Các chuyên gia giải đọc dự ngôn thường tin rằng hai câu đầu của bài thơ nói về sự suy bại của chính quyền đỏ của ĐCSTQ, trong khi hai câu cuối nêu lên thời gian và dấu hiệu diệt vong của nó. Hãy nói về điều này một cách chi tiết.
- Tiếp theo Phần 1
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!
Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp về dự ngôn “Hoàng Bách thiền sư thi”. Bắt đầu từ bài thơ thứ mười là dự ngôn Trung Quốc tiến vào thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, rất nhiều nội dung liên quan mật thiết đến chúng ta, mà điều thú vị nhất là nó cho biết vận mệnh tương lai của Trung Quốc cuối cùng sẽ đi về đâu.
Trung Hoa Dân Quốc huyết lệ
Trước tiên chúng ta hãy đọc bài thơ thứ 10:
用武時當白虎年 Dụng vũ thì đương bạch hổ niên
四方各自起烽煙 Tứ phương các tự khởi phong yên
九州又見三分定 Cửu châu hựu kiến tam phân định
七載仍留一線延 Thất tái nhưng lưu nhất tuyến Diên
Hai câu đầu nói rằng năm hổ Bính Dần 1926, Tưởng Giới Thạch tiến hành Bắc phạt thống nhất Trung Quốc, khi đó bốn phương quân phiệt hỗn chiến, cát cứ các nơi, tự điều hành chính sự. Như chúng tôi đã giới thiệu ở số trước, “Thiền sư thi” thường sử dụng màu sắc và cung hoàng đạo để biểu thị niên đại. Năm Bính Dần 1926 là năm con hổ, Bính thuộc hỏa, hỏa màu đỏ, nên phải là “xích hổ niên” (赤 xích là màu đỏ), tại sao dự ngôn lại gọi là “bạch hổ niên”? Người ta thường lý giải ‘năm bạch hổ’ có ý tứ là một năm hung, năm đại biểu cho chiến tranh, họa nạn.
Câu tiếp theo “Cửu châu hựu kiến tam phân định” có ý nghĩa gì? “Cửu châu” chỉ Trung Quốc, điểm này không ai dị nghị. Vậy thì “tam phân định” là ý tứ gì? Ở đây có hai cách giải thích khác nhau.
Một là nói, kể từ khi triển khai Bắc phạt, ĐCSTQ đã tăng cường nỗ lực giành quyền lãnh đạo, vào năm sau Bắc phạt của chính phủ Quốc dân đảng, tức là vào năm 1927, ĐCSTQ đã phát động “Bạo động Nam Xương”, triển khai bạo lực quân sự để đoạt quyền lực. Năm 1931, Nhật Bản dùng “Sự biến 18 tháng 9” để lấy cớ xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc, sau đó cát cứ vùng Đông Bắc, thành lập chính quyền Mãn Châu Quốc. Trung Quốc lâm vào trạng thái bị chính phủ Quốc gia, đảng Cộng sản và Nhật Bản chia ba.
Một cách giải thích khác là, “tam phân định” đề cập đến thời kỳ an định xuất hiện ở Trung Quốc đương thời sau Bắc phạt, được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc gọi là thời kỳ “Mười năm kiến quốc”, đoạn thời gian này được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc gọi là “thịnh sự ngắn ngủi”. Nhưng sự an định này chỉ có ba phần, vẫn còn bảy phần không an định. Nhân tố không an định này bao gồm việc đảng Cộng sản thành lập nước Cộng hòa Xô viết Trung ương vào năm 1931, đảng Cộng sản bắt đầu bành trướng ở Trung Quốc, phát động bạo động vũ trang, đốt phá, giết chóc, cướp đoạt, một người nếu nhà có một mảnh đất thì là có tội, nó giống như ngày nay nói một cá nhân có một ngôi nhà là tội đáng chết vậy. Nếu bạn muốn biết thêm về giai đoạn lịch sử này, tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách “Cửu Bình về ĐCSTQ”, ở đây chúng tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết.
Câu cuối cùng “Thất tái nhưng lưu nhất tuyến Diên”, 7 cộng 1 bằng 8, nghĩa là cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài 8 năm đã thắng lợi. Nhưng thực ra câu này còn có hàm ý sâu xa hơn. Phóng viên Quốc tế Cộng sản Pyotr Parfenovich Vladimirov đã viết trong cuốn “Nhật ký Diên An”, rằng trong kháng chiến chống Nhật, ĐCSTQ đã đi theo đường lối chỉ đạo “một phần kháng chiến, hai phần đối phó, bảy phần phát triển”, lợi dụng quân đội quốc gia toàn lực kháng Nhật, không có khả năng tiễu Cộng, lợi dụng thời cơ đó để sinh tồn. Hơn nữa, ĐCSTQ cũng đã kiến lập một khu căn cứ tại Diên An, đây là “nhất tuyến Diên” của ĐCSTQ. Ôi Diên An, Diên An, ĐCSTQ khi chỉ còn chút hơi tàn lại được bình an, có lẽ hết thảy đều nằm trong sự an bài của Thiên thượng.
Vậy bài thơ tiếp theo nói về điều gì?
紅雞啼後鬼生愁 Hồng kê đề hậu quỷ sanh sầu
寶位紛爭半壁休 Bảo vị phân tranh bán bích hưu
幸有金鰲能戴主 Hạnh hữu kim ngao năng đái chủ
旗分八面下秦州 Kì phân bát diện hạ tần châu
Trong câu đầu tiên đã điểm danh thời gian, “Hồng kê” (gà đỏ) ám chỉ năm 1945 là năm con gà Ất Dậu. Có thể có người hỏi, năm Ất Dậu, Ất thuộc mộc, mộc đối ứng với màu xanh, vì sao không phải là năm gà xanh, mà lại là năm gà đỏ? Dường như từ sau khi tiến nhập vào thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, thời gian của “Thiền sư thi”, màu sắc có lúc không chiểu theo đối ứng thiên can, ngũ hành, mà mang ý nghĩa khác. Chữ “hồng” ở đây đối ứng là chính quyền sắc đỏ của ĐCSTQ quật khởi vào năm con gà. Có chuyên gia nghiên cứu dự ngôn còn chỉ ra, địa đồ Trung Quốc hiện nay trông giống như một con gà trống, bị chính quyền đỏ kiểm soát, chẳng phải là một “con gà đỏ” sao? Như vậy, việc dùng “hồng kê” ở đây là một cách chơi chữ, bạn có thấy không? “Quỷ sinh sầu” trực tiếp chỉ ra chiều sâu khổ nạn mà hồng họa mang lại cho người dân Trung Quốc.
Câu thứ hai đối ứng chính là cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng, sau đó, chính quyền Quốc dân đảng đã mất một nửa giang sơn ở phía bắc sông Dương Tử vào năm 1948, và thất thủ hoàn toàn vào cuối năm 1949.
Vậy thì, “Hạnh hữu kim ngao năng đái chủ” có nghĩa là gì? “Kim ngao” là con rùa thần được nhắc đến trong thần thoại Trung Quốc, nó đầu đuôi giống rồng, thân giống rùa, toàn thân màu vàng, sống ở biển. Nói xong, mọi người sẽ minh bạch câu này có nghĩa là, may mắn thay, vẫn còn Đài Loan ở đó, để chính phủ Quốc dân an thân lập nghiệp, thừa tải nền văn minh chính thống của Trung Hoa.
Câu cuối cùng ám chỉ sự luân hãm toàn diện của Trung Quốc đại lục trong hồng triều. “Kỳ phân bát diện” – lá cờ phân tám mặt, dùng để chỉ Bát lộ quân của ĐCSTQ, và “Tần châu” là chỉ khu vực căn cứ của ĐCSTQ ở Diên An ở phía bắc Thiểm Tây, thời cổ đại thuộc lãnh thổ nhà Tần. Chữ “下 hạ” chỉ ra rằng, quân đội của ĐCSTQ tràn ra từ Diên An, nắm toàn quyền kiểm soát đại lục và cướp chính quyền.
Vậy điều gì phát sinh sau khi chính phủ Quốc dân tới Đài Loan? Chúng ta hãy xem bài thơ thứ mười hai:
中興事業付麟兒 Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi
豕後牛前耀德儀 Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi
繼統偏安三十六 Kế thống thiên an tam thập lục
坐看境外血如泥 Tọa khán cảnh ngoại huyết như nê
Sau khi Tưởng Giới Thạch mang chính phủ Quốc Dân đến Đài Loan, ông luôn nuôi hy vọng có thể phản công đại lục. Tuy nhiên, cho đến khi ông qua đời, tâm nguyện này vẫn chưa được thực hiện, nên ông đã giao lại đại nghiệp phục hưng cho “lân nhi” Tưởng Kinh Quốc.
Câu thứ hai “Thỉ hậu ngưu tiền” (sau heo trước trâu) có lẽ ám chỉ năm con chuột. Năm Nhâm Tý 1972, Tưởng Kinh Quốc chính thức lên nắm quyền, trở thành viện trưởng hành chính Trung Hoa Dân Quốc. “Thiền sư thi” dùng ba chữ “diệu đức nghi” để hình dung những chính tích của Tưởng Kinh Quốc, có thể nói là một lời khen ngợi rất lớn đối với ông. Sự thực đúng như vậy, Tưởng Kinh Quốc sau đó đã đầu tư hơn 200 tỷ Đài tệ để khởi động “Thập đại cơ sở kiến trúc”, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Đài Loan, thúc đẩy quá trình thăng cấp sản nghiệp và cất cánh kinh tế Đài Loan. Sau đó, Tưởng Kinh Quốc còn làm một sự việc phi thường, đó là bãi bỏ triệt để quản chế quân chính trong thời kỳ động viên chống nổi loạn, giải trừ đảng cấm, báo cấm, khiến Trung Hoa Dân Quốc kết thúc trạng thái động viên chuẩn bị cho chiến tranh, hồi quy về chính quyền dân chủ hợp hiến.
Câu thứ ba “Kế thống thiên an tam thập lục” có nghĩa là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc kế thừa truyền thống Trung Hoa sẽ kết thúc ở Đài Loan sau 36 năm hòa bình. Có phải như vậy không, hãy thử làm một phép tính: Từ khi Tưởng Giới Thạch đến Đài Loan năm 1949 cho đến khi Tưởng Kinh Quốc qua đời năm 1988, 1988-1949=39 năm. Vậy thì, liệu dự ngôn có sai không? Không hề. Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, từ năm 1975 đến năm 1978, Nghiêm Gia Cam, phó tổng thống của Tưởng Giới Thạch đã tạm thời giữ chức quyền tổng thống nước Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Kinh Quốc chỉ lên nắm quyền tổng thống vào năm 1978. Quả đúng là 36 năm, thật là chuẩn xác như Thần.
Câu cuối cùng có lẽ không khó hiểu đối với những bạn quen biết về lịch sử hiện đại của Trung Quốc. Cùng lúc với việc Trung Hoa Dân Quốc đang phát triển chủ nghĩa hợp hiến dân chủ ở Đài Loan, thì bên ngoài Đài Loan đã xảy ra một trường mưa máu gió tanh: Chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, còn ở Trung Quốc đại lục, sự tàn bạo của Tam phản, Ngũ phản, Trấn phản và nạn đói lớn khiến hàng chục triệu người chết đói, tiếp theo là Cách mạng Văn hóa hủy hoại văn hóa truyền thống, bại hoại nhân tính, không quá lời khi miêu tả nó là “huyết như nê” (máu như bùn).
Lúc này, trong “Thiền sư thi” chỉ còn lại hai bài thơ cuối cùng, thường được ngoại giới hiểu là dự ngôn về những thay đổi cự đại sẽ xảy ra ở Trung Quốc trong những năm gần đây, chúng ta hãy cùng xem.
Sự sụp đổ của Vương triều Đỏ sắp xảy ra? Bài thơ thứ mười ba được viết như thế này:
赤鼠時同運不同 Xích thử thời đồng vận bất đồng
中原好景不為功 Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công
西方再見南軍至 Tây phương tái kiến nam quân chí
剛到金蛇運已終 Cương đáo kim xà vận dĩ chung
Các chuyên gia giải đọc dự ngôn này thường tin rằng hai câu đầu của bài thơ nói về sự suy bại của chính quyền đỏ của ĐCSTQ, trong khi hai câu cuối nêu tên thời gian và dấu hiệu diệt vong của nó. Hãy nói về nó một cách chi tiết.
Câu đầu tiên “Xích thử thì đồng vận bất đồng”, nêu tên một điểm thời gian là năm con chuột. Chữ “Xích” ở đây vẫn nên giải thích theo ý nghĩa tượng trưng, ám chỉ chính quyền đỏ của ĐCSTQ. “Thời đồng vận bất đồng” thuyết minh vận mệnh của ĐCSTQ sẽ gắn liền với hai năm con chuột, một bên có thể là thời điểm nó trỗi dậy, một bên khả năng đại biểu cho sự bắt đầu suy bại của nó. Vậy hai năm Tý này là năm nào?
