Đại Kỷ Nguyên

Thần muốn nói điều gì với chúng ta qua 10 bức tranh xuất sắc nhất thời kỳ Phục Hưng?

Dưới đây là 10 bức tranh tôn giáo vĩ đại trong thời kỳ Phục Hưng. Sẽ rất tiếc nếu bạn không được chiêm ngưỡng chúng. Rất nhiều câu chuyện đã kể về việc Thần trợ giúp những sáng tác này, và có những điều Thần đã hữu ý nói với nhân loại chúng ta qua những bức tranh ấy. Đó là điều gì?

1. Đám cưới tại Cana, Paolo Veronese: Lần đầu tiên Chúa ban phép lạ cho loài người

Lễ cưới tại Cana (nhấn vào ảnh để phóng to)

Ngày nay những bức tranh tôn giáo xuất sắc nhất thời kỳ Phục Hưng đã trở thành giá trị được bảo tồn và lưu truyền vĩnh viễn cho nhân loại tương lai. Vậy thông điệp mà Thần muốn lưu lại vĩnh viễn cho nhân loại là gì?

Đám Cưới tại Cana (hoặc Lễ cưới tại Cana) của Paolo Veronese là tranh sơn dầu trên chất liệu vải được vẽ năm 1563 cho Tu viện Benedectine San Giorgio Maggiore ở Venice.

Bức tranh miêu tả Lễ cưới theo Kinh Thánh tại Cana, nơi mà theo Tân Ước, Chúa Giêsu lần đầu tiên làm phép bằng cách chuyển hóa nước thành rượu. Đó là lần đầu tiên Chúa đưa phép lạ cho loài người.

Bức tranh thể hiện một bữa tiệc có 130 thực khách, với chúa Jesus là trung tâm trong vòng hào quang quanh đầu Ngài. Hôm ấy, chúa Jesus và các môn đệ được mời đến dự một tiệc cưới tại Cana.

Tuy nhiên, khi tiệc đang ở cao trào thì rượu hết. Trước sự bối rối của gia chủ, chúa Jesus yêu cầu gia nhân đổ đầy nước vào các chum, rồi sau đó biến tất cả thành rượu mới.

Phía trên là một bầu trời xanh, sáng với những đám mây trắng, như muốn thắp sáng và làm sâu sắc không gian mà Chúa hiện hữu.

Bức tranh với kích thước 666 cm x 990 cm (262 x 390 inch) được hiện trưng bày tại bảo tàng Louvre, Paris.

Hàm ý: Quyền năng và phép lạ của Thần mãi mãi là hiện hữu chứ không phải huyền thoại. 

2. Trường học Athens, Raphael: những triết học gia thực ra cũng là những vị thần

Trường học Athens (nhấn vào ảnh để phóng to)

Đây là một trong bốn bức bích họa của Raphael, được gọi là Phòng Raphael ở Lâu đài Apostolic, Vatican, được nghệ sĩ thời Phục hưng Ý này vẽ giữa năm 1509 và 1511.

Tổng cộng, có 21 triết học gia Hy Lạp cổ đại được vẽ, đang tham gia vào bài giảng. Người ta gọi đó là triết học gia, vì họ có khả năng tiên tri, nhưng thực chất cũng là những vị Thần hạ thế, nên trở thành trung tâm của những bức tranh tôn giáo là đều có hàm ý.

Hàm ý: “Nhân thần đồng tại” (Thần và người cùng tồn tại) – Thần hoàn toàn có thể tồn tại giữa chốn nhân gian.

3. Bữa tiệc cuối cùng, Leonardo da Vinci: Chúa đã tiên tri được Judas phản phúc

Bữa tiệc ly cuối cùng (nhấn vào ảnh để phóng to)

Bức tranh treo tường này nằm trên tường sau phòng ăn tu viện Dominica Santa Maria delle Grazie ở Milan, Ý, được vẽ vào thời gian 1495 – 1498.

Nó khác biệt với các bức bích họa khác cùng thời đại vì ông Da Vinci đã tạo ra nó bằng cách sử dụng các sắc tố thực nghiệm trực tiếp trên tường thạch cao khô. Nhưng ngay cả trước khi nó được hoàn thành, sơn vẽ đã bị bong tróc ra khỏi bức tường.

Ý tưởng của bức họa dựa trên bối cảnh bữa ăn cuối của Chúa Jesus cùng 12 môn đệ, thời điểm Chúa tuyên bố rằng 1 trong số những môn đệ sẽ phản bội Người.

Bức tranh thể hiện phản ứng rất sắc nét của 12 môn đệ khi nghe Chúa tuyên bố về người phản bội. Bartholomew, James bé (James Minor), Andrew, cả 3 rất ngạc nhiên.

Judas ngỡ ngàng, bàn tay định bốc miếng bánh dừng sững lại giữa không trung (vì Chúa điểm trúng lòng dạ phản phúc của Judas), Peter nắm chặt dao phẫn nộ, còn John – môn đồ trẻ nhất – ngất đi.

