Tờ New York Times đã đăng một bài báo dài vào ngày 15/8, bôi nhọ Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, vốn được mệnh danh là “Biểu diễn đệ nhất thế giới”.

Bài viết dựa trên các cuộc phỏng vấn với một nhóm nhỏ các diễn viên Shen Yun trước đây, xuyên tạc tôn chỉ và sứ mệnh của đoàn nghệ thuật, những yêu cầu về thể chất liên quan đến khiêu vũ chuyên nghiệp và niềm tin của các nghệ sĩ Shen Yun. Nhiều học giả và nhân vật truyền thông đã bác bỏ bài báo của New York Times, cho rằng New York Times thực chất là cơ quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Người phát ngôn của Shen Yun cho biết, tuyên bố trong bài báo của New York Times đến từ một số ít cựu vũ công Shen Yun đã từ chức, phần lớn trong số những người này là do vi phạm quy định hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn nghệ thuật. Trong một bài đăng nói rõ sự việc của đoàn Nghệ thuật Shen Yun có viết: “Những nội dung viết trong bài báo này rõ ràng là một cuộc tấn công ác ý nhằm bôi nhọ sứ mệnh và tín ngưỡng của chúng tôi, hạ thấp những giá trị mà chúng tôi coi trọng, cũng phá hủy một tổ chức kiệt xuất của Hoa Kỳ được thành lập bởi những người dân di cư thời đầu tháo chạy khỏi cuộc bức hại của Trung Cộng và những người tị nạn”.

Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun được thành lập bởi các học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ vào năm 2006, nhằm mục đích phục hưng nền văn hóa truyền thống đã bị Trung Cộng phá hủy, từ một đoàn phát triển thành 8 đoàn, hàng năm đến lưu diễn khắp các nước trên thế giới, khán giả trực tiếp ước khoảng 1 triệu người. 

Trong bài viết dài của mình, tờ New York Times hoàn toàn né tránh sự thật về cuộc đàn áp nghiêm trọng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bài viết cũng không đề cập đến việc các học viên Pháp Luân Công bị thu hoạch nội tạng, mà sự thật này cũng đã được nêu rõ trong nhiều báo cáo nghiên cứu cũng như lời chứng trong các phát biểu Quốc Hội. Mặc dù có rất nhiều chứng cứ đã được đưa ra ánh sáng và xác nhận, nhưng một bài báo do tờ New York Times đăng tải cùng ngày lại trích dẫn lời của một vị chuyên gia, phủ nhận mọi bằng chứng cho thấy các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đang bị giết hại một cách có hệ thống để lấy nội tạng.

Ngay trước khi bài báo của New York Times được xuất bản, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã công bố một báo cáo nêu rõ rằng “Chế độ Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quyết định chiến lược, tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công trên toàn cầu, mở rộng tuyên truyền, bịa đặt và thực hiện hoạt động trấn áp tới các nước khác ngoài Trung Quốc, nhất là ở Mỹ, càng phải tăng cường bức hại Pháp Luân Công”. Người tố cáo đã cung cấp hồ sơ về các cuộc họp cấp tỉnh của Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mô tả chiến lược của họ là để đặc vụ Trung Quốc cung cấp thông tin “ác ý” và “tiêu cực” về Pháp Luân Công cho các phương tiện truyền thông Mỹ cùng với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội”.

Qua Bích Đông: The New York Times là một phiên bản “Nhân dân nhật báo” tại Mỹ

Học giả và nhân vật truyền thông cấp cao Qua Bích Đông đã tweet vào ngày 19 tháng 8 tiết lộ rằng “New York Times Chinese Network” (bản tiếng Trung của tờ New York Times) là phiên bản Mỹ của tờ “Tân Hoa xã” và “Nhân dân nhật báo” của ĐCSTQ, đồng thời bác bỏ các báo cáo liên quan vì không tìm thấy một lời buộc tội nào có trọng lượng. 

