Đại Kỷ Nguyên

Một nhạc khúc mỹ diệu triển hiện khí chất ưu nhã của phụ nữ truyền thống

Người ta tự cổ đều hy vọng nam tử cần đảm đang, nữ tử cần khí chất ưu nhã và tố dưỡng đạo đức cao thượng (Shutterstock)

“Trung Nguyên Hán lệ” mô tả cảnh sinh hoạt kinh điển của phụ nữ cổ đại, truyền đạt vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Trung Hoa, đồng thời bằng sự kết hợp tròn trịa của tinh hoa âm nhạc Đông – Tây, tái tạo nên ý cảnh độc đáo khiến người nghe tuôn trào một cảm xúc vui vẻ an lành.

Một nhóm các thiếu nữ xinh đẹp đang chơi đùa trong khu vườn thanh mát khi nhàn nhã, họ có tâm trạng vui vẻ phấn chấn nào thể hiện sự cao nhã, thuần chân và lương thiện?

Người hiện đại giảng: “cùng dưỡng nhi, phú dưỡng nữ”, kỳ thực, ở một góc độ khác mà xét, người ta đều hy vọng nam tử cần có sự đảm đang, nữ tử cần có khí chất ưu nhã và tố dưỡng đạo đức cao thượng, những phẩm chất này đều cần phải hao phí tâm tư và tinh lực để bồi dưỡng nên. Mà phụ nữ chính là người kế thừa và là người thầy khai sáng đầu tiên đối với lý niệm về truyền thống gia tộc cho thế hệ sau, sự giáo dưỡng của họ do đó có thể thấy dấu vết. Khúc nhạc “Trung Nguyên Hán lệ” của dàn nhạc giao hưởng Thần Vận (Shen Yun) tái hiệu sự thuần khiết thiện lương và khí chất cao nhã đoan trang trong tâm linh của người phụ nữ cổ đại, tạo cho người nghe ấn tượng mỹ hảo.

Nhạc khúc “Trung Nguyên Hán Lệ ” phát hành trong Tác phẩm Thần Vận (Shen Yun works) được tuyển chọn từ tiết mục diễn xuất của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun năm 2018, do tiên sinh D.F., giám đốc nghệ thuật của Shen Yun sáng tác, Tịnh Huyền phối khí, nguyên bản là sáng tác chuyên môn cho điệu múa cùng tên trong dạ tiệc Thần Vận. Với phần trình bày chuyên nghiệp của các nghệ thuật gia Thần Vận trong tiết mục “văn hóa và âm nhạc truyền thống”, chúng ta hãy cùng lắng nghe bản giao hưởng Thần Vận mỹ diệu này nhé.

Mời quý vị nhấn vào đây để thưởng thức một đoạn nhạc khúc: Trung Nguyên Hán lệ

Tinh hoa âm nhạc Đông – Tây tạo nên một ý cảnh tao nhã, trữ tình khiến người nghe lưu luyến

Mở đầu nhạc khúc “Trung Nguyên Hán lệ”, dưới sự dẫn đạo của trường âm huyền nhạc (nhạc cụ bộ dây) cực kỳ nhẹ nhàng mềm mại, những ngón tay của người diễn tấu lướt trên đàn hạc, đồng thời mô phỏng bức tranh cổ đầy xưa thần thái, âm sắc tấu lên càng thêm sáng láng. Loại nhạc điệu nhu mĩ này mang đến cho người nghe ý cảnh ưu nhã.

Khẩn tiếp, ba đàn tì bà và sáo lần lượt gia nhập, tiếp tục câu nhạc này tấu xuất một làn điệu mỹ lệ, sau đó lại đưa bassoon và các nhạc khí mộc quản (ống gỗ) khác nhau cùng với tì bà vào cùng diễn tấu, lúc này, tựa hồ một khoảnh sân thanh mát thời Trung Hoa cổ đại đã lạc vào trong tầm mắt, chỉ thấy trong sân cây xanh rợp bóng, chim hót hoa hương, trong một ngày nhẹ nhõm thư thái và tươi sáng.

Tiếp theo, tiếng sáo trong veo phiêu xuất ra nhạc âm linh động, những tiếng chim hoan khoái làm nổi bật toàn thể tình tự hoạt bát vui vẻ.

