Gần đây, liên tục có sự kiện ĐCSTQ dỡ bỏ sách khỏi kệ, việc đàn áp đối với xuất bản, học thuật và tự do ngôn luận của ĐCSTQ càng ngày càng nghiêm trọng. Trên thực tế, sau khi tiếm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã phát động ba chiến dịch đốt sách quy mô lớn, đã thiêu rụi vô số thư tịch.
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Gần đây, liên tục có sự kiện ĐCSTQ loại bỏ sách khỏi kệ. Trần Ngô Đồng, một chuyên gia về lịch sử nhà Minh, đã tái bản cuốn sách “Sùng Trinh: Vua cần chính vong quốc” vì lời bình luận trên bìa cuốn sách là “Hôn chiêu liên tiếp bước sai, càng là ‘cần chính’ càng vong quốc’ khiến người ta liên tưởng đến Tập Cận Bình, tháng 10 năm 2023, cuốn sách đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi kệ sách ở Trung Quốc đại lục. Bộ sách “Dịch Trung Thiên trung Hoa sử” do học giả văn hóa Trung Quốc Dịch Trung Thiên biên soạn, nhiều năm sau khi xuất bản, đã bị yêu cầu gỡ khỏi kệ vào tháng 11 năm 2023.
Ngay cả cuốn “Thanh sử”, được chính quyền ĐCSTQ đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ và mất 20 năm để biên soạn, sau hai năm “đánh giá chính trị” cũng chưa được thông qua, cuối cùng bị xếp xó.
Nhiều người than thở rằng việc ĐCSTQ đàn áp xuất bản, học thuật và tự do ngôn luận càng ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người có thể không biết rằng, sau khi tiếm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã phát động ba chiến dịch đốt sách quy mô lớn, thiêu hủy vô số thư tịch.
Hôm nay chúng ta sẽ nói về ba lần thảm họa này.
800 ngàn tấn sách bị thiêu rụi
Ngày 16/2/1952, tờ “Trung ương Nhật báo” của Đài Loan đăng bài: “Chính quyền Bắc Bình đang đốt sách trên diện rộng, mục đích của nó là trấn áp những tư tưởng và văn hóa không nhất chí với quan niệm ý thức mà nhà độc tài Liên Xô ở Moscow quy định. Tại Bắc Bình có ít nhất một trăm bốn mươi vạn cuốn sách in đã bị tiêu hủy vì những kẻ bá quyền cường bạo của ĐCSTQ không tán thành ‘ý thức, văn tự và nội dung’ của chúng. Trong một mệnh lệnh đốt sách khác, tám mươi tấn sách đã bị tiêu hủy ra tro. Một nhà xuất bản lớn đã xuất bản hơn một vạn cuốn sách trong 50 năm qua, và hiện tại, tất cả trừ 1.234 cuốn trong số đó đều bị liệt vào sách cấm.”
Đương thời, ngoài việc đốt sách, đình chỉ xuất bản, phát hành một số cuốn sách như “Chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn, ĐCSTQ còn dần dần loại bỏ các phương tiện truyền thông tự do, đồng thời tất cả sách giáo khoa dành cho sinh viên khoa học và kỹ thuật trong trường học từ phiên bản của Anh và Mỹ đều được thay đổi thành phiên bản của Liên Xô, sáng tác văn nghệ cũng phải giương cờ, phải tuyên bố “phục vụ chính trị giai cấp vô sản”.
Khi đó ĐCSTQ mới nắm quyền được hơn hai năm, đã toàn lực phong sát những tiếng nói bất đồng chính kiến, điều này cũng mô phỏng theo cách làm của Liên Xô.
Theo bài viết “Lịch sử đốt sách toàn cầu” của nhà sử học kinh tế Lý Bá Trọng, sau khi Liên Xô thành lập, để duy hộ cái gọi là “sự thuần khiết của chủ nghĩa xã hội”, đã đề xuất cần tạo ra một môi trường “chân không” của giai cấp vô sản để tránh cho người dân không bị nhiễm độc. Bước đầu tiên trong việc “làm sạch môi trường” là thiêu hủy “những cuốn sách có hại về chính trị”, tiêu trừ hủ thực và độc hại của “kẻ thù của nhân dân”.