Qua Bích Đông nói rằng, vốn tưởng rằng tờ New York Times dành một năm để thực hiện cuộc điều tra và có lẽ sẽ đưa ra những tin tức kinh thiên động địa. Tuy nhiên, “Ngay khi báo cáo của New York Times vừa được đưa ra, tôi đã đọc nó từ đầu đến cuối hai lần và thấy rằng những thông tin đó chẳng phải chỉ là chuyện lông gà vỏ tỏi sao? Trong bất kỳ một nhóm nào, tôi cũng tìm thấy phần lớn người tỏ ra bất mãn với bài báo. Điểm mấu chốt của sự việc này là liệu điều đó có đủ trọng lượng để phán xử là một tội ác không? Ngay cả với việc làm tổn hại danh dự cũng không nổi. Nhiều nhất thì bài báo cũng chỉ có thể khiến cho những người không rõ chân tướng đã vì Trung Cộng mắng mỏ vài câu. Thật nực cười!” – Bài tweet nói.

“Bạn đang nói về một vài tội phạm bị nghi ngờ? Hay ám chỉ rằng bạn đã làm điều gì đó vi phạm luật pháp Hoa Kỳ? Có rất nhiều từ ngữ nhưng dường như tìm không thấy một lời buộc tội có sức thuyết phục. Bởi vì họ cũng biết rằng họ không phải là cá nhân và không thuộc phạm trù được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận, việc nói lời bịa đặt và lan truyền tin đồn đều sẽ bị hầu tòa”, ông nói.

“Nếu chuyện này có giá trị tích cực, thì không có trường học nào ở Mỹ lại không viết một bài báo dài về nó, thậm chí còn xuất hiện nhiều bài viết hơn nữa. Nếu như những chuyện này đều là tội trạng thì hẳn là hai phái cánh Tả và cánh Hữu ở Mỹ đều đã đưa sự việc ra khởi tố trước pháp luật”. Bài tweet tiếp tục.

Qua Bích Đông tiết lộ trong một tweet rằng, New York Times mô tả lệnh cấm du lịch được áp dụng để ngăn chặn virus COVID-19 xâm nhập vào Hoa Kỳ là sự phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc vào năm 2020. “Giọng điệu này còn bóp méo hơn cả tờ Nhân dân Nhật báo!”. Tờ New York Times cũng đã xuất bản loạt bài như “Hãy cho chủ nghĩa xã hội một cơ hội” và “Đảng Cộng sản dẫn dắt Trung Quốc thành công như thế nào”…

“Cùng năm đó, tôi đã chụp lại báo cáo hàng tuần của họ: Vào Thứ 2, họ chỉ trích bá quyền của Mỹ; vào Thứ 3, họ chỉ trích Trump; vào Thứ 7 và Chủ Nhật, họ đưa tin về thế giới tự do đang hỗn loạn như thế nào; vào Thứ 4 và Thứ 6, họ ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc; và hôm Thứ 5, họ đưa tin về cuộc gặp gỡ của Tập Cận Bình với quần chúng cách mạng trong một tuần. Trong một tuần lễ mà có tới có bốn trang màu đỏ, tất cả đều ca ngợi ĐCSTQ và Tập Cận Bình. Trên Facebook của tôi có thể tìm thấy những bằng chứng này. Nó còn đăng một bài chỉ trích các giá trị phổ quát”. Ông viết trên Twitter.

Qua Bích Đông cho rằng “Phương tiện truyền thông đỏ” như New York Times là kết quả của sự xâm nhập toàn cầu của ĐCSTQ dưới sự hỗ trợ của phe cánh Tả, hệ thống giá trị của nó là quyền lực tối cao của Trung Cộng, là tay sai của Trung Cộng tại Mỹ, có thể nói là nỗi sỉ nhục của Hoa Kỳ. 

Ông đặt câu hỏi về độ tin cậy của các bài báo viết về Shen Yun đăng trên New York Times, cuộc điều tra kéo dài một năm, tìm thấy mười mấy nhân chứng, không có trích dẫn phỏng vấn nào là của thành viên hiện tại của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. “Thế nhưng thực tế chỉ có một vài người được trích dẫn trong bài báo. Vậy thì mười mấy người khác ở đâu? Họ đã nói gì? Họ có đủ tư cách để làm nhân chứng tại tòa không?”

Hồ Bình: Báo cáo của New York Times lặp lại luận điệu của ĐCSTQ và không khách quan

Hồ Bình, biên tập viên danh dự của tờ “Mùa xuân Bắc Kinh”, cũng tin rằng bài báo của “New York Times” về Shen Yun là bản sao hoàn chỉnh lời vu khống của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Ngay từ năm 2001, ông đã viết một bài “Pháp Luân Công không cho phép người tiêm và uống thuốc sao?” Với phần giới thiệu về “Khoa học Cơ đốc”, đã bác bỏ lời dối trá của ĐCSTQ rằng “Pháp Luân Công không cho phép người dân khám bệnh”. Ông đã đăng lại bài viết này vào ngày 17 tháng 8.

Hồ Bình nói rằng những vấn đề mà New York Times trình bày, trước đây đã được ĐCSTQ nêu ra khi chỉ trích Pháp Luân Công, và ông đã bác bỏ tư cách là một phương tiện truyền thông của tờ báo này. New York Times đã không hoàn thành trách nhiệm của mình, không xem xét những phân tích trong bài báo liệu có đạo lý hay không, có nên lặp lại những luận điệu không thể biện hộ được của ĐCSTQ hay không.

“Pháp Luân Công đã truyền ra hơn 30 năm và ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Công hơn 25 năm. Trên thực tế, hầu hết người dân Trung Quốc đều phản cảm đối với cuộc đàn áp này. Trong số các quan chức Trung Quốc mà chúng tôi tiếp xúc vào thời điểm đó, tôi nhận thấy không có ai trong số các quan chức Trung Quốc tán thành việc Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công. Sau khi bài viết của tôi được đăng, những người chuyên nghiên cứu tôn giáo ở Trung Quốc rất khen ngợi nhưng họ không dám lên tiếng, họ nghĩ rằng về chiều sâu cũng như chiều rộng Pháp Luân Công đều tốt, rất đáng khen ngợi”. 

Hồ Bình, người theo học chuyên ngành triết học phương Tây khi còn là nghiên cứu sinh tại Đại học Bắc Kinh cho rằng, theo logic của New York Times, tất cả các tôn giáo đều nên bị chỉ trích phê phán. Ví dụ, Phật giáo giảng giới cấm, xuất gia, cả ngày tụng kinh, không lao động bất kể ngành nghề nào, chủ trương thoát ly thế tục, chiếu theo quan điểm của người bình thường thì đó là phá hủy gia đình, khiến nhân loại tuyệt chủng, thế nhưng không ai vì điều này mà phê phán Phật giáo hay Đạo giáo cả, mà Pháp Luân Công còn không chủ trương thực hiện những điều ấy. “Một số tôn giáo chủ trương khổ hạnh, Đạt Ma (Tổ sư Thiền tông) quay mặt vào vách đá 10 năm, mọi người nói đây không phải là tàn phá sinh mệnh sao? Thế nhưng không ai nghĩ sự việc này ghê tởm, cần phải phê phán cả”. Cho nên, nếu cho rằng lý do chỉ trích Pháp Luân Công là xác đáng thì lý do chỉ trích các tôn giáo kia thậm chí còn nghiêm trọng hơn gấp 10 lần. 

Ông Hồ Bình tin rằng, lời buộc tội trong bài báo của New York Times về việc “lạm dụng thanh thiếu niên” của Shen Yun thậm chí còn vô căn cứ hơn.

“Lạm dụng là gì? Mỗi nghề nghiệp, mỗi loại công việc đều có những yêu cầu nghiêm khắc, đúng không? Yêu cầu là hợp lý, là bình thường, thậm chí là đúng đắn. Mỗi người đều cần phải làm tốt nhất phần việc của mình, muốn vậy thì mỗi người cần nghiêm khắc yêu cầu bản thân, không sợ khổ, không sợ khó khăn. Cho nên điều này cần phải được làm rõ, không thể tách rời”. Ông nói, “Ví dụ, Toàn Hồng Thuyền, nhà vô địch Olympic nhảy cầu, đã tập luyện từ khi cô ấy sáu hoặc bảy tuổi. Một đứa trẻ đã nhảy, nhảy trăm lần mỗi ngày. Theo logic này thì đó không phải là lạm dụng sao? Cô ấy đã trở nên nổi tiếng, và học sinh vào trường thể thao cùng cô ấy rất có thể sẽ bị tàn tật và trễ nải học tập, vậy sao không gọi những việc này là ngược đãi trẻ em? Nhưng mà tất cả mọi người đều ca ngợi Toàn Hồng Thuyền như một anh hùng, như thế có buồn cười không?”

Hồ Bình cũng viết trong bài báo năm 2001 rằng vụ việc Pháp Luân Công là một việc vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng khác sau sự kiện “Lục tứ” (cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989). Sự việc đàn áp học viên Pháp Luân Công lại một lần nữa cho thế giới thấy được bản chất của quyền lực chuyên chế là bành trướng, lạm dụng và dựa vào đàn áp nhân dân để duy trì sự tồn tại. “Điều đó cũng cho thế giới biết rằng hành vi xâm phạm bất kỳ nhóm nào cũng chính là hành vi xâm phạm quyền lợi của tất cả mọi người. Khi chúng ta bảo vệ quyền lợi của người khác cũng là đang bảo vệ quyền lợi của chính mình”. Lúc đó họ (ĐCSTQ) cũng đã dùng hết âm mưu thủ đoạn mong tiêu diệt Pháp Luân Công, thế nhưng lực sống và sự phát triển của Pháp Luân Công là không thể xem thường. Quả thực, Pháp Luân Công đã phát triển cho đến ngày nay, không chỉ hồng truyền ra hơn 100 quốc gia mà còn nhận được hàng nghìn giải thưởng từ nhiều quốc gia.

Triệu Lan Kiện: New York Times bôi nhọ Shen Yun kỳ thực đang tự hủy hoại mình

Cựu nhân vật truyền thông Trung Quốc, Triệu Lan Kiện đã xem Shen Yun biểu diễn vài lần sau khi đến Hoa Kỳ. Ông rất ấn tượng trước nghệ thuật tuyệt vời và những nỗ lực phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa của Shen Yun. Ông nói với “Khán Trung Quốc” rằng, sau khi đọc kỹ 3 bài báo do New York Times viết, ông cảm thấy rằng chúng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trong một thời gian dài để dẫn hướng cho kẻ xả súng. Sau khi kiểm tra cẩn thận, ông không tìm thấy bất kỳ báo cáo nào về việc vi phạm pháp luật hay đạo đức của Shen Yun, “Nhưng mà, người phóng viên này đã dùng khí lực nửa đời bú sữa mẹ để thổi phồng bầu không khí, khiến thật giả lẫn lộn, điên đảo thị phi”, ông nói. 

Ông cho rằng bài báo của New York Times đã phóng đại nhiều tình tiết thông thường. “Ví dụ, nếu con tôi bị va đập và bầm tím khi tập múa, tôi sẽ đưa ra phán đoán sơ bộ mối quan hệ giữa mức độ bị thương, thuốc và bệnh viện. Tôi không phải là người mê tín theo y học hiện đại và tôi thích các liệu pháp tự nhiên hơn. Nếu phải đến gặp bác sĩ, tôi cũng sẽ lựa chọn bệnh viện một cách cẩn thận. Bản thân hệ thống chữa bệnh ở xã hội hiện đại có tồn tại vấn đề, tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều có”, ông nói.

Bằng cách bôi nhọ Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, với tư cách là một kênh thông tấn, tờ New York Times thực sự đang hủy hoại uy tín của chính mình. “Giá trị của tin tức là truyền bá sự thật một cách kịp thời chứ không phải để tạo ra hoặc thậm chí bóp méo sự thật bằng lời nói để lừa khán giả. Mục đích của những bài báo dài là để dẫn hướng tư tưởng. Nếu như có tồn tại sự thật thì chỉ cần mấy câu hoặc bằng chứng là có thể làm sáng tỏ”. Ông nói thêm.

Ông cũng tiết lộ rằng New York Times có mối quan hệ mật thiết với Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Công tác Mặt trận Thống nhất và tầng cao nhất của ĐCSTQ.

“Tờ New York Times được Trung Quốc gieo trồng và bén rễ, đây là một sự thật không thể chối cãi. Trong xã hội Trung Quốc, nơi thông tin được kiểm soát chặt chẽ, bất kỳ cơ quan truyền thông nước ngoài nào ở Trung Quốc đều phải trải qua quá trình kiểm duyệt, công việc này nằm dưới sự kiểm soát duy nhất của Cục Thông tin Nhà nước. Mặt trận thống nhất của Trung Cộng cũng kết nối với cửa sổ này để kết giao với các phóng viên nước ngoài. Công việc này không chỉ giới hạn ở Bắc Kinh mà còn mở rộng tới Seoul, Hồng Kông và Đài Bắc”.

Ông tiết lộ, khi làm việc tại Thâm Quyến và Hong Kong vào năm 2002, ông đã tiếp xúc nhiều với các vấn đề nội bộ phỏng vấn hợp pháp kết nối với Ban Mặt trận Thống nhất tại Trung Quốc, vào thời điểm đó, nhiều lãnh đạo và nhân viên Bộ Ngoại giao đều ủng hộ nhiệt liệt.

“Các lãnh đạo cao nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương có liên hệ trực tiếp với các ông chủ hoặc nhân sự quản lý chủ chốt của các hãng truyền thông tên tuổi ở nước ngoài”. Ông cũng cho biết thêm rằng, năm 2017, Quách Văn Quý có vạch trần một tin tức, năm đó Quách còn vạch trần ra sự việc nhiều kênh truyền thông và bộ phận quản lý tin tức của Trung Quốc có tính chất liên quan.

Trên Twitter, ông cũng viết rằng, những gì Trung Cộng gieo xuống là giấc mơ nghề nghiệp và kinh doanh của nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài. Việc thiết lập một kênh liên lạc với Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là ước mơ của hầu hết tất cả những người làm truyền thông, không chỉ có điều kiện tốt nhất để lấy tin, hơn nữa còn có thể được hỗ trợ tài chính của các báo Hoa kiều. Ví dụ, Vương Chí An trở lại Trung Quốc vào năm 2022 là để lấy tiền tổ chức quảng cáo quy mô lớn ở nước ngoài. “Đây là mị lực và năng lực của Ban Tuyên giáo và Ban Mặt trận Thống nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tiền tài và quyền lực đan xen vào nhau để gây ảnh hưởng toàn cầu trong cả công khai lẫn bí mật”, ông nói.

Ông Triệu cũng tiết lộ rằng, ông biết không dưới 10 nhân viên và đồng nghiệp cũ làm ở New York Times, nhưng lý niệm của tôi và những lý tưởng hàng đầu của giới truyền thông hoặc giá trị của nhân viên có sự chênh lệch quá lớn. “Theo quan điểm của tôi, tờ New York Times quá giống truyền thông nhà nước Trung Quốc và nó đã nuôi dạy quá nhiều người nhàn rỗi”.

Hồ Lực Nhâm: Tố cáo tới FBI điều tra thu nhập của phóng viên thân Trung cộng làm tại New York Times 

Hồ Lực Nhâm, một nhà bình luận chính trị hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ, đã tweet vào ngày 20 tháng 8, tiết lộ rằng ông đang ở Washington DC và sẽ báo cáo sự thật về phóng viên Lan Denis Johnson (tên tiếng Trung: Trương Ngạn) của New York Times cho FBI, yêu cầu FBI điều tra kỹ lưỡng nguồn thu nhập của người này. Trương Ngạn từng viết bài “Đảng Cộng sản dẫn dắt Trung Quốc thành công như thế nào” trên tờ New York Times vào năm 2017, tô điểm cho ĐCSTQ.

Ông viết trong một dòng tweet: “Hãy xem tờ New York Times là một thứ rác rưởi! Đó là lý do New York Times giúp đỡ tà ác Trung Cộng bôi nhọ và tấn công nhóm Pháp Luân Công ở nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. FBI hẳn là tra rõ gián điệp Trung Cộng đã xâm nhập vào tờ New York Times”.

Hồ Lực Nhâm cũng kêu gọi thêm bạn bè trên Twitter cung cấp cho ông danh sách và thông tin của các biên tập viên và phóng viên tờ New York Times đã viết bài tô điểm cho ĐCSTQ tà ác. Ông sẽ nộp danh sách tên của họ cho trụ sở FBI để điều tra kỹ lưỡng.

Theo Vision Times
San San biên dịch