Lòng yêu cái đẹp thì ai ai cũng có, nhưng hiểu được cái đẹp, truy cầu cái đẹp và khiếu thẩm mỹ có thể dễ dàng nhìn ra tầng diện tri thức, cảnh giới tinh thần và tu dưỡng Đạo đức của một người.
Ngô Quán Trung nói “Mù chữ không nhiều, mù thẩm mỹ thì rất nhiều”.
Mọi người đều biết coi trọng sức mạnh của thẩm mỹ, vậy thẩm mỹ rốt cuộc quan trọng như thế nào?
Cái đẹp có sức cuốn hút thiên bẩm đối với con người
Cái đẹp có sức cuốn hút thiên bẩm đối với con người, chỉ cần bạn chủ động tiếp cận nó, tạo cho mình một hoàn cảnh tương ứng. Ví dụ nghe nhã nhạc của người xưa, đọc thư tịch, thưởng thức hội họa của các bậc đại sư, thì trong cuộc sống bình thường sẽ có phong cách thẩm mỹ độc đáo của riêng mình. Đời người là bể khổ lại ngắn ngủi, mỗi ngày đều sống trong thưởng thức cái đẹp thì thật hạnh phúc và hiếm có biết nhường nào.
Năng lực thẩm mỹ quyết định chất lượng cuộc sống
Ăn mặc là một trong những biểu hiện của khiếu thẩm mỹ của cá nhân. Ăn mặc phù hợp là một loại tu dưỡng giáo dục, khiến con người cảm thấy thoải mái. Thẩm mỹ là căn phòng được dọn dẹp sạch sẽ chỉnh tề, là bộ y phục tinh tế vừa vặn phù hợp khi đi ra ngoài, là thư phòng mộc mạc, là hương thơm dịu dàng của bó hoa tươi, là bức tranh trong phòng khách có thể tự mình thưởng thức vui thú.
Khiếu thẩm mỹ khiến con người trở nên độc đáo
Một người hiểu thẩm mỹ thì không chỉ là sinh tồn mà còn là sinh sống. Thưởng thức âm nhạc và thơ ca, học chơi nhạc cụ mình yêu thích, vẽ tranh… Những sự tình này đều có liên quan đến cái đẹp mà lại không có liên quan gì đến lợi ích. Chính những sự tình trong con mắt người khác là ‘vô ích’ này mới là bộ phận cấu thành linh hồn chúng ta, mới là chỗ độc đáo của cá thể độc nhất vô nhị của chúng ta, khác biệt với các chúng sinh trong bể người cuồn cuộn kia.
Hiểu được thẩm mỹ là sẽ có tầm nhìn khác
Một người không hiểu thẩm mỹ, cho dù có giàu có nhất một phương cũng rất khó có được đời sống tinh thần phong phú, cuộc sống hạnh phúc. Họ rất dễ bị thiếu cảm nhận và tình yêu đối với cái đẹp, trong cuộc sống tự nhiên sẽ không có truy cầu về phẩm chất thẩm mỹ. Những thứ này là khuyết thiếu cuộc đời mà tiền bạc không thể nào bù đắp được.
Yêu cái đẹp tuyệt đối không có nghĩa là một mực truy cầu xa xỉ, phô trương lãng phí. Có những ngôi nhà với vô số trang sức đắt tiền mà không có chút cảm thụ thẩm mỹ nào. Cũng có người với khiếu thẩm mỹ tinh tế độc đáo trang trí ngôi nhà đơn sơ mộc mạc hết sức trang nhã tinh tế. Khiếu thẩm mỹ không phải bỏ tiền ra là mua được, mà được bồi dưỡng hun đúc nên tích tụ qua từng năm tháng.
Thẩm mỹ cực kỳ quan trọng đối với cá nhân và xã hội
Một người không hiểu thẩm mỹ thì có thể cho phép mình quần áo lôi thôi lếch thếch, nhà cửa bừa bộn ngổn ngang. Một xã hội không hiểu thẩm mỹ thì sẽ bẩn thỉu bừa bãi, kiến trúc không đẹp, đường phố không đẹp, cả thành phố cũng không có thú vị trang nhã. Giáo dục thẩm mỹ có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với tu dưỡng cá nhân, đối với hạnh phúc của cuộc sống cá nhân.
Thẩm mỹ có thể hun đúc khí chất
Chỉ có sống trong một môi trường có thẩm mỹ thì mới có thể trở thành người có tâm hồn cao quý, cử chỉ trang nhã, toàn thân tỏa ra khí chất tươi đẹp. Rất khó tưởng tượng rằng trong một hoàn cảnh không có chút thẩm mỹ nào lại có thể tạo thành người có cử chỉ, khí phách, phong độ và nói năng thoát tục. Hiện nay tuy mặt bằng cuộc sống của chúng ta đã được nâng cao, nhưng trình độ thẩm mỹ vẫn khiến người ta lo lắng. Một xã hội hiểu được thẩm mỹ thì mới có thể dưỡng dục ra thành quả văn hóa, nghệ thuật kinh điển được.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ em tiếp xúc với những sự vật tốt đẹp
Yêu cái đẹp cũng không phải là một việc cao xa khó đạt tới được. Cuối tuần không nên ru rú trong nhà, mà nên đi leo ngọn núi gần nhất, ngắm cảnh biển gần nhất… Đó đều là một cơ hội để bản thân tiếp xúc với sự vật tốt đẹp. Hãy để trẻ em tiếp xúc với sự vật tốt đẹp, cảnh tượng tốt đẹp nhiều hơn, dẫn dắt trẻ em cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của kiến trúc, cái đẹp của thơ ca, cái đẹp của hội họa…
Những cảm nhận và hưởng thụ đối với cái đẹp này sẽ tàng chứa trên mặt các con, tưới tắm nội tâm các con, đi cùng các con suốt hành trình cuộc đời. Điều này sẽ vô tri vô giác tỏa sáng trong sinh mệnh cuộc đời các con rất tự nhiên, nhẹ nhàng.
Một nhà giáo dục đã từng cho rằng, mục đích của giáo dục thẩm mỹ là bồi dưỡng hun đúc tình cảm con người, nhận thức đẹp xấu, bồi dưỡng hứng thú cao thượng, thái độ nhân sinh tích cực vươn lên. Trong giáo dục mỹ thuật sẽ dẫn dắt trẻ em tịnh hóa tâm hồn, nuôi dưỡng nhân cách cao thượng thuần khiết, truy cầu hết thảy những sự vật tốt đẹp.
Khiếu thẩm mỹ bầu bạn cùng với con người đi hết hành trình đời người. Nếu một người có may mắn được tiếp xúc với những sự vật tốt đẹp chân chính, thì những điều tốt đẹp này sẽ lặng lẽ bén rễ đâm chồi nảy lộc trong trái tim họ, sẽ biến thành yêu cầu phẩm chất đối với cuộc sống của họ. Cho dù họ ở đâu, làm ngành nghề gì, thì những điều tốt đẹp này đều bầu bạn với họ đi hết hành trình cuộc đời.
Theo Soundofhope
Triêu Lộ biên dịch