Ngày 6/6/1922, Tổng cục Quản lý Nhà nước về Văn học và Xuất bản Liên Xô chính thức được thành lập, lập ra danh mục sách cấm, lúc đầu chỉ liệt kê những cuốn sách cấm không phù hợp để công khai, nhưng sau này bao gồm tất cả các xuất bản phẩm được gọi là “không phù hợp với công chúng”. Số lượng sách, tài liệu bị tiêu hủy trong chiến dịch “đốt sách” này thật đáng kinh ngạc. Sau đó, vào năm 1938 và 1939, hơn 24 triệu cái gọi là “sách có hại” đã bị hóa thành bột giấy.
Cùng với việc đốt sách, ĐCS Liên Xô đã bắt giữ và trục xuất phần tử trí thức trên quy mô lớn. Năm 1922, dưới sự chỉ đạo của Lênin, nhiều giáo sư, bác sĩ và nhà nông học bị đày đến các tỉnh phía bắc nước Nga hoặc bị trục xuất. Những người bị trục xuất phải ký cam kết không về nước, nếu không sẽ bị kết án tử hình.
ĐCSTQ có thể bị coi là “bắt chước người khác”. Khi đốt sách lần đầu tiên sau kiến chính, nó đã tiến hành “cải tạo tư tưởng” đối với giới trí thức nhằm xóa sạch trong tâm trí họ những ấn tượng tốt đẹp về nền dân chủ phương Tây và truyền thống sĩ đại phu mà họ lưu giữ. Vì bị cuốn vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953, ĐCSTQ mới trì hoãn các bước thanh trừng tiếp theo đối với giới trí thức.
Năm 1956, dưới sự khai sáng của giới trí thức, Hungary nổi dậy phản kháng Liên Xô và bạo chính cách mạng, nhưng cuối cùng lại bị Liên Xô đưa quân đến trấn áp. Mao Trạch Đông lấy đó làm bài học, phát động vận động “phản hữu” vào năm 1957, quy chụp hàng trăm nghìn phần tử trí thức là “phái hữu”.
Cách mạng Văn hóa, toàn quốc đốt sách, thiêu hủy di sản văn hóa
Với sự bùng nổ của “Cách mạng Văn hóa”, ĐCSTQ bắt đầu cuộc “đốt sách” quy mô lớn lần thứ hai.
Ngày 22 tháng 8 năm 1966, Đài Phát thanh Trung ương ĐCSTQ phát đi tin tức về việc Bắc Kinh càn quét “Tứ Cựu” trong giờ vàng. Cái gọi là “Tứ Cựu” là tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ do ĐCSTQ định tính.
Với khẩu hiệu “Phá Tứ Cựu”, Hồng vệ binh không chút do dự xông vào lục soát nhà cửa, và những cuốn sách “Phong kiến (truyền thống), tư bản (phương Tây), Tu chính (của Liên Xô)” trở thành một trong những mục tiêu chính của các cuộc đột kích. Ngoài ra, theo cuốn “Lịch sử đốt sách toàn cầu”, ngay cả những sách được xuất bản từ năm 1949 đến năm 1966, trừ một vài ngoại lệ như tác phẩm của Mác, Lê, Mao và Lỗ Tấn, thậm chí cả những tác phẩm khoa học phổ biến như “Mười vạn vì sao” cũng không thoát khỏi nguy vận bị “càn quét”.
Vào tháng 8 và tháng 9 năm 1966, vận động đốt sách lên đến cao trào. Hồng vệ binh ở Bắc Kinh đốt sách quy mô lớn tại sân vận động Đông Đơn, với hàng núi sách xếp chồng lên nhau trong sân vận động. Sách, thư pháp và tranh vẽ bị tịch thu từ nhà của 1.061 cư dân ở Phúc Nhuy Cảnh, quận Tây Thành bị đốt trong 8 ngày 8 đêm.
Vào ngày 23 tháng 8, hơn 200 Hồng vệ binh của Trường In Bắc Kinh và Trường Trung học Nữ sinh Số 8 đã đốt một lượng lớn trang phục đóng kịch, trong đó bao gồm cả sách tranh của miếu Khổng Tử còn tồn trong các kịch viện trực thuộc Cục Văn hóa Bắc Kinh ở ngay sân trước miếu Khổng Tử Quốc Tử Giám. Vào ngày 24, nhà của tiên sinh Lương Thấu Minh, giảng viên tại Đại học Bắc Kinh, bị lục soát, Hồng vệ binh đã di chuyển tất cả sách, thư pháp, tranh vẽ và trang phục cũ mà gia đình họ Lương đã sưu tầm qua nhiều thế hệ, trong đó có bản thảo viết tay cuốn “Nho Phật dị đồng luận” và các tài liệu tham khảo mà Lương Thấu Minh đang viết, và đốt chúng ngay trong sân nhà. Vào ngày 25, nhà của sử gia Cố Giáp Cương bị lục soát, hàng nghìn bức thư và ảnh bị thiêu hủy trong ba ngày.
Nhà văn Thẩm Tòng Văn lúc đó đang công tác tại Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. Đại diện quân sự của Ủy ban Kiểm soát Quân sự chỉ vào sách vở và tài liệu trong phòng làm việc của ông và nói: “Tôi sẽ giúp anh tiêu độc, đốt hủy, anh có chấp nhận không?” Thẩm Tòng Văn sợ hãi trả lời: “Không phản đối.” Thế nhưng, trong đó có ấn phẩm từ thời nhà Minh “Cổ kim tiểu thuyết”, và những pho sách quý giá trên kệ sách đã được chuyển ra sân và đốt thành tro trong lửa.
Tiên sinh Hộng Thu Thanh, một chuyên gia về thư pháp và hội họa, được mệnh danh là “thần y” của thư pháp và hội họa cổ, đã đóng khung vô số giai tác tuyệt thế như sơn thủy Tống Huy Tông, cây trúc của Tô Đông Pha, và các bức tranh của Văn Trưng Minh và Đường Bá Hổ. Những bức tranh ông dốc tận tâm huyết để sưu tầm đều bị đốt thành tro. Sau đó, tiên sinh Hồng rưng rưng nói với mọi người: “Hơn trăm cân thư pháp, tranh vẽ đã bị đốt từ lâu!”
Những cảnh tượng bi thảm này không chỉ xảy ra ở Bắc Kinh, mà còn xảy ra trên khắp đất nước.
Tại huyện Gia Âm ở biên giới Trung-Xô thuộc tỉnh Hắc Long Giang, học sinh cấp hai đổ xô vào trung tâm văn hóa huyện, chuyển trang phục kịch và sách ra đường rồi đốt tất cả thành tro. Khu vực Giang Tô Chiết Giang hội tụ tinh túy nhân văn, trong 500 năm của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, hầu hết các nhà thư pháp và họa sĩ nổi tiếng đều sinh ra ở đó, sách cổ còn lưu tồn đến này đặc biệt nhiều, sự phá hoại của “phá tứ cựu” tạo thành hậu quả đặc biệt lớn. Chỉ riêng địa khu Ninh Ba, 80 tấn sách cổ đóng bìa từ thời nhà Minh và nhà Thanh đã bị nghiền thành bột.
Trong Phủ Khổng Tử Khúc Phụ, nơi tích lũy văn hóa hơn hai nghìn năm không gián đoạn, từ ngày 9/11 đến ngày 7/12/1966, hơn 6.000 văn vật đã bị phá hủy, hơn 2.700 sách cổ bị đốt cháy, hơn 900 cuộn thư pháp và tranh vẽ bị đốt, hơn 1.000 bia đá từ các triều đại đã bị phá hủy, trong đó bao gồm hơn 70 văn vật hạng nhất được bảo vệ cấp quốc gia và hơn 1.000 cuốn sách quý hiếm.
Đốt sách đã chặt đứt đoạn việc truyền thừa di sản văn hóa truyền thống đối với người dân Trung Quốc. Cùng với việc đốt sách, tinh anh văn hóa của Trung Quốc đã bị tiêu diệt, vô số người bị cầm tù, tra tấn đến chết, đánh gãy xương sống tinh thần.
Thiêu hủy sách Pháp Luân Công để ngăn cản người dân biết sự thật
Sau Cách mạng Văn hóa, vào những năm 1980, Trung Quốc tương đối được tự do xuất bản, một lượng lớn sách phương Tây từng bị cấm đã được giới thiệu và xuất bản, nhiều sách khí công cũng được đưa vào các hiệu sách.
Vào những năm 1990, có hai cuốn sách vô cùng được hoan nghênh: “Pháp Luân Công Trung Quốc” và “Chuyển Pháp Luân”. Trong số đó, cuốn Chuyển Pháp Luân xuất bản vào cuối năm 1994, được Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh vinh danh là một trong mười cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh vào năm 1996.
Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 1999, vì đố kị cá nhân, lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, đã phát động một cuộc đàn áp đẫm máu toàn diện đối với Pháp Luân Công, buộc các lãnh đạo cao tầng khác của ĐCSTQ phải trung thành với quyết định của mình. Khi đó, Giang đã sử dụng toàn bộ bộ máy quốc gia để kiểm soát hơn 2.000 tờ báo, hơn 1.000 tạp chí, hơn 100 đài truyền hình và đài phát thanh trên khắp cả nước, mỗi ngày đồng loạt vu cáo Pháp Luân Công. Cảnh sát khắp cả nước bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn. Dưới sự lãnh đạo của ủy ban khu dân cư, đồn cảnh sát địa phương đến từng nhà học viên Pháp Luân Công để buộc họ từ bỏ đức tin, giao nộp sách và tư liệu nghe nhìn của Pháp Luân Công.
Có một thời gian, toàn quốc nhà dân bị lục soát, bắt giữ, người người bị yêu cầu biểu đạt thái độ chính trị; Đài phát thanh, truyền hình và báo chí tuyên truyền phê phán rợp trời dậy đất, cảnh tượng giống như “Cách mạng Văn hóa” tái diễn.
Có tin cho rằng hàng triệu bản sách Pháp Luân Công từng rất phổ biến đã bị thiêu hủy.
Tại sao ĐCSTQ đốt và cấm sách Pháp Luân Công với số lượng lớn? Trên thực tế, điều đó để khiến mọi người không có cơ hội để hiểu những gì Pháp Luân Công giảng, và chỉ có thể chấp nhận những lời dối trá do ĐCSTQ lan truyền. Nhiều người Trung Quốc không biết sự thật đã bị lừa dối, từ đó sinh lòng cừu hận đối với Pháp Luân Công.
Giống như quá trình của Đức Quốc xã, phát triển từ đốt sách đến đốt người, ĐCSTQ từ đó đã dần dần gia tăng cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, thậm chí phát triển đến mức thu hoạch nội tạng từ người sống, phạm “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.
Nhà văn Lâm Đạt đã phát biểu trong cuốn sách bán chạy “Nhất lộ tẩu lai nhất lộ độc” rằng: Chỉ có một lý do duy nhất để cấm sách, đó là thừa nhận rằng sách chứa đựng”tư tưởng nguy hiểm”. Ông cũng nói: “Lịch sử đã nhiều lần chứng minh rằng những tư tưởng tưởng chừng như nguy hiểm hôm nay sẽ trở thành lẽ thường vào ngày mai. Những cuốn sách bị một số nhân vật quyền lực cho là nguy hiểm có khả năng là nguồn kiến thức không thể thiếu của công chúng. Việc cấm sách có vẻ có lý, nhưng chưa bao giờ thành công.”
Quả thực, mọi chiến dịch tiêu diệt tri thức nhân loại và che giấu sự thật bằng cách đốt sách đều chưa bao giờ thành công.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch