Lão Tử nói:  “Tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín”  (Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật – Đạo Đức Kinh). Dân gian Việt Nam có câu: “Nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, là để chỉ những kẻ “mỹ ngôn bất tín” kia vậy. 

Xưa kia: Sở Khanh “Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi!”

Sở Khanh là một nhân vật trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sở Khanh xuất hiện dịu dàng nho nhã: 

Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng

Nghĩ rằng cũng mạch thư hương

Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh”

… lại biết nói những lời tiếc ngọc thương hoa…

Than ôi ! Sắc nước hương trời

Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?

Giá đành trong nguyệt trên mây

Hoa sao, hoa khéo đọa đày bấy hoa?

Tức gan riêng giận trời già

Lòng này ai tỏ cho ta, hỡi lòng?

Thuyền quyên ví biết anh hùng

Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi!”

…nghĩa khí bừng bừng, tỏ ra là một trang hào kiệt:

“Nàng đà biết đến ta chăng,

Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi !”

Thúy Kiều và Sở Khanh. Ảnh dẫn qua: Baike Sougou.
Thúy Kiều và Sở Khanh. Ảnh dẫn qua: Baike Sougou.

Thúy Kiều, vì nhẹ dạ cả tin vào những lời hoa mỹ của Sở Khanh mà đã rơi vào lưới do Tú Bà giăng sẵn nhằm giữ nàng vĩnh viễn ở chốn lầu xanh. Khi ván bài đã lật ngửa, Sở Khanh trở mặt, chà đạp Kiều không thương tiếc:

“Sở Khanh lên tiếng rêu rao:

Rằng nghe mới có con nào ở đây .

Phao cho quyến gió rủ mây,

Hãy xem có biết mặt này là ai

Nàng rằng: Thôi thế thì thôi!

Rằng không, thì cũng vâng lời là không!

Sở Khanh quắt mắng đùng đùng,

Sấn vào, vừa rắp thị hùng ra tay

Khi bị đánh, Kiều đành phải chịu quy phục, mặc cho thể xác “đến phong trần, cũng phong trần như ai” và cảm thấy xót xa cho chính bản thân mình:

“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa…”

Ngày nay: Giang Trạch Dân miệng nói “lấy Đức trị quốc”, sau lưng dùng ‘dục’, ‘lợi’ 

 

Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đề xuất: “Lấy Đức trị quốc”. Ông còn sáng lập ra Thuyết ba đại diện, có nội dung: Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc

Tuy nhiên, đằng sau cánh gà, ông Giang Trạch Dân lại từng nói riêng với một Ủy viên Bộ Chính trị: “Có hai cách để chi phối người khác, một là dùng lợi, hai là dùng dục”. Sau khi vào Trung Nam Hải, ông Giang đã áp dụng phương pháp này để kiểm soát hệ thống, một mặt dùng bạo lực để đàn áp những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, mặt khác dùng sự hủ bại để lôi kéo quan to nghe theo lệnh của mình, dùng địa vị xã hội để dụ dỗ hàng loạt đám “văn nô” tuyên truyền dục vọng, kim tiền và nữ sắc trong xã hội, tuyên truyền cho tư tưởng “khinh kẻ nghèo chứ không khinh gái điếm”.  (Theo chương 14 cuốn sách: “Giang Trạch Dân kỳ nhân”). 

Trong thời gian ông Giang cầm quyền, Pháp Luân Công, một phương pháp khí công Phật Gia tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” đã trở nên phổ biến toàn Trung Quốc. Người sáng lập Pháp Luân Công là Đại sư Lý Hồng Chí được dân chúng tôn kính khiến ông Giang vô cùng đố kỵ. Vì thế, Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp quy mô lớn nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công. Ông Giang ỷ vào thân phận nguyên thủ một quốc gia đã vu khống Pháp Luân Công trước giới truyền thông quốc tế. Những phóng viên Tây phương sao có thể tưởng tượng được lãnh tụ của một quốc gia lại có thể phát ngôn bừa bãi giữa thanh thiên bạch nhật như vậy?

Các học viên Pháp Luân Công tái hiện cảnh thu hoạch nội tạng tại hội nghị của Hiệp hội quốc tế về nhân quyền (International Society for Human Rights) ở Cottbus, Đức, ngày 14 tháng 4 năm 2012
Các học viên Pháp Luân Công tái hiện cảnh thu hoạch nội tạng tại hội nghị của Hiệp hội quốc tế về nhân quyền (International Society for Human Rights) ở Cottbus, Đức, ngày 14 tháng 4 năm 2012

Không chỉ ông Giang, “Mỹ ngôn bất tín” đã trở thành dàn đồng ca trong xã hội Trung Quốc hiện đại. “Tâm nguyện lớn nhất của tôi là trong vòng 5 năm tới giải quyết được vấn đề bần cùng của 160 vạn nhân khẩu mà chưa giải quyết được” (Trích lời Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Lý Gia Đình, nhận hối lộ 1800 vạn đồng, tử hình hoãn thi hành). “Mong muốn Quảng Tây còn có 700 vạn người chưa thoát nghèo, tôi làm chủ tịch đây cũng cảm thấy ngủ không ngon” (Trích lời Phó ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Thành Khắc Kiệt, nhận hối lộ 2000 vạn đồng, tử hình). “Công tác chống hủ bại đề xướng liêm khiết một khắc cũng không thể buông lỏng, luôn luôn giữ đầu não thanh tỉnh, cờ xí tươi đẹp, thái độ kiên quyết” (Trích lời Bí thư thị ủy Thượng Hải, Ủy viên Bộ chính trị Trần Lương Vũ, liên quan đến Quỹ bảo trợ xã hội 1 tỷ NTD, bị cách chức điều tra)…

Làm người nếu không “Chân” là đắc tội với Thần Phật

Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm người “Chân”, Phật gia giảng người xuất gia không được nói lời dối, Nho gia giảng Tín, đều cho rằng nói dối là không đúng. Khổng Tử coi “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” là Ngũ thường. Trong đó thành tín giữa người với người, là một trong những mỹ đức quan trọng nhất của con người. Cho nên Khổng Tử cũng nói: “Người mà không có Tín, chẳng làm chi nên việc”, có nghĩa là nếu như con người không có tín nhiệm, thì chẳng biết được họ còn có thể làm được gì.

Khi đạo đức xã hội tuột dốc, những hậu quả của sự giả dối là thực phẩm giả có độc, là học giả bằng giả, sự tử tế cũng là giả tạo. Có người nghĩ: “Chân thật quá không sống nổi trong xã hội này”. Đó là bởi vì chúng ta vẫn còn coi trọng quyền lợi vật chất hơn đạo đức làm người. Đào Uyên Minh, đại thi hào Trung Hoa, đã sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng ông đã giữ được một tinh thần vui vẻ và đã hưởng một cuộc đời thư thái “hái hoa cúc dưới hàng rào phía đông, lặng nhìn Nam Sơn ở đằng xa”.