Cổ Đảo (779~843 SCN), tự là Lãng Tiên, là nhà thơ trứ danh thời trung Đường. Ông xuất thân vi hàn, thuở nhỏ đã có văn danh, cũng rất tự phụ, nhưng thi tiến sĩ lại nhiều lần không đậu. Nhìn thấy rất nhiều người bình thường văn tài còn xa mới bằng mình, nhưng từng người từng người đều được nêu tên trên bảng vàng, tiến vào quan trường, trong nội tâm tích tụ oán khí ngày càng nhiều.
Lúc ấy muốn thi cử thuận lợi, phải có người đề cử, ông lần lượt bái yết qua Hàn Dũ, Trương Tịch, Nguyên Chẩn… không ít danh nhân, nhưng bởi nhiều loại nguyên nhân, trước sau vẫn không thấy hiệu quả. Điều đó càng khiến ông sinh ra tâm lý bất mãn nghiêm trọng, sau mỗi lần tham dự ông đối với những người thi đậu trước đó đều tỏ ý khinh miệt cực độ.
Đường Mục Tông, Trưởng Khánh năm thứ hai (822), Cổ Đảo đã bốn mươi tuổi, ông lại vào trường thi, ngay cả chính bản thân ông cũng không nhớ được đây là lần thứ mấy rồi. Lần này, ông thậm chí cho rằng 800 vị đồng khảo, đều không đáng nói tới, còn ngâm vịnh bài thơ “Bệnh Thiền” (con ve bị bệnh):
Nguyên thơ:
Bệnh thiền phi bất đắc,
hướng ngã chưởng trung hành.
Chiết dực do năng bạc,
toan ngâm thượng cực thanh.
Lộ hoa nghi tại phúc,
trần điểm nhâm xâm tình.
Hoàng tước tịnh ô điểu,
câu hoài hại nhĩ tình.
Diễn nghĩa:
Con ve bị bệnh không bay được,
Hướng lòng bàn tay ta mà đi đến.
Cánh đã gãy lại mỏng manh,
Đau buồn ngâm thơ mà lảnh lót.
Sương sớm dính đầy ở bụng,
Bụi bẩn tùy ý dính vào con ngươi.
Hoàng tước hay Ô điểu,
Đều muốn kết liễu chí nguyện của mi.
Người không thích ông phân tích nói, bài thơ này là châm chọc công khanh đương triều, khiến người cầm quyền đều chán ghét ông. Bọn họ cùng Lễ Bộ thương lượng, tấu rằng: “Cổ Đảo và mười người khác giống như bị bệnh ngông cuồng không chỗ nào bỏ qua, nhiễu loạn trường thi.” Vì vậy, mười người này bị hủy bỏ tư cách thi, xưng là “trường thi thập ác”, còn đem Cổ Đào trục xuất kinh thành.
Sau đó, người đồng tình lại bàn luận: Cổ Đảo nhiều lần thi không đậu, đúng thật là ấm ức; bài thơ “Bệnh Thiền” là tự so với con ve, không có ý châm chọc công khanh.
Cổ Đảo sau khi bị trục xuất, cảm thấy thanh danh đã bị hủy hoại, không thể tiếp tục thi được nữa, cuộc sống lại không có lối, liền cắt tóc xuất gia, quay lại kinh thành, xin vào tu trong thiền viện của Ngộ Đạt Quốc Sư Tri Huyền. Lúc nghiện thơ phát tác, lại vụng trộm tiến vào lầu chuông trong chùa, cùng với pháp sư Giác Huy, trong điện thờ ngày ngày cùng bạn thân Diêu Hợp, đối xử với nhau chân thành, ngày ngày họa thơ đối ẩm. Hai người hết sức tránh để các công khanh biết được. Cuộc sống như vậy qua nhiều năm.
Đến năm Đại Hòa (827~835), Văn Tông Hoàng Đế Lý Ngang mới kế vị tương đối giỏi văn, lại thích cải trang vi hành. Cổ Đảo chuyên tâm đợi Văn Tông vi hành, muốn thông qua cách này nhìn thấy Hoàng Thượng, cầu được đặc ân, ban cho một cái danh phận tiến sĩ.
Hôm ấy đầu tháng 9 Đại Hòa năm thứ 8 (834), Văn Tông quả nhiên cải trang đi vào thiền viện Tri Huyền, vừa biết Tri Huyền không có ở đó, chỉ nghe được trên lầu chuông có tiếng tú tài ngâm thơ, liền dạo chơi lên lầu, người ngâm vịnh đúng là Cổ Đảo. Văn Tông lấy bài thơ ông ngâm đang để trên thư án nhìn qua một chút.
Thế nhưng Cổ Đảo cũng không nhận ra đó là Văn tông, cảm thấy người kia quá tự tiện, liền vén tay áo lên giật lấy bài thơ, liếc mắt nhìn Hoàng Thượng nói: “Tiểu lang quân! Ngươi làm sao hiểu được cái này chứ?” Hoàng Thượng rất xấu hổ, lại không tiện nói rõ, chỉ đành hậm hực xuống lầu.
Lát sau, Tri Huyền trở về, tranh thủ thời gian nhiệt tình tiếp đãi Hoàng Thượng. Cổ Đảo lúc này mới đấm ngực dậm chân, hối hận cuống quít, thậm chí muốn từ lầu chuông nhảy xuống. Văn Tông nhất thời thương tài, vội vàng hạ chiếu tha tội bất kính của Cổ Đào, nhìn Cổ Đào nói: “Hôm nay mới biết khanh thật sự là bạc mệnh! Mỗi ngày đều muốn gặp Trẫm, lại không biết Trẫm!” Sau đó lại tự mình ghi sắc lệnh, ban cho Cổ Đảo làm chủ bộ ở Kiếm Nam Đạo Toại Châu huyện Trường Giang, lúc này, Cổ Đảo đã 56 tuổi, thật vất vả mới lấy được một chức quan nhỏ.
Quyển sách này ghi lại Cổ Đảo, rất có tài khí, cũng rất tự phụ, nhưng thi tiến sĩ nhiều lần không đậu. Rất nhiều người văn tài không bằng ông, lại đều được đề danh bảng vàng, tiến vào quan trường, mà bản thân ông thậm chí còn bị trục xuất trường thi. Có thể thấy, không phải có tài năng, danh khí, cố gắng, phấn đấu liền có thể thực hiện lý tưởng của mình, cuối cùng vẫn là muốn xem trong số mệnh của người đó có được điều đó hay không.
Nếu trong số mệnh của bạn không có, dẫu bạn cố gắng hay phấn đấu thế nào, đều không đạt được. Cho dù người khác văn tài kém xa bạn, nhưng anh ta có mệnh đậu tiến sĩ, liền có thể đề tên bảng vàng, tiến vào quan trường, đó là sự thật, là chân tướng của vận mệnh. Bởi vì đây đều là tích đức và nghiệp từ kiếp trước, hay nhiều kiếp trước tạo thành.
Về sau, Cổ Đảo chuyên tâm chờ đợi Hoàng Thượng vi hành, muốn thông qua cách này nhìn thấy Hoàng Thượng, cầu được ban ơn một danh phận tiến sĩ. Quả thật Hoàng Thượng đến, ông lại không biết. Cuối cùng Cổ Đạo ở tuổi 56, mới thật không dễ dàng lấy được một chức quan nho nhỏ, tất cả đều do số mệnh vậy!
Theo Epoch Times