Cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 2024 đã kết thúc, ông Lại Thanh Đức, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Tiến, người bị ĐCSTQ cực lực phản đối, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Tại sao ĐCSTQ lại căm tức cuộc bầu cử Đài Loan đến vậy? Nguyên nhân sâu xa đằng sau nó là gì?
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 2024 đã kết thúc, và Lại Thanh Đức, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân tiến, người bị ĐCSTQ phản đối, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Sau đó, các quan chức từ hơn 50 quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Anh, Pháp, Đức, Canada, Singapore, Cộng hòa Séc và Úc đã lần lượt bày tỏ lời chúc mừng, nhưng ĐCSTQ thì tức giận đùng đùng, đưa ra nào là “những tuyên bố nghiêm khắc”, nào là “phản đối mạnh mẽ”. Nhưng dù “tuyên bố nghiêm khắc”, dù “phản đối mạnh mẽ” ĐCSTQ cũng không làm gì được.
Tại sao ĐCSTQ lại căm tức cuộc bầu cử ở Đài Loan đến vậy? Hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn phân tích tâm lý của chính quyền Bắc Kinh.
Kẻ thua cuộc lớn nhất đang rất tức giận
Trước hết, ĐCSTQ rất tức giận vì đã trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất. Tại sao nói điều này?
Trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 2024, ĐCSTQ đã tiến hành can dự về mọi mặt, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm: lãnh đạo đảng Tập Cận Bình và Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ Viện hô hào từ xa; Tên lửa của ĐCSTQ bay qua không phận miền nam Đài Loan; Tiến hành diễn tập quân sự tại biển Hoa Đông; Máy bay quân sự, tàu chiến, khinh khí cầu liên tục quấy rối Đài Loan; Thúc giục Quốc Dân Đảng và Đảng Nhân Dân tham gia “hợp tác trắng xanh”; Sử dụng công an tiến hành điều tra Tập đoàn Foxconn của Đài Loan ở Trung Quốc đại lục, buộc ông chủ Foxconn Quách Đài Minh phải thoái không tham gia tranh cử; Mời các chính trị gia Đài Loan đến thăm Trung Quốc đại lục; Tăng cường lực độ hiếp bách kinh tế đối với Đài Loan; Cung cấp quỹ tranh cử cho các chính trị gia Đài Loan; Sử dụng Internet để tiến hành chiến tranh nhận thức, v.v….
Tuy nhiên, tất cả các biện pháp can dự mà chúng ta thấy đều thất bại.
Không chỉ năm 2024. Vào năm 2020, Đài Loan tiến hành 4 cuộc bầu cử dân chủ: bầu cử tổng thống, bầu cử Hội đồng lập pháp, bỏ phiếu bãi nhiệm thị trưởng Cao Hùng và bầu thị trưởng mới của Cao Hùng. ĐCSTQ cũng can dự mọi mặt, nhưng kết cục đều thất bại. Bà Thái Anh Văn, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Tiến, người bị ĐCSTQ phản đối, đã tái đắc cử với số phiếu kỷ lục 8,17 triệu phiếu.
Vào các năm 2016, 2020 và 2024, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Tiến đã được bầu ba nhiệm kỳ liên tiếp. Về phần ĐCSTQ, trong bối cảnh liên tục “bất mãn” và “phản đối”, đã phải nhận liên tiếp ba thất bại đáng xấu hổ. Bắc Kinh có thể đừng tức giận được không?
ĐCSTQ không dám bầu cử dân chủ
Ngoài việc tức mắt, bản thân ĐCSTQ không dám hiện thực bầu cử dân chủ, vậy nên nó không thể dung thứ cho các cuộc bầu cử dân chủ tại Đài Loan.
Đài Loan kể từ năm 1996 đã tiến hành 8 cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp, chế độ bầu cử dân chủ của nước này đang ngày càng trưởng thành.
Điều này được thể hiện ở những điều sau: Ứng cử viên tổng thống không phải một mà có hai hoặc ba người; Các ứng cử viên khi ra tranh cử, phải có trăm phương ngàn kế để giành được sự ủng hộ của cử tri, cử tri có quyền tự do lựa chọn; Quá trình bầu cử có sự giám sát nghiêm ngặt, bao gồm sự giám sát giữa các đảng phái chính trị, giám sát của truyền thông nhà nước, truyền thông nhân dân, truyền thông quốc tế, giám sát của cử tri của các ứng viên khác, giám sát của hành chính, lập pháp, tư pháp v.v.