Đó là nhóm bên trái. Bên phải là Thomas trông có vẻ buồn bã, James lớn (James Major) choáng váng, Philip thể hiện gương mặt muốn một lời giải thích. Còn Jude Thaddeus và Matthew đưa mắt nhìn Simon với vẻ mặt… nghìn dấu hỏi.

Thông điệp mà Thần muốn cho con người biết: Quyền năng của Thần là luôn hiện hữu, với thần thông quảng đại và tiên tri, trước mọi ý đồ tốt xấu của con người, đều Thần đều thông tỏ. Và thiện ác rồi sẽ có báo.

Vậy sẽ có người nghĩ: Chúa đã biết trước Judas phản phúc, vậy sao không nói rõ và tránh được việc bị bắt và chịu nhục hình? Nhưng Thần không suy nghĩ như con người. Thần vì cứu độ con người mà tới thế gian, do đó Thần cam chịu nhục hình cũng vì để gánh tội thay cho con người, chứ không phải chịu nhận điều đó vì không có cách chống đỡ. 

Các chuyên gia mỹ thuật đánh giá đây là một công trình cực kỳ phức tạp, thể hiện hệ thống toán học, tâm lý học rất rắc rối, và xứng đáng là một tác phẩm tiên phong, vượt trội về tính thẩm mỹ trong nghệ thuật Phục Hưng.

4. Chúa tạo ra Adam, Michelangelo: Điều kỳ diệu khi Chúa tạo ra con người

Sáng tạo Adam (nhấn vào ảnh để phóng to)

Bức họa mô tả về một giai thoại trong Sách Sáng thế, khi Chúa thổi hồn và tạo ra Adam – con người đầu tiên trên thế giới.

Bức họa nổi tiếng trên trần nhà nguyện Sistine ở Vatican City được vẽ từ năm 1511 đến năm 1512. Thật không may, kiệt tác của Michelangelo và một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong đỉnh cao của thời kỳ Phục hưng và nghệ thuật tôn giáo bị thiệt hại do khói nến liên tiếp trong nhiều thế kỷ, đã làm cho bức tranh bị tối đi và trở thành một cái bóng ảm đạm.

Trong những năm 1980, trần nhà nguyện Sistine đã trải qua một đợt phục hồi quy mô lớn đã tiết lộ màu sắc thật và các chi tiết được ẩn trong nhiều thế kỷ.

Với bức tranh Chúa tạo ra Adam, Thần nhắc nhớ con người cần mãi mãi nhớ nguồn gốc của mình là do Thần tạo. Sự yêu thương của Thần với nhân loại, sự nâng niu, che chở và mong muốn cứu vớt con người thể hiện trên nét mặt Chúa Cha Jehovah.  

5. Madonna del Prato, cũng được gọi là Madonna xứ Meadow, Raphael

Madonna xứ Meadow (nhấn vào ảnh để phóng to)

Raphael đã vẽ bức tranh sơn dầu này trên tàu vào năm 1505 khi ông ở Florence (Ý); dù bây giờ bức tranh được đặt trong Bảo tàng Kunsthistorisches tại Vienna, Áo.

Madonna del Prato, còn được gọi là Madonna xứ Meadow mô tả Đức Trinh Nữ Maria nhìn xuống con, Chúa Giêsu và anh em họ của ông, Thánh John the Baptist, người quỳ dâng cây thánh giá cho Chúa Giêsu.

Bức tranh được vẽ cho Taddeo Taddei và được lưu giữ  trong gia đình Taddei cho đến những năm 1660 khi nó được bán cho Ferdinand Charles, Hoàng tử của Áo.

Khi nhân loại tin vào Thần, khi thật sự mong muốn biểu hiện Thần, thì Thần sẽ triển hiện cho nhân loại. Đó là hoàn mỹ nhất, thần thánh nhất, cũng là cái đích cuối cùng tốt đẹp nhất mà nhân loại cần hướng tới. 

6. Salome và cái đầu của Thánh John the Baptist, Bernardino Luini

Salome và cái đầu của Thánh John the Baptist (nhấn vào ảnh để phóng to)

“Salome và cái đầu của Thánh John the Baptist” được Bernardino Luini vẽ trong nửa đầu thế kỷ 16. Bức tranh miêu tả một cảnh từ Phúc Âm Máccô, khi Salome đòi lấy đầu của Thánh John the Baptist sau khi nhảy múa trước vua Hê-rốt và những vị khách của ông.

Nhà vua vì đã hứa sẽ cho cô ấy bất cứ điều gì cô muốn, nên đã miễn cưỡng đồng ý và chém đầu Thánh John The Baptist trong nhà tù. Bức tranh của Luini cho thấy thời điểm khi yêu cầu của cô được đáp ứng. Bức tranh được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston.

Hàm ý: Con người trong vô minh vẫn dám làm hại Thần, ắt sẽ phải tự trả giá. 

7. San Zaccaria Altarpiece, Giovanni Bellini

San Zaccaria Altarpiece (nhấn vào ảnh để phóng to)

Bức tranh sơn dầu trên chất liệu vải này được Giovanni Bellini vẽ vào năm 1505.