Mùa thu năm con chuột Mậu Tý 1948, Quốc dân đảng và Cộng sản đảng nội chiến, hai bên quyết chiến trên ba hướng Đông Bắc, Hoa Đông và Hoa Bắc, đó là ba đại chiến dịch: chiến dịch Liêu Thẩm, chiến dịch Hoài Hải và chiến dịch Bình Tân, ba trận đánh then chốt này đều kết thúc với thắng lợi vang dội cho ĐCSTQ. Năm đó có thể nói vận thế của ĐCSTQ đang hừng hực, và nó đã chiếm đóng hoàn toàn Trung Quốc đại lục vào năm sau, 1949.
Năm con chuột vận thế suy nhược của ĐCSTQ trong dự ngôn chính là năm Canh Tý 2020. Hiện tại là năm 2023. Nếu nhìn lại một chút, chúng ta sẽ phát hiện, kể từ khi virus ĐCSTQ (Covid-19) bùng phát vào cuối năm 2019 và phát triển thành đại dịch toàn cầu vào năm 2020, hình thế của ĐCSTQ là cực kỳ bất hảo.
Ở nước ngoài, dù ở Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Á – Thái Bình Dương, rất nhiều quốc gia đã thanh tỉnh trước sự dối trá và lừa bịp của ĐCSTQ. Mối quan hệ chiến lược kinh tế và quân sự Mỹ – Trung đã trải qua một bước ngoặt lớn, nhiều cường quốc quốc tế đã thực hiện các hành động liên hợp phòng ngự hoặc tẩy chay để đối đầu với ĐCSTQ. Chính sách “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ cũng đã bị từ bỏ. Cách đây một thời gian, bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, nói rằng chính phủ Ý trước đây đã đưa ra một quyết định cực kỳ tồi tệ khi tham gia dự án “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ.
Trong nước, chính sách “Zero Covid” cực đoan không ngừng gây tổn hại cho kinh tế dân sinh, dẫn đến suy thoái kinh tế, các vụ sấm sét bất động sản và ngân hàng xuất hiện thường xuyên, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tràn lan khắp toàn quốc, cùng các loại thiên tai nhân họa khác nhau, dân chúng Trung Quốc khổ không kể xiết.
Từ quan điểm này, năm 2020 xác thực là một năm bước ngoặt đối với ĐCSTQ. Đôi khi người ta phát hiện dự ngôn thực sự kỳ diệu, bất quá, chỉ cho đến khi sự tình phát sinh thì mới có thể giải thích chúng chính xác. Nếu bạn xem lời dự ngôn này trước năm 2019, ai có thể nghĩ rằng một biến đổi cự đại sẽ xảy ra trong năm tới?
Trên cơ sở đó, chúng ta xét câu thứ hai “Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công”, hàm nghĩa trở nên rõ ràng hơn. Hóa ra cái gọi là vinh cảnh thịnh thế của “giấc mộng Trung Hoa” chỉ là giả tượng, căn bản không phải là công lao của ĐCSTQ, mà là đến từ nhiều nhân tố bên ngoài: Vốn tư bản và công nghệ đến từ xã hội phương Tây, kinh nghiệm kinh doanh và kỹ thuật đến từ thương gia Đài Loan, lao động người Trung Quốc bị định giá rẻ, suy thoái môi trường v.v. còn có những thủ đoạn gián điệp và trộm cắp của ĐCSTQ. Một khi những yếu tố bên ngoài này rút đi, chân tướng hiển lộ, người dân Trung Quốc sẽ dần thức tỉnh giấc mộng cường quốc.
Được rồi, chúng ta chuyển sang câu thứ ba, “Tây phương tái kiến nam quân chí”, câu này hình như nồng nặc mùi thuốc súng, lẽ nào sắp xảy ra một cuộc chiến tranh nữa? Kể từ khi cuộc chiến Nga – Ukraine bùng nổ, ĐCSTQ dường như đã sẵn sàng hành động, có vẻ như nó muốn bắt chước Nga, xuất thủ đánh chiếm Đài Loan mà nó lâu nay luôn thèm muốn bằng vũ lực.
Tuy nhiên, kể từ khi ĐCSTQ tiết lộ ý tưởng thống nhất quân sự Đài Loan bằng vũ lực, Mỹ đã nhiều lần đưa ra các tuyên bố ủng hộ Đài Loan, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật yêu cầu Mỹ và Đài Loan tăng cường liên hợp huấn luyện quân sự, mời Đài Loan tham gia cuộc Tập trận quân sự đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2024.
