Đại Kỷ Nguyên

Một năm trước khi chiến tranh nổ ra, phủ Diêm Vương đã lập Sổ Hạo kiếp

Dân gian có câu nói, rằng trước khi xảy ra các tai nạn như nước, lửa, binh, đao… phủ Diêm Vương sẽ lập Sổ Hạo kiếp, đại khái là để xác định phạm vi của tai họa, loại hình và số người tử vong tương ứng (shutterstock)

Nhiều người Trung Quốc nhận thấy rằng trong những năm gần đây, rất nhiều loại thiên tai họa hại ở Trung Quốc đại lục, ví như động đất, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, ôn dịch… bùng phát liên tiếp dồn dập, có thể nói rằng không có quốc gia nào trên thế giới gặp phải nhiều tai nạn như Trung Quốc. Đối với những người tín Thần, sự phát sinh của những tai nạn này đều có nguyên nhân, trong u minh kỳ thực hết thảy đều đã được an bài từ trước. Dân gian cũng có một thuyết pháp, nói rằng trước những tai nạn nước, lửa, binh, đao, phủ Diêm Vương đều cần lập Sổ Hạo kiếp, đại khái là để xác định phạm vi, loại hình của tai họa phát sinh và số người tử vong tương ứng.

Trong cuốn “Túy trà chí quái” do Lý Khánh Thìn thời nhà Thanh biên soạn, đã kể câu chuyện thế này: Vào thời nhà Thanh, Lưu Ngọc, một Nho sinh trẻ tuổi ở Tín Đô (nay là Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc), một ngày nọ đến nhà một người bạn để tụ tập. Hai người rất vui vẻ, đã uống nhiều rượu. Mãi đến tận đêm khuya, Lưu Ngọc ngà say mới nói lời tạm biệt để về nhà.

Khi Lưu Ngọc đi ra khỏi thôn chừng năm dặm thì đã là canh hai, tức từ 9 đến 11 giờ tối, đường đi tối đen.

Trên đường về nhà của Lưu Ngọc có một ngôi chùa vô danh. Trong đêm tối, ánh đèn trong chùa tỏa sáng, đặc biệt bắt mắt. Lưu Ngọc đoán có thể là tăng nhân hoặc đạo sĩ đang lập đàn tế lễ, cũng không cảm thấy sợ hãi. Khát nước vì uống nhiều rượu, nên ông vào chùa xin cốc nước.

Không ngờ Lưu Vũ vừa bước vào chùa đã bị hai sai dịch bắt lại và nói: “Ngươi đến vừa kịp lúc, Diêm Vương phái ta đi tìm người.” Nói rồi, sai dịch đưa Lưu Ngọc vào đại điện. Lưu Ngọc nhìn thấy trên chính đường đại điện có một vị quân vương thân mặc long bào, đầu đội mũ miện tua rua, khí thế uy nghi hiển hách. 

Lưu Ngọc sợ quá vội vàng quỳ xuống đất. Diêm Vương nói với ông: “Tìm ngươi tới đây là nhờ ngươi giúp đăng ký sổ sách, ngươi nhìn thấy gì cũng đừng sợ. Đây là sự tình sẽ phát sinh vào mùa thu năm sau, không liên quan gì đến ngươi.” Lưu Ngọc vội gật đầu đồng ý.

Chẳng bao lâu, một người hầu mang đến cho Lưu Ngọc bút nghiên và giấy trắng, mời ông ngồi trên bậc thềm để bắt đầu đăng ký. Trong nháy mắt, những cái đầu chất chồng lên nhau như núi ở phía đông điện, hàng chục người chạy tới chạy lui, vận chuyển những cái đầu từ đông sang tây, trông như đàn kiến ​​di chuyển. Mỗi lần chuyển đến, họ đều hướng về Lưu Ngọc báo cáo một lần số mục, danh tính, sau khi thấy Lưu Ngọc đăng ký xong mới rời đi.

Cứ như vậy, mọi người cứ đến đến đi đi trong chính điện, Lưu Ngọc một khắc cũng không dừng việc đăng ký. Mãi cho đến khi phương đông dần dần sáng bạch, việc đăng ký mới báo kết thúc.

Lúc này, một người đàn ông bước vào chính điện, quỳ xuống báo cáo với Diêm vương: “Tổng số khoảng mười nghìn.” Nói xong, hắn đứng dậy, quay người về phía Lưu Ngọc xin danh sách, nói: “Bác vất vả rồi, không bằng xuống dưới nghỉ ngơi một lát đi?”

Lưu Ngọc quỳ xuống dưới chân bậc thang, trong lòng vẫn cảm thấy bất an. Dần dần tiếng người biến mất, bốn bề trở nên im lặng. Lưu Ngọc mở mắt nhìn, trước mắt cái gì cũng chẳng có, nào là đại điện, nào là thính đường, Diêm Vương, sai dịch v.v. tất cả đều biến mất không dấu vết. Ông ngỡ mình đang mơ.

Tuy nhiên, vào năm sau (năm 1850), đã bộc phát cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc, quân nhà Thanh và quân Thái Bình trong chiến tranh đã chết rất nhiều người. Lưu Ngọc mới minh bạch rằng đó không phải là một giấc mơ, mà là phủ Diêm Vương đã an bài từ trước. Nói cách khác, cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc cũng là một vở kịch do lịch sử an bài.