Đức Trinh Nữ Maria với Chúa Giêsu bé trong trung tâm được mô tả cùng với bốn vị thánh Kitô giáo – Thánh Peter và Thánh Catherine của Alexandria ở bên trái, và Thánh Gerome và Thánh Lucy ở bên phải – và một thiên thần chơi violin tại chân bàn thờ. Bức tranh được đặt trong nhà thờ San Zaccaria ở Venice, Ý.

Bức tranh giúp con người mãi thấy được vẻ đẹp và sự vĩ đại của Thần, để luôn tin ‘thiện ác hữu báo’, kẻ làm ác sẽ bị ác báo, người tốt sẽ có phúc báo, người tu sẽ lên thiên đường.

8. Pesaro Madonna, Titian

Pesaro Madonna (nhấn vào ảnh để phóng to)

Được vẽ từ năm 1519 đến năm 1526, bức tranh mô tả Đức Trinh Nữ và Chúa trên đỉnh bục giảng được nâng lên.

Jacobo Pesaro được thể hiện đang quỳ trước Đức Trinh Nữ và dâng lên Đức Trinh Nữ thông qua Thánh Peter.

Bên phải mô tả Thánh Phanxicô, Assisi đưa năm thành viên của gia đình Pesaro đang quỳ gối yết kiến trước Chúa Giêsu. Trên cao có 2 thiên thần có cánh đang cầm thập tự giá.

Titian vẽ bức tranh cho nhà nguyện Pesaro trong Nhà thờ Frari ở Venice, hiện vẫn còn được lưu giữ ở đó đến ngày hôm nay.

Với chi tiết nhỏ trên cao của bức tranh, mặc dù cậu bé Giê su còn nhỏ ở bên dưới, nhưng các thiên thần đậu trên đám mây đen (điềm xấu), cầm thánh giá, hàm ý thiên thượng đã biết trước Chúa sẽ phải chịu nỗi thống khổ tột cùng bị chính con người bức hại để chuộc tội cho nhân loại…Con người sẽ phải vĩnh viễn ghi nhớ bài học này. 

9. Ngày phán xét cuối cùng, Hieronymus Bosch

Ngày Phán xét cuối cùng (nhấn vào ảnh để phóng to)

Bức tranh bộ ba này được họa sĩ Hà Lan vẽ vào khoảng năm 1505 và 1510, bao gồm ba bức: Bức bên trái mô tả Vườn Địa Đàng khi Adam và Eva bị cám dỗ bởi Con Rắn trên cây.

Bức ở giữa mô tả phán xét cuối cùng với Chúa cứu thế Messiah trên ngai vàng, là thẩm phán của thế giới.

Bức bên phải mô tả địa ngục, mô tả cảnh quỷ Sa-tan đã nhận được linh hồn của những người bị đày xuống địa ngục.

Bộ ba bức tranh này của Bosch hiện đang sở hữu và trưng bày trong Học viện Mỹ thuật ở Vienna.

Ngày Phán xét, hay còn gọi là ngày Đại Thẩm Phán, sẽ là ngày Thần phân định nhân loại và thưởng phạt đối với người tốt – kẻ xấu. Nhiều tiên tri trong lịch sử đã cho biết ngày ấy sắp đến.  

10. Tháp Babel, Pieter Bruegel the Elder

Tháp Babel (nhấn vào ảnh để phóng to)

Chuyện trong Cựu Ước kể rằng, loài người quá tham vọng nên cùng nhau xây một tòa tháp cao Babel vươn lên tới trời để “được bằng Thượng Đế”, Thượng Đế giận dữ giáng sấm sét xuống phá tan tòa tháp, đồng thời khiến loài người tán loạn chạy đi, mỗi người lại nói một ngôn ngữ khác nhau khiến chả ai hiểu ai nữa, để không thể có công cuộc tụ tập nhau xây tháp lần hai nữa.

Bức tranh được vẽ năm 1563, được nhìn thấy trong Bảo tàng Kunsthistorishes ở Vienna.

Hàm ý: mọi sự việc nơi thế gian đều nằm trong con mắt của Thần và trong quyền năng vô hạn của Thần. Những chất chồng của tham vọng đôi khi sẽ chỉ khiến con người nhận lãnh những khổ đau!

Vậy con người phải làm gì? Hãy giữ niềm tin và lòng tôn kính tuyệt đối với Thần và sứ giả của Thần. Hãy gieo trồng hạt giống Thiện lương trên trái đất này để nhận được quả ngọt trong tương lai.  

Thay cho lời kết: Thần sẽ luôn nâng đỡ nhân loại

Câu chuyện sau đây là câu chuyện về niềm tin và tình yêu vĩ đại vào Đấng Thiêng liêng, đã được vút lên với những nốt nhạc tuyệt mỹ trong You raise me up (Người nâng con lên) như một lời khẳng định: Thần sẽ mãi luôn che chở cho con người vượt qua sóng gió trong cuộc đời. 

Hà Phương Linh 

Exit mobile version