Xưa, các bậc Thánh hiền có đạo đức cao thượng đều rất coi trọng lễ nghi, coi nó trở thành quy phạm đạo đức ước thúc hành vi con người. Trong ứng xử hàng ngày với nhau, quả thực người ta không thể thiếu “lễ”. 

“Lễ nghi” là tư tưởng đạo đức và là nét văn hóa tu dưỡng của con người. Từ xưa tới nay, các bậc Thánh nhân luôn dùng “lễ” làm chuẩn mực trong cách cư xử giữa người với người. Từ suy nghĩ, lời nói đến hành vi, thảy đều phải coi trọng “lễ”. 

Trong giao tiếp xã hội, tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, đó chính là lễ. Lễ là kính trọng người khác, cái gọi là lễ này, nhiều người không còn lạ.

Trong xã hội cổ đại, lễ nghi quy phạm đạo đức và hành vi của con người, cũng là biểu tượng của văn minh. Trong lịch sử, lễ nghi đã không ngừng được tu chính, hoàn thiện, kế thừa và phát huy. Ba bộ sách trước tác kinh điển “Chu lễ”, “Nghi lễ” và “Lễ ký” chuyên viết về lễ nghi, có địa vị quan trọng trong nền văn hóa truyền thống Á Đông.

Lễ hàm chứa sự kính sợ của con người đối với vũ trụ, Trời Đất, sự truy tìm đối với đức tính, sự truy cầu đối với sự hài hòa, sự kỳ vọng và khoan dung đối với bản thân con người. Lễ hàm chứa sự mong ước của con người đối với cuộc sống tốt đẹp, cũng như sự coi trọng và bồi dưỡng đối với hứng thú thẩm mỹ, và sự hài hòa đối với trật tự xã hội. Trong “Tả truyện – Ẩn Công thập tam niên” có viết: “Lễ quản lý quốc gia, yên định xã tắc, khiến dân có trật tự nề nếp, có lợi cho người thừa kế sau này”.

Lễ còn trở thành tiêu chuẩn phân định văn minh và dã man. Cổ nhân dùng lễ mà phân biệt văn minh hay dã man mà không dùng huyết tộc để phân nội ngoại. Lễ là trật tự, lễ là quy phạm có quan hệ nghiêm khắc của trật tự xã hội, của tôn ti trên dưới. Lễ là chế độ khuôn phép, chế độ quan lại trong “Chu quan” từ thời cổ đại đến nay vẫn là một mẫu mực chủ yếu về cơ cấu chính phủ.

Lễ còn là chuẩn mực trong đời sống hàng ngày, các nghi thức chuẩn mực mà lễ chế định theo yêu cầu của nhân nghĩa, trung tín, đức hạnh bao gồm hết thảy trong đó. Lễ không chỉ vạch ra phân định giữa người và động vật, mà còn nâng cao trạng thái chung sống giữa con người với con người.

Tranh vẽ một lớp học thời xưa (ảnh: Wikipedia).

Nếu như ông chủ một công ty có thể dùng “lễ” đối đãi nhân viên, vậy công ty đó ắt sẽ một lòng đoàn kết. Dùng “lễ” với người nhà, vậy gia đình ấy sẽ luôn vui vẻ hòa thuận. Đó là lý do vì sao nói “lễ nghi” là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, so với đó, bất kể tiền tài, danh vọng nào cũng không thể bì được. 

“Lễ” chính là biểu hiện phép tắc của trời đất tại xã hội con người, cũng là chuẩn tắc trong cuộc sống đời thường, nó căn cứ theo yêu cầu “Nhân, Nghĩa, Văn, Hạnh, Trung, Tín” mà thành. “Lễ” không chỉ phân biệt giữa con người và động vật, mà còn là cơ điểm để phân biệt một người có giáo dưỡng hay không.

Tuân Tử – nhà Nho, nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc, trong cuốn “Tuân Tử – Tu thân”, đã viết: “Nhân vô lễ tắc bất sinh, sự vô lễ tắc bất thành, quốc gia vô lễ tắc bất ninh”, có nghĩa: người không thủ lễ, không cách nào sinh tồn; làm việc không có lễ, không thể thành công; quốc gia không có lễ thì không thể an nội mà bình ngoại. 

Trong “Tả truyện – Văn Công thập ngũ niên” có viết: “Lễ dĩ thuận thiên, thiên chi đạo dã”, có nghĩa là: “Lễ” là thuận theo đạo trời. “Lễ” đã trở thành mốc giới để phân định sự mông muội và văn minh, là quy phạm nghiêm khắc về trật tự xã hội và mối quan hệ tôn ti trên dưới. Nói cách khác, “lễ” chính là phép tắc của quốc gia. Một quốc gia đã không còn trọng hiếu “lễ” sẽ trở nên đại loạn, ỷ lớn hiếp nhỏ, lấy mạnh khinh yếu, tất trở thành một nơi ô yên chướng khí.

Trâm Anh
Theo Secretchina

Video: Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người

videoinfo__video3.dkn.tv||ab2e68952__

Từ Khóa: