Những ngày gần đây, từ ngày Hạ Chí, lưu vực sông Dương Tử bắt đầu bước vào mùa mưa. Những cơn mưa dầm liên tục kéo dài đã gần nửa tháng nay tại miền nam Trung Quốc. Lũ lụt và sạt lở đất đã trở thành từ khóa xuất hiện nhiều nhất trong các trang tin tức khiến mọi người không khỏi lo lắng. Mưa to, nước ngập như vậy, liệu đập Tam Hiệp có bị vỡ?
Người ta đều nói, sông Dương Tử là một con rồng khổng lồ, cũng chính là long mạch của Trung Hoa. Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân vì thi hành nhiệt thành chính sách “bàn tay sắt”, dùng xe tăng, súng máy trấn áp sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn mà được khen ngợi và trở thành Chủ tịch nước dưới sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình. Sau khi nhậm chức do không lập được công lao và thành tích gì, họ Giang bắt đầu thực hiện “trị thủy”, cũng chính là xử lý sông Dương Tử để lập công, thể hiện năng lực của mình. Do dậy, dù bị hơn 60% số người phản đối, Giang vẫn lên kế hoạch thực hiện xây dựng con đập hại nước hại dân này.
Con đập giống như một bức tường chặn lên mình chú rồng to lớn Trường Giang, phá hoại phong thủy, long mạch của toàn Trung Hoa. Tại sao “chú rồng” khổng lồ này có thể dễ dàng bị hàng phục như vậy? Những cơn mưa dầm liên tục rả rích và sự gào thét của dòng sông những ngày qua có ý nghĩa gì? Kỳ thực tất cả những điều này ở trong cõi u minh đều đã có an bài, định số, cũng chính là điều mọi người thường nói “Chạy trời không khỏi nắng”.
Tại sao người ta có thể xây đập Tam Hiệp?
Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa khi Đại Vũ trị thủy, có một con giao long gây họa loạn bốn phương. Thần Huyền Vũ đã hóa phép tạo thành hai hòn đảo thần là đảo Rùa và đảo Rắn trấn thủ hai bên sông Trường Giang để khắc chế con giao long này, khiến nó không tiếp tục gây họa tại nhân gian và chung sống hòa bình với nhân loại. Giao long dù sao vẫn là giao long, không phải là vật ở thế gian. Dưới sự giáo huấn của Thần Tiên, nó cũng dần trở nên có quy tắc, không còn cố ý gây họa mà bắt đầu tạo phúc cho dân.
Tuy nhiên, từ sau khi ĐCS Trung Quốc lên nắm quyền nó đã bắt đầu thực hiện kế hoạch hủy diệt Trung Hoa, lưu giữ màu đỏ trường tồn vạn đại cùng sông núi, cắt đứt vận khí nơi định đô của các bậc đế vương, cố ý phá hoại phong thủy và nhất định muốn hủy hoại long mạch của sông Dương Tử.
Vào năm 1986, Trung Quốc cho xây dựng tháp truyền hình trên núi Rùa ở bờ đông của sông Dương Tử. Nó giống như một cây kim cắm trên lưng thần Huyền Vũ (thần Rùa) để làm Thần Huyền Vũ mất đi linh khí. Năm 1984, người ta lại xây dựng khách sạn Tình Xuyên có hình vuông giống như một tấm bia mộ đứng sừng sững trên đảo Rắn nơi bờ tây dòng sông Dương Tử.
Từ đó mới có “tiết mục làm trò” hợp logic cho việc trị thủy Trường Giang sau năm 1993 khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền. Đập Tam Hiệp được bắt đầu xây dựng vào ngày 14/12/1994. Ngày 4/7/2012 tổ máy cuối cùng được bàn giao và chính thức đưa vào khai thác toàn diện.
Về lý mà nói, rồng là con vật không phải ở thế gian, tại sao lại có thể bị một con người nhỏ bé phá hoại, đè nén bằng một “viên gạch” lớn? Điều này có lẽ là Thiên mệnh, có lẽ nó giống như đại kiếp nạn của các Thần Tiên trong câu chuyện “Phong thần diễn nghĩa”, chính là kiếp số của dòng Dương Tử.
Sự bắt đầu của dự án khổng lồ này được quyết định bởi người lãnh đạo đứng đầu đất nước. Điều này có liên quan tới số mệnh gì của Trung Quốc? Chúng ta hãy cùng tổng kết những thiên tượng dị thường xảy ra tại Trung Quốc năm nay.
Sao Thủy nghịch hành vào năm Canh Tý
Năm nay 2020 là năm Canh Tý, bước vào tháng 6, lũ lụt là mối quan tâm lớn nhất hiện nay của chúng ta. Điều này làm chúng ta liên tưởng tới sao Thủy trong chín đại hành tinh. Thời cổ đại, sao Thủy còn được gọi là “Thìn Tinh”. Năm nay có ba lần sao Thủy nghịch hành, hiện tượng thiên nhiên khác thường này chắc chắn sẽ đối ứng với những sự tình bất thường khác nhau tại thế gian.
Sao thủy nghịch hành ở gần sao Giác Tú. Trong Ất Tỵ Chiêm viết: Khi sao thủy ở gần sao Giác, vua trừng trị kẻ có tội vội vàng cấp bách. Lũ lụt tuôn trào, người đến rồi đi, thuyền bè đối đầu nhau. Sao thủy trấn thủ ở hai góc của sao Giác, biên giới quân sự trở ngại, lương thực khó khăn, có sự phát động liên quan tới quân đội.
Kỳ môn độn giáp xem Tam Hiệp
Nói tới người lãnh đạo, người ta liên tưởng tới “Kỳ môn độn giáp”. Đây là môn thuật số cổ xưa của người Trung Hoa, chủ yếu dùng vào mục đích chiêm bói chuyện quốc sự và binh pháp thời xa xưa. Theo ghi chép trong các thư tịch cổ, đây là cổ thư do đấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền lại cho Hoàng Đế khi đại chiến với với Xi Vưu ở Trác Lộc. Lúc đó có 4.320 cục, sau đó Phong Hậu tinh giản còn 1.080 cục. Lúc đầu vốn chỉ có bản Kim Hàm. Hoàng Đế sai Phong Hậu diễn ra để dùng trong việc binh thư.
Đến đời Nghiêu Thuấn khi sai Đại Vũ đi trị thủy, lại được đấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền cho văn thư trên lưng rùa thiêng trên sông Lạc. Trên Lưng rùa thiêng có Hà Đồ và văn thư rùa mang gọi là Lạc thư. Phép Độn giáp được chính thức lưu truyền từ đây. Hán Tử Phòng thì gom lại làm thành 13 cục. Thục quân sư là Gia Cát Võ Hầu Khổng Minh và bố vợ ngài là Hoàng Thừa Ngạn, vợ ngài là Hoàng Nguyệt Anh (tục gọi là Hoàng A Sửu) đắc ngộ thần cơ, tạo thành Bát Trận đồ gồm 8 cửa và 3 kỳ. Hầu hết, những bậc thánh nhân sử dụng thuật chiêm bói của Kỳ môn độn giáp là những bậc quân sự kỳ tài trị quốc bình thiên hạ như Phạm Lãi, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn…
Hàm nghĩa của Kỳ môn độn giáp là do ba khái niệm “Kỳ”, “Môn” và “Độn giáp” tổ hợp thành. Trong đó giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm Quý, 10 tổ hợp Thiên can này ngoài đại diện cho khái niệm về thời gian và không gian mà mọi người vẫn quen thuộc, còn có hàm ý đặc biệt, đối ứng với những hình tượng khác nhau.
“Kỳ” chính là Ất, (Nhật kỳ), Bính (Nguyệt kỳ), Đinh (Tinh kỳ). Nhật kỳ: là ngày, là mặt trời sáng sủa. Ất kỳ, Nguyệt kỳ: là tháng, là mặt trăng đỏ sáng. Bính kỳ, Tinh kỳ: là giờ, là sao, là vi cấp của 60 giờ trong một nghi 5 ngày (5 x 12 giờ), chi phối bởi 28 vì sao, gọi là Thập Nhị bát tú, còn gọi là Đinh kỳ. Mỗi Tiết trời có 3 nghi= 15 ngày. Sáu nhóm Thiên can Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý được gọi là Lục Nghi. Can giáp được ẩn đi nên gọi là Độn Giáp.