Lấy việc bỏ phiếu và kiểm phiếu làm ví dụ. Đối với cuộc tổng tuyển cử năm 2024, hơn 17.000 “phòng bỏ phiếu” đã được thiết lập trên khắp Đài Loan. Mỗi “phòng bỏ phiếu” có một viên quản lý chủ nhiệm, một giám sát viên chủ nhiệm, ít nhất 8 cán bộ quản lý và 2 đến 3 giám sát viên.
Quản lý viên do nhân viên Công giáo đảm nhiệm, giám sát viên là do các chính đảng đề cử, người giám sát của mỗi “phòng bỏ phiếu” đều không thuộc về cùng một chính đảng. Tất cả các chính đảng và cơ quan truyền thông đều có thể cử người đến “phòng bỏ phiếu” để tự mình kiểm tra kết quả bỏ phiếu và thống kê, đồng thời họ cũng có thể xác minh kết quả kiểm phiếu của Ủy ban Bầu cử Trung ương.
Theo thống kê của Ủy ban Bầu cử Trung ương, có tới 19,5 triệu cử tri đã đăng ký tham gia cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Mỗi cử tri phải mang theo CMND, phiếu bầu có con dấu đến “phòng bỏ phiếu” để bỏ phiếu. Sau khi nhân viên kiểm tra danh tính cử tri, việc bỏ phiếu, kiểm phiếu, xướng phiếu, giám sát phiếu, kiểm phiếu toàn bộ đều được công khai. Bốn giờ sau thời hạn bỏ phiếu, nhân viên công tác có thể hoàn thành việc kiểm phiếu.
Cuộc tổng tuyển cử ở Đài Loan sử dụng phiếu giấy, kiểm phiếu thủ công và bỏ phiếu trong ngày, không được phép bỏ phiếu vắng mặt, bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu ủy quyền hay bỏ phiếu điện tử, v.v., do đó tránh được gian lận bầu cử ở mức độ lớn nhất.
Do sự công khai, công bằng, công chính của hệ thống bầu cử, sau khi cuộc bầu cử kết thúc, người thắng cuộc đường đường chính chính công bố thắng tuyển; người thua cuộc công khai thừa nhận thất bại và chúc mừng người chiến thắng; người dân Đài Loan nói chung chấp nhận kết quả bầu cử; các quốc gia dân chủ khác nói chung cũng chấp nhận kết quả bầu cử.
Tại sao Đài Loan có thể tiến hành bầu cử dân chủ? Bởi vì người Đài Loan thừa nhận các giá trị phổ thế, bao gồm tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp chế, v.v., cũng bao gồm lương tâm, thành tín, kỷ luật tự giác, lòng vị tha, v.v. Với những giá trị quan này, Đài Loan có thể tiến hành các cuộc bầu cử dân chủ, không ngừng hoàn thiện tuyển cử dân chủ.
Hãy nhìn vào bên kia bờ eo biển, ĐCSTQ thực thi một đảng cực quyền, đảng lũng đoạn quyền lực, lũng đoạn chân lý. Dựa vào cái gì để duy trì cực quyền? Dựa vào áp lực cao của “nòng sùng”, “quân đội”, “lưỡi đao”, “cỗ máy chuyên chính” và sự lừa dối của “bộ máy tuyên truyền”.
Cực quyền và dân chủ kỵ nhau như nước với lửa, chúng ta chưa từng thấy chế độ cực quyền nào tiến hành bầu cử dân chủ phải không? Mặc dù ĐCSTQ cũng tự xưng mình có bầu cử, nhưng mọi người đều có thể nhìn thấy rõ, đó là giả.
Khi ĐCSTQ bầu ra cái gọi là “người lãnh đạo quốc gia”, thường chỉ có một ứng cử viên, đó cũng có thể gọi là “bầu cử bình đẳng” sao? Các ứng cử viên không tranh cử, miễn là được lãnh đạo cấp trên công nhận là được; Đảng nói bạn được thì bạn được, đảng nói bạn không được thì bạn không được, bạn không phục cũng không được.
Về phần cử tri, họ không có quyền tự do lựa chọn, rất nhiều người trong số họ thậm chí còn chưa từng nhìn thấy lá phiếu trông như thế nào. Tất nhiên, cuộc bầu cử như vậy thì đừng nói đến sự giám sát độc lập, toàn bộ đều là đảng quyết.
Cuộc bầu cử giả mạo của bản thân ĐCSTQ cũng dẫn đến một nguyên nhân sâu xa hơn khiến nó căm tức cuộc bầu cử ở Đài Loan: Nó sợ.
Nếu Trung Quốc đại lục tổ chức bầu cử dân chủ, ĐCSTQ sẽ sụp đổ
Người Đài Loan và người Trung Quốc đại lục có cùng văn hóa và chủng tộc, nếu Đài Loan có thể tổ chức bầu cử dân chủ, thì tại sao đại lục lại không thể? Bởi vì nếu làm như vậy thì ĐCSTQ sẽ sụp đổ.
Đài Loan chuyển đổi từ xã hội độc tài sang xã hội dân chủ chỉ mất hơn 30 năm. Tiến trình này có mối quan hệ trọng đại với ông Tưởng Kinh Quốc, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc lúc bấy giờ. Ông đã thuận ứng thời cơ thực hiện cải cách khai phóng, coi dân là gốc.
Ngày 28 tháng 9 năm 1986, những nhân sĩ ngoài Quốc Dân Đảng cử hành hội nghị giới thiệu ứng cử viên cho “Hiệp hội hỗ trợ bầu cử ngoài đảng” tại khách sạn Viên Sơn ở Đài Bắc. Một động thái lâm thời đã được đưa ra trong hội nghị nhằm đề xuất thành lập một chính đảng mới. Sau khi những người tham gia thảo luận, nó được đặt tên là “Đảng Dân chủ Tiến bộ”, gọi tắt là Đảng Dân Tiến, từ đó Đảng Dân Tiến ra đời.
Sau khi những người ngoài đảng tuyên bố thành lập Đảng Dân Tiến, tổng thống Tưởng Kinh Quốc của Trung Hoa Dân Quốc đã không hề trấn áp, mà thay vào đó, ông nói một câu rất nổi tiếng: “Thời đại đang thay đổi, hoàn cảnh đang thay đổi, trào lưu cũng đang thay đổi, Quốc Dân Đảng quá khứ quá kiêu ngạo, quá tự phụ, từ nay trở đi không còn như trước nữa.”
Ngày 15 tháng 10 năm 1986, với tư cách là chủ tịch Quốc Dân Đảng, Tưởng Kinh Quốc trong hội nghị Thường ủy Trung ương Đảng đã kêu gọi những người tham gia nhất trí với đề án cải cách chính trị, bao gồm: (1) Chế định “Luật An ninh quốc gia” mới để thay thế “Điều khoản lâm thời về động viên thời kỳ dẹp loạn”; (2) Sửa đổi “Luật Đoàn thể Nhân dân; (3) Sửa đổi Luật bầu cử và bãi nhiệm. Ba biện pháp này được gọi là ba luật tự do hóa, cốt lõi là giải trừ giới nghiêm, giải hóa đảng cấm và cải cách bầu cử.
Ngày 12 tháng 10 năm 1986, Tưởng Kinh Quốc nói: “Tôi coi việc thúc đẩy dân chủ là ý chí của mình, hy vọng giải trừ lệnh giới nghiêm càng sớm càng tốt. Tôi đồng ý với hiến pháp, sẽ không tham gia vào các phong trào ly khai, nếu điều kiện phù hợp, được phép thành lập một đảng mới phản cộng.”
Ngày 14/7/1987, Tưởng Kinh Quốc ra lệnh: Bắt đầu từ ngày 15/7, lệnh giới nghiêm đã thực thi suốt 38 năm tại Đài Loan đã được giải trừ.
Ngày 1 tháng 1 năm 1988, Tưởng Kinh Quốc chỉ đạo chính thức chấm dứt lệnh cấm báo chí. Từ đó trở đi, dân chúng Đài Loan được tự do báo chí.
Trong những năm cuối đời, Tưởng Kinh Quốc đã thủ tiêu lệnh giới nghiêm, chấm dứt đảng cấm báo cấm, đặt định nền móng cho các cuộc bầu cử dân chủ ở Đài Loan.
Vào ngày 23 tháng 3 năm 1996, Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử công dân trực tiếp lần đầu tiên cho tổng thống và phó tổng thống, sử dụng chế độ bỏ phiếu phổ thông, trực tiếp, bình đẳng, không ghi danh, đơn ký, đa số tương đối.
Tính đến ngày 13 tháng 1 năm 2024, Đài Loan đã tổ chức 8 cuộc bầu cử trực tiếp tổng thống và phó tổng thống.
Trên thực tế, rất nhiều dân chúng ở Trung Quốc đại lục ngưỡng mộ chế độ bầu cử của Đài Loan. Sau khi cuộc tổng tuyển cử chính thức mở cửa bỏ phiếu công khai vào sáng 13/1, các chủ đề liên quan trở thành một trong những chủ đề nóng trên mạng xã hội Weibo. Hashtag “Bầu cử Đài Loan” cũng xuất hiện trên tìm kiếm nóng trên Weibo, có thời điểm nó đã thu hút tới 163,2 triệu lượt xem.
Sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã “nhảy tường” lên các kênh trực tuyến của các phương tiện truyền thông lớn của Đài Loan để đồng loạt xem mở hòm phiếu. Một số cư dân mạng nhiệt tình đăng lại ảnh chụp màn hình cứ sau vài phút để “báo tin” cho những người xung quanh.
Ngược lại, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ lại cực kỳ im ắng, hầu như không có tin tức nào, trên mạng xã hội Weibo, các hashtag như “Đài Loan tuyển cử”, “Đài Loan đại tuyển” hay “Đài Loan 2024 đại tuyển” từng một lần bị chặn, sau đó mới được khôi phục, khiến nhiệt độ bị kìm nén rất nhiều.
Một cư dân mạng Trung Quốc đã để lại lời nhắn: “Rốt cuộc Đại lục không có cuộc bầu cử trực tiếp.”
ĐCSTQ không thực hành bầu cử dân chủ ở đại lục, thể chế cực quyền mà chúng tôi vừa đề cập là một nguyên nhân. Còn một nguyên nhân khác, đó là ĐCSTQ ngay từ ngày đầu thành lập, nó đã là một đảng ngoại lai, được thành lập dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik), coi lợi ích của nước Nga Xô viết là lợi ích tối cao.
Những ông tổ của ĐCSTQ, Marx, Engels, Lenin và Stalin, đều là người nước ngoài, các đảng viên của ĐCSTQ được gọi là con cháu Mác-Lê, họ không phải là con cháu Viêm Hoàng. Vì vậy, ĐCSTQ không đại biểu cho nhân dân Trung Quốc.
Một khi người dân Trung Quốc tổ chức bầu cử dân chủ công khai, công bằng, công chính như người dân Đài Loan, thì tất cả những bố già của ĐCSTQ đang tác uy tác bức trên đầu nhân dân Trung Quốc, toàn bộ sẽ gạt ra ngoài, và ĐCSTQ sẽ lập tức bị tiêu diệt.
Thế giới ngày nay đã bước vào thời đại đối đầu quyết định giữa dân chủ tự do và chuyên chế cực quyền.
Đài Loan, nơi ủng hộ dân chủ, đã trở thành ngọn hải đăng cho người dân Trung Quốc trên thế giới, nền kinh tế của nước này đã bước vào hàng ngũ các nước phát triển, các giá trị phổ quát đã ăn sâu vào lòng người dân.
ĐCSTQ đã đang thực thi chuyên chính cực quyền trong suốt 75 năm, nền chính trị Trung Quốc đã bị hắc bang hóa, nền kinh tế Trung Quốc sắp băng hoại, bản chất của văn hóa đảng “giả, ác, đấu” càng hung hăng.
Mặt tốt của tự do dân chủ Đài Loan trái ngược hoàn toàn với sự xấu xa của chế độ cực quyền chuyên chính của ĐCSTQ.
ĐCSTQ thực sự không thể chịu đựng được điều này, nên không còn cách nào khác là văn công võ hách, dùng phương thức dối mình dối người, đưa ra “những tuyên bố nghiêm khắc” và “phản đối mạnh mẽ” trên toàn thế giới.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch