Cắt giấy là một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Nghệ thuật cắt giấy bắt nguồn từ các hoạt động thờ cúng Thần Phật và tổ tiên. Những tác phẩm nghệ thuật này được dùng để trang trí tường nhà và cửa sổ, và đó là lý do chúng được gọi là “song hoa” (窗花), nghĩa là hoa trên cửa sổ.
Một trong những chữ quan trọng nhất trong ngày lễ này là “Phúc” (福), nghĩa là may mắn, phước lành, và hạnh phúc.
Nhưng tại sao chữ Phúc thường được treo ngược?
Câu chuyện lịch sử kể rằng, trong một dịp lễ Tết, một gia đình Trung Quốc đã vô tình để ngược chữ “Phúc”. Vào ngày mùng một, vị khách đầu tiên đến thăm gia đình và thấy chữ “Phúc” lộn ngược, ông ta thiện ý chỉ ra: “Nhĩ môn đích Phúc đảo liễu” (你们的福倒了!), nghĩa là ‘chữ Phúc của các anh bị ngược mất rồi’.
Mặc dù “đảo” (倒) nghĩa là “ngược”, nhưng nó cũng đồng âm với chữ “đáo” (到) nghĩa là “đến”.
Vì vậy, câu nói của vị khách nọ cũng có thể được hiểu là “Phúc lành của các anh đã đến rồi đó”
Mọi người rất thích ý nghĩa thay thế này, vì vậy họ bắt đầu treo ngược chữ “Phúc” (福) để đón phúc lộc vào nhà.
Và bây giờ, hãy cùng thưởng thức nghệ thuật cắt giấy tuyệt vời của văn hóa Trung Hoa:
Silvia Gleizer, VisionTimes
Biên dịch: Hồng Liên