Một khi ĐCSTQ thực sự xuất binh, rất có thể liên quân đa quốc gia do Mỹ và Nhật dẫn đầu sẽ chia lực lượng thành nhiều đường và trực tiếp tham chiến. Vì vậy, chữ “Tây phương tái kiến” trong câu thứ ba có thể giải thích là “hiện” trong xuất hiện, các cường quốc phương Tây một lần nữa xuất hiện trên chiến trường Trung Quốc. “Nam quân chí” có thể giải thích là quân đội đến từ phía nam, hoặc có thể là các quốc gia như Malaysia và Việt Nam đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, cũng gửi quân đến hỗ trợ. Thậm chí, có người còn cho rằng Ấn Độ, quốc gia không dễ đối phó với Trung Quốc trong những năm gần đây, có thể nhân cơ hội này gây chiến.
Mặc dù không thể đưa thuyết pháp chính xác, nhưng đây chính là chỗ kỳ diệu của dự ngôn, trước khi sự tình phát sinh thì mọi chuyện đều có khả năng. Sau khi sự việc xảy ra, người ta mới chợt nhận ra – hóa ra là như vậy.
Vậy ở đây giả sử cuộc chiến tương ứng với câu thứ 3 là chiến tranh eo biển Đài Loan, vậy thời gian hai bờ eo biển Đài Loan đụng độ là lúc nào?
Điều này cần phải được kết hợp với một cuốn sách dự ngôn nổi tiếng khác của Trung Quốc là “Thôi Bối Đồ”.
Hình ảnh thứ 43 trong “Thôi Bối Đồ” được hiểu là mối quan hệ xuyên eo biển, trong đó tụng từ như sau:
黑兔走入青龍穴 Hắc thố tẩu nhập thanh long huyệt
欲盡不盡不可說 Dục tận bất tận bất khả thuyết
惟有外邊根樹上 Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng
三十年中子孫結 Tam thập niên trung tử tôn kết
Thỏ đen (hắc thố) và rồng xanh (thanh long) ở đây nếu dùng những màu sắc chúng tôi đã giới thiệu trước cộng với cung hoàng đạo, đối ứng thiên can địa chi ngũ hành thì có thể hiểu như sau: thỏ đen là Quý Mão, tức là năm 2023; còn rồng xanh là năm Giáp Thìn, tức là năm 2024.
Tất nhiên, chu kỳ năm thỏ đen và rồng xanh là sáu mươi năm, nên chúng không nhất thiết ám chỉ năm 2023 và 2024, mà cũng có thể là năm 2083 và 2084 trong tương lai. Tuy nhiên, kết hợp với bối cảnh lịch sử và hình thế hiện tại, rất nhiều người vẫn thiên về giải thích thỏ đen và rồng xanh là năm 2023 và 2024.
Tiếp theo chúng ta hãy xem câu cuối cùng trong bài thơ thứ mười ba của “Thiền sư thi”, “Cương đáo kim xà vận dĩ chung”, lý giải theo mặt chữ tương đối trực tiếp, thì dường như là nói đến năm con rắn, ĐCSTQ sẽ đi đến hồi kết. Vậy năm con rắn là năm nào? Kim xà – rắn vàng, nếu chiểu theo thiên can địa chi để suy tính, là chỉ năm con rắn Tân Tỵ, cách hiện tại gần nhất là năm 2061. Có thể là nó không?
Những bạn đã đọc truyện Newton giải mã mật mã “Kinh Thánh” có thể biết, Newton đã tính toán thời gian ngày tận thế là vào năm 2060. Nhìn từ góc độ nào đó, năm “con rắn vàng” 2061 kỳ thực cũng có khả năng.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể phát hiện rằng, kể từ thời Trung Hoa Dân Quốc, màu sắc của năm và cung hoàng đạo trong “Thiền sư thi” thường chỉ ra điều khác, vì vậy “con rắn vàng” này có thể không thực sự ám chỉ năm con Tân Tỵ. Và nếu câu thứ ba đề cập đến năm 2023 đến năm 2024, câu cuối cùng lại đề cập đến năm 2061, thì khoảng cách thời gian quá lớn, đoán rằng mọi người sẽ không sẵn sàng chờ đợi lâu như vậy. Hãy xem liệu có thể có lời giải nào khác không.
Vậy từ hiện tại còn những năm con rắn nào nữa từ nay đến năm 2061? Một là năm con rắn Ất Tỵ 2025, và hai là năm Đinh Tỵ 2037. Liệu “kim xà” có phải là một trong số đó?
Cách giải thích chủ lưu hiện nay đặt mục tiêu vào năm 2025. Bởi vì nếu chiến tranh eo biển Đài Loan nổ ra vào năm 2023 hoặc 2024, ĐCSTQ rất có khả năng sẽ tự làm bản thân sụp đổ. Tại sao? Về thực lực, ĐCSTQ chưa có kinh nghiệm thực chiến trên biển, nếu phải đối mặt với liên quân đa quốc gia như Mỹ và Nhật có năng lực tác chiến trên biển và trên không cường đại, thì ước tính cơ hội chiến thắng là rất nhỏ. Có lẽ ĐCSTQ cũng biết điều này nên đang nỗ lực chế tạo tàu sân bay, nhưng chất lượng của tàu sân bay đó thực sự đáng lo ngại. Nguyên nhân trọng yếu nhất là nó không đắc dân tâm. Một khi ĐCSTQ phát động chiến tranh, nói không chừng sẽ bộc phát nội chiến, trước đây một số cư dân mạng đã nói, rằng nếu họ được phát súng để đánh nhau, họ nhất định sẽ tìm ra địch nhân thực sự để thanh toán. Mọi người hẳn đều có thể đoán được là ai, phải không?
Ngoài ra, trong những năm gần đây, các loại thiên tai nhân họa và dị tượng thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc đại lục, thập phần tương tự với cảnh tượng mạt đại của các triều đại khác nhau được ghi lại trong lịch sử, thật khó để không khơi dậy trí tưởng tượng của mọi người.
Hãy quay lại dự ngôn năm con rắn. Trên thực tế, một số người tin rằng “kim xà” trong lời dự ngôn ám chỉ năm 2037. Điều này được giải thích như thế nào?
Chúng ta hãy nhìn lại Hình 43 của “Thôi Bối Đồ”, tụng từ có câu “Dục tận bất tận bất khả thuyết”, điều này dường như có nghĩa là ĐCSTQ không chết ngay lập tức, giống như một con rết chết nhưng không cứng đờ. “Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng, Tam thập niên trung tử tôn kết”, dường như là nói, Trung Hoa chính thống vẫn còn đang ở bên ngoài, không ở Trung Quốc đại lục, trong ba mươi năm khai hoa kết quả, hoặc là độc lập kiến quốc, hoặc là phản công tại Trung Quốc đại lục thành công. “Tam thập niên trung” có người giải đọc là 15 năm, giữa 30 là 15. Bằng cách này, thời gian được “Thôi Bối Đồ” dự ngôn có lẽ là từ 2023+15 đến 2024+15, tương đối gần với năm 2037, năm Bính Tỵ.
Rốt cuộc thì đó là năm con rắn nào? Mọi người đừng nóng vội, rất có thể một, hai năm nữa bạn sẽ biết.
Vậy bài thơ cuối cùng của “Thiền sư thi” nói lên điều gì?
日月推遷似轉輪 Nhật nguyệt thôi thiên tự chuyển luân
嗟予出世更無因 Ta dữ xuất thế canh vô nhân
老僧從此休饒舌 Lão tăng tòng thử hưu nhiêu thiệt
後事還須問後人 Hậu sự hoàn tu vấn hậu nhân
Bài thơ này và tụng từ của hình ảnh cuối cùng trong “Thôi Bối Đồ” dù từ ngữ khác nhau nhưng ý nghĩa tương tự:
茫茫天數此中求 Mang mang thiên sổ thử trung cầu
世道興衰不自由 Thế đạo hưng suy bất tự do
萬萬千千說不盡 Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận
不如推背去歸休 Bất như thôi bối khứ quy hưu
Có lẽ giống như nhiều dự ngôn cổ kim nội ngoại, xã hội nhân loại là tuần hoàn vãng phục, thiên số vô tận, chân lý của vũ trụ không dễ để con người biết được. Thế giới sẽ trải qua một cuộc đại canh tân, và những dự ngôn cũng chỉ có thể đi xa đến thế. Trong những biến đổi cự đại đó, nhân loại sẽ đưa ra sự lựa chọn cuối cùng giữa thiện và ác, điều này cũng sẽ quyết định vận mệnh tương lai của nhân loại, cũng chính là “Hậu sự hoàn tu vấn hậu nhân”, tức là, chuyện sau này thế nào vẫn còn phải hỏi người đời sau.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch