lớn như vụ quyền khai thác 100 tỷ đồng Thiểm Tây và vụ khai thác phi pháp ở Thanh Hải.

Vậy Triệu Lệ Kỷ có phải là phần tử tham nhũng nghiêm trọng?

Tôi tin rằng bất cứ ai có hiểu biết và lương tri sẽ kết luận rằng Triệu Lạc Tế 100% là phần tử tham nhũng nghiêm trọng.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version