Thời khắc này, những thiếu nữ không còn chỉ là những tiểu thư khuê các, họ đang vui chơi trong cảnh sắc giàu thi tình họa ý. Tì bà, oboa bắt đầu chơi giai điệu chính, tựa như phát xuất một câu hỏi nhẹ nhàng: hôm nay tương tụ, nên chơi trò gì? Ngay lập tức tiếng đàn vĩ cầm vang lên, mọi người tựa hồ như bắt đầu thảo luận. 

Tiếp theo, clarinet, oboa, flute, piccolo, bassoon và tất cả các nhạc cụ mộc quản khác nhất tề tấu hưởng. Mọi người dường như đã tìm thấy chủ đề của trò chơi hôm nay, sự hồi hộp đã được giải khai. Ngay sau đó, giai điệu chính được chơi lại bằng các nhạc cụ khác nhau hưởng khởi, lĩnh tấu bởi đàn nhị và tì bà, phụ họa bằng đàn hạc và cello, trong đó lại điểm xuyết âm sắc độc đáo của những tiếng chuông.

Đàn nhị dường như đang nói lên tiếng người, biểu đạt các thiếu nữ tri âm tương tụ, hưởng thụ khoảng thời gian vui vẻ khi nhàn rỗi.

Cùng với giai điệu chính, càng nhiều huyền nhạc (nhạc cụ bộ dây) gia nhập, cello và contrabass bắt đầu lạp tấu, kèn đồng gia nhập trong giai điệu với sâu độ, dày độ và lực độ sung mãn, khởi lên thanh thế tráng đại, lấy sự kết hợp tinh hoa âm nhạc Trung – Tây để triển hiện khí chất độc đáo mà nhún thuận nhẹ nhàng của giai nhân Trung Quốc cổ đại, mang đến mỹ cảm truyền thống.

Ở đoạn cao trào, âm thanh paipan trong sáng vang lên, mang đến tiết tấu sôi động, vui tươi, thanh nhã trong sự tươi vui, phấn chấn, triển hiện sự thuần chân, lương thiện của các thiếu nữ được bảo lưu trong sinh hoạt truyền thống, khiến mọi người quên đi ưu phiền.

Vẻ thanh lịch ưu nhã của phụ nữ Trung Quốc cổ đại

Trung Quốc thời nhà Hán là thời đại mà nữ nhân tài liên tục xuất hiện. Thái Văn Cơ tài nghệ trác tuyệt, lưu lại danh tác truyền thế “18 bức tranh cổ”; nữ sử gia đệ nhất Ban Chiêu bác học đa văn, là tác giả của “Đông chinh phú”, “Nữ giới” v.v.; Vương Chiêu Quân xuất thân khoa bảng, khí chất phi phàm, lấy chồng Hung Nô, vì dẹp yên chiến sự biên giới mà lập công lao lớn; còn có Điêu Thuyền, Triệu Phi Yến được khen tụng là thập đại mỹ nhân Trung Hoa cổ đại…

Cũng giống như xã hội ngày nay, phụ nữ trong xã hội truyền thống đóng một vai trò thập phần then chốt; tâm lý, giáo dục và tố chất của họ mang ảnh hưởng trọng yếu vốn có đối với thế hệ sau. Phụ nữ trong ngày thường vào thời nhà Hán chú trọng bồi dưỡng cầm kì thi họa, đạo đức lễ nghĩa, đề cao tố chất của tự thân.

“Trung Nguyên Hán lệ” mô tả dạng mạo sinh hoạt kinh điển truyền thống của phụ nữ cổ đại, truyền đạt vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Trung Hoa, đồng thời bằng sự hợp bích (kết hợp tròn trịa) của tinh hoa âm nhạc Đông – Tây, tái tạo nên ý cảnh độc đáo khiến người nghe tuôn trào một cảm xúc vui vẻ an lành.

Khán giả wuwei yang đã để lại lời nhắn bên dưới Shen Yun Works: “Vui tai, âm nhạc cao nhã và ưu nhu, sinh động mô tả một bức tranh sinh hoạt của phụ nữ vui tươi và duyên dáng được dưỡng dục bởi văn hóa truyền thống Trung Nguyên.”

Khán giả dung97 nói, “a clear melody in a busy life.” (Đây là một nhạc khúc mỹ lệ được nghe trong cuộc sống bận rộn!)

Tác giả: Thái Nhã, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version