Lý Khánh Thìn với biệt danh “túy trà tử”, nhận xét: Khi đại kiếp ập đến, dù ngọc hay đá đều chết cháy, phàm là gặp nạn, không một cá nhân nào chết uổng. Từ đó có thể biết rằng trong u minh, tất có người chuyên môn quản những sự việc loại này.

Có lẽ để xác nhận những gì mình nói, Lý Khánh Thìn đã kể ra một câu chuyện chân thực khác về trong u minh có định số.

Bối cảnh của sự kiện là từ năm Quang Tự thứ nhất đến năm thứ tư (1875-1878), hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở các tỉnh Sơn Tây, Trực Lệ, Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông và các tỉnh khác. Thiên tai lên đến đỉnh điểm từ năm Đinh Sửu (1877) đến năm Mậu Dần (1878), được sử gọi là “Nạn đói Đinh Mậu”. Tăng Quốc Thuyên, tuần phủ Sơn Tây đương thời, gọi đây là “thảm họa chưa từng có trong hơn 200 năm”, khiến hơn 10 triệu người chết vì đói và hơn 20 triệu người phải chạy trốn đi nơi khác.

Trong đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm Quang Tự thứ ba (1877), một nhà máy sản xuất cháo được thành lập ở Thiên Tân để giúp đỡ người dân, tên là “Xưởng Cháo Bảo Sinh”. Ở một góc phía đông thành, Xưởng Nữ Bảo Sinh cũng được thành lập, đây là một trong những nhà máy sản xuất cháo chuyên môn nhận thu dưỡng phụ nữ, trong xưởng cháo dựng lên không ít túp lều, có hơn 2.000 phụ nữ và trẻ em sống trong đó.

Rạng sáng ngày 4/12 (6/1), một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại Xưởng Nữ Bảo Sinh. Khi đó gió bắc gào thét, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, có khoảng 2.200 người bị thiêu chết, chỉ có ba đến bốn trăm người được cứu.

Khi đó, tờ “Thân báo” đã báo cáo thảm trạng của vụ hỏa hoạn như sau: các thi thể đều bị cháy đen, hình hài khuyết tật, trạng thái bất nhất. Hầu hết những người còn nguyên vẹn đều bị teo da khô xương, thu nhỏ hơn người bình thường, trên người họ không còn một sợi tóc nào… Đám đông ngã xuống, cúi đầu nghe tiếng cháy. Tuy nhiên, dù đương đầu với cái chết, những chị em mẹ con vẫn nương tựa vào nhau, có người trán tựa vào mẹ, có người dùng thân che cho con, thảm kịch về cái chết này khó có lời nào tả xiết.  

Những người sống sót kể lại: Trước vụ cháy, có một điều kỳ lạ đã xảy ra. Mọi người đều nghe thấy tiếng điểm danh bên ngoài lều, cao giọng kêu tên, gọi tên. Mọi người ai cũng tưởng là quan phủ cử người đi giao quần áo bông, có người đi ra kiểm tra, nhưng không thấy ai cả. Không lâu sau thì hỏa hoạn bùng lên.

Dân gian có thuyết pháp “sổ điểm quỷ” có lẽ thực sự tồn tại. Điều này không khỏi khiến người ta nhớ tới Bạch Khởi năm xưa khanh sát lính Triệu (1), tuy không tận mắt chứng kiến, ​nhưng thảm trạng những người dân bị thiêu chết thực sự khiến người ta không thể chịu nổi!

Hai câu chuyện trên thực ra đã nói cho thế nhân biết rằng câu nói “lão Thiên Da thu người” là không hề hư huyễn, Thiên thượng đang cân nhắc sự sinh tử của mỗi người, sự “vô tội” của người đã khuất trong mắt thế nhân là do họ không biết nhân quả đằng sau nó. Hơn nữa, trước những tai họa tất có dị tượng đi trước, dị tượng chính là điềm báo trước của tai họa. Vì vậy, khi ngày càng có nhiều hiện tượng và dị tượng phản thường, chẳng hạn như ôn dịch bất tuyệt, thời tiết cực nóng cực lạnh xuất hiện, “sấm sét” tháng Giêng, mưa lớn và hạn hán thay phiên nhau, động đất không ngừng…, đây đều là Thiên thượng đang cảnh báo thế nhân. Nếu con người có chính niệm, nghe hiểu ý trời, thì nhất định sẽ vượt qua được kiếp nạn, bởi Thiên thượng luôn có đức hiếu sinh.

Chú thích (1): Vụ bẫy và giết quân Triệu xảy ra vào năm 262 TCN, quân Tần và quân Triệu đánh nhau ở Trường Bình, tướng Tần Bạch Khởi đã dụ hơn 40 vạn quân Triệu vào vòng vây của quân Tần. Tướng Triệu Quách khi xông ra khỏi thành bị mũi tên lạc bắn chết, quân Triệu đầu hàng. Đêm hôm đó, quân Tần đã chôn sống toàn bộ 40 vạn quân Triệu đầu hàng, đây là sự kiện “khanh sát lính Triệu” kinh hoàng và chấn động nhất trong lịch sử.

Tài liệu tham khảo: “Túy trà chí quái”

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version