“Môn” là Bát Môn, tức là tám cửa. Tám cửa gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Đỗ Môn, Cảnh Môn, Tử Môn, Kinh Môn và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Đồ. Tên các cửa trong Bát Trận Đồ là Thiên Môn, Địa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Điểu Môn và Xà Môn. Bát Trận Đồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Đất đối với con người
“Độn giáp” được hình thành trên cơ sở bài toán Tổ Hợp Tuyến tính của 10 Can 12 Chi của: Năm, Tháng, Tiết, Lục nghi, Tam kỳ của Tiên thiên bát quái, Hậu thiên bát quái, cửu cung (Hư, sinh, Thương, Đổ, Cảnh Tử, Kinh, Khai, Trung ngũ cung); 28 sao(Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vỹ, Cơ, Đẫu,Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu,Vị, Mão, Tất, Tuy, Sâm, Tỉnh, Quỹ, Liểu, tinh, trương, Diệc, Chẩn): Tính bằng giờ theo gọi theo can chi, và sao (y như tính thời gian bằng giờ, phút, giây).
Kỳ Môn Độn Giáp: Giáp trốn ở Mậu, bởi lẽ hai địa chi Hợi và Tí của can Giáp ở Tiết Lập Đông Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông chí. Khởi tính năm Giáp Tý ở Thiên can Mậu, nó độn trốn ở can Mậu. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên. Thượng nguyên(ngươn): 1864-1923; Trung nguyên: 1924-1983; Hạ nguyên: 1984-2043 và 2044 trở lại Thượng nguyên.
Việc chiêm bói bằng Kỳ Môn Độn Giáp thường có bốn tầng nhân tố tổ hợp thành, chủ yếu gồm có Thần Bàn, Thiên Bàn, Môn Bàn (cũng gọi là Nhân Bàn), Địa Bàn.
Trong Kỳ Môn Độn Giáp có bát thần và cửu thần. Bát thần gồm Trị Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Cửu Địa, Cửu Thiên. Cửu thần về cơ bản cũng giống bát thần, bát thần ứng dụng cho chuyển bàn, ứng với 8 cung vị là một vị thần. Cửu thần ứng dụng trong phi bàn, có 9 cung vị ứng với các vị thần. Khái niệm cửu thần được sử dụng phổ biến khi xem kỳ môn độn giáp.
Như vậy, căn cứ vào thời gian ngày tháng cụ thể (Theo ghi chép thiên can địa chi) lấy Lục Nghi, Tam Kỳ, Bát Môn, Cửu Tinh bài cung bộ trận, chính phản xoay chuyển thực hiện diễn luyện, tất cả hình thành Dương độn cửu cục, Âm độn cửu cục, Cộng thập bát cục, lấy những thứ này để chiêm bói, suy đoán quan hệ giữa các sự vật, tình trạng, hướng đi… để lựa chọn phương hướng và thời gian cát tường, thuận lợi.
Theo lối tư duy của Kỳ Môn Độn Giáp, làm thế nào để lý giải sự việc này?
Trên mạng có một người tên Đại Lô, đã vận dụng Kỳ Môn Độn Giáp, khởi điểm là giai đoạn thời gian khi sao Thủy nghịch hành lần gần đây nhất (là lần thứ 2 trong năm nay, thời gian từ 18/6/2020 – 12/7/2020). Lấy 18/6/2020 là bắt đầu 1 Kỳ Môn cục, dự đoán tìn tức và xu thế của trận lũ lụt lần này. Chúng ta hãy cùng tóm tắt những điểm chính.
Sao Thủy còn được gọi là Thìn Tinh. Thìn là một trong 12 địa chi, thuộc về rồng, đại diện cho nước. Theo vị trí sắp xếp cửu cung của 12 địa chi, vị trí của Thìn ở Tốn Tứ Cung, phù hiệu là Huyền Vũ, thuộc Thủy. Cửu tinh thiên bồng thuộc thủy. Nhâm, dương thủy. Qúy, âm Can, âm Thủy. Ký hiệu trong cung ngày đại đa số thuộc thủy trong ngũ hành.
Tuy nhiên, Thìn trong địa chi thuộc Thổ trong ngũ hành. Trong địa chi học có Tứ Khố ngũ hành đều thuộc Thổ, chính là Tứ Khố Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Mùi là Mộc Khố, Sửu là Kim Khố, Tuất là Hỏa Khố, Thìn là Thủy Khố. ‘Thủy Khố’ là trạng thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng xem cát hung bằng Kỳ môn độn giáp. Thiên Bàn thuộc Kỷ, Địa Bàn thuộc Nhâm, “Kỷ + Nhâm” gọi là “Địa võng giương cao”. Cục này là khi sao Thủy nghịch hành, vị trí của cung lại là Thìn, có thể lấy hình tượng của nước để liên tưởng: Thủy là Long mạch trong văn minh Trung Hoa, lần này lấy sông Dương Tử làm đầu, những con sông lớn nhỏ tổ hợp thành một chiếc lưới (võng) gọi là Địa võng. Địa võng vốn là nên ở trên mặt đất, nhưng Cát Hung cách lại hiển thị Địa Võng giương cao. Nhâm ý nghĩa tượng trưng cho Lao, tù, chính là ‘Hình, hình phạt’. Chữ quan trọng nhất của Cục này chính là một chữ ‘Hình’, Hình là trừng phạt.
Nhìn nhận từ Lục Nghi có ẩn lục Giáp, Giáp Tuất Kỷ và Giáp Thìn Nhâm có ẩn chứa địa chi là Tuất và Thìn, hình tượng biểu trưng lần lượt là Cẩu và Long. Tiếp theo hãy xem “Kỷ + Nhâm”, Cẩu ở trên, Long ở dưới, Long bị Cẩu cưỡi trên đầu, vì không hài lòng, không vui có thể không động sao? Nhìn nhận từ ngũ hành, Kỷ là Thổ, Nhâm là Thủy, hiện rõ cách làm theo thói quen chính là Thủy đến Thổ ngăn. Phân tích theo hình tượng này, Địa võng giương cao biểu thị con Rồng sẽ trừng phạt với một vài sự việc. Vậy cụ thể là việc gì?
Đập Tam Hiệp do Giang Trạch Dân chịu trách nhiệm cơ bản được hoàn thành xây dựng vào năm Nhâm Thìn 2012, Thìn trong Địa chi năm Nhâm Thìn và Thìn ẩn giấu trong “Giáp Thìn Nhâm” ở cùng một chỗ, hai Thìn này gọi là “Thìn Thìn tự hành”, phía trên đã đề cập Nhâm là Lao, tù chính là Hình trong Hình phạt. Đối với con rồng này mà nói, chính là tự mình thực hiện hình phạt với mình, cũng có ý nghĩa là Phục ngâm (ẩn núp, phủ phục).
Hiểu một cách đơn giản chính là, “con rồng” Dương Tử vô cùng lợi hại, không ai có thể áp chế được. Vậy nếu là số phận Thiên định, không cần người khá tới quản thúc áp chế, tự thân cũng có thể trở nên hiền lành, không gây sự.
Biết được ngọn nguồn chân tướng của đập Tam Hiệp, chúng ta có thể hiểu rằng, ‘Nhâm’ của lần này trong năm, lại vào tháng Ngọ, hơn nữa có “Kỷ + Nhâm” trong Cung vị, đập Tam Hiệp được hoàn thành vào năm Nhâm Thìn. Con ‘Thìn’ tức Rồng bị áp chế, đè nén. Địa võng giương cao muốn quay cuồng khởi lên, hỏi ai là người đáng bị trừng phạt ở đây?
Như vậy rất có khả năng đó chính là cần phá vỡ Đập Tam Hiệp – thứ đã trấn áp đè nén lên thân Rồng tám năm.
Do đó mưa dầm kéo dài liên miên, nước sông hồ khắp nơi dâng cao, núi rung, địa chấn chính là biểu hiện ‘Con rồng vàng’ này đang muốn hoạt động trở lại, muốn ‘vượt ngục’ rồi. Điều này chính cái được gọi ‘Đột nhiên khai mở khóa vàng thả giao long”
Rồng điều hành mây mưa, hổ điều hành gió. Tuy nhiên, Hai ngọn núi Quy và Xà (tức núi Rùa và Rắn) đã bị phá vỡ phong thủy, nếu con rồng này muốn thức dậy, muốn hoạt động tất sẽ không còn mưa thuận gió hòa. Nếu nó muốn báo thù nghiệt Long xuất thế, có thể tưởng tượng hậu quả sẽ ra sao?
Theo Văn Tư Mẫn, Sound of Hope
Kiên Định biên dịch