Đại Kỷ Nguyên

12 loại sắc thái khác nhau của cổ sứ Trung Hoa

Ngay nay có rất nhiều người chơi đồ cổ, trong đó có cổ sứ Trung Hoa, nhưng phân biệt được đâu là thật đâu là giả là chuyện không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây giúp người đọc và những người chơi sứ cổ có cái nhìn khái quát về những sắc thái khác nhau của cổ sứ Trung Hoa, qua đó phần nào phân biệt được thật giả.

Đồ sứ vốn được diễn hóa và phát triển từ đồ gốm. Con người trong xã hội nguyên thủy có thể chế tạo đồ gốm, cho đến khi nhà Hán phát minh ra men, người ta mới tráng lớp men lên bề mặt của đồ gốm. Nhưng đồ sứ của nhà Hán lúc ấy cũng không thực sự có ý nghĩa chân chính là đồ sứ, chẳng qua nó chỉ là đồ gốm tráng qua men. Mãi cho đến thời nhà Đường, khi đồ sứ được đưa vào nung ở nhiệt độ cao, nó mới thực sự phát triển và trở thành một ngành công nghiệp hưng thịnh phát đạt. Vì thế mà cổ sứ Trung Hoa chân chính chỉ có 12 loại sắc thái sau đây:

1. Sứ Thanh Hoa

Sứ Thanh Hoa là đại biểu cho đồ sứ cổ Trung Hoa, từ xưa đến nay nó luôn luôn được các nhà sưu tầm ưa chuộng. Trong các cuộc đấu giá có quy mô lớn, sứ Thanh Hoa luôn được bán với giá hàng triệu nhân dân tệ. Trong triều đại nhà Minh, thời kỳ hoàng đế Vĩnh Nhạc và Tuyên Đức tại vị là thời kỳ hoàng kim của sứ Thanh Hoa, nhưng bởi số lượng sản xuất rất nhỏ, lượng ít mà chất lượng lại hoàn mỹ, nên giá thị trường cực kỳ đắt đỏ.

Đến thời nhà Thanh, sứ Thanh Hoa được chế tạo tinh xảo, văn sức tú nhã, hình vẽ đa số là long phượng, dây chi liên. vân hạc, hoa cỏ, sơn thủy v.v. được bắt gặp từ những đồ vật hàng ngày trong cuộc sống. Thời kì này sứ Thanh Hoa đã phổ biến hơn nhưng vẫn luôn được sự yêu mến từ mọi người.

(Ảnh: epochtimes)

2. Sứ đấu thái

Đấu thái là sắc thái được kết hợp giữa men xanh trắng của sứ Thanh Hoa cùng với những hình vẽ màu trên bền mặt. Tất cả các mẫu hoa văn trên đấu thải đều được phân rõ bằng đường viền màu. Các đồ sứ có sắc thái đấu thái là đặc sắc của triều đại nhà Minh. Có thể nói trong thời kỳ này, nó được coi là báu vật trân quý nhất, một nguyên nhân trong đó là do đồ sứ đấu thái này được đem nung đến 2 lần trong lò, vì thế mà chi phí nung cũng tăng lên và tỉ lệ thiệt hại khi nung lần thứ hai rất lớn, chỉ có đồ sứ trong hoàng cung mới bất chấp giá vốn mà chế tạo thành.

Trong những năm gần đây, thị trường đấu giá hiếm thấy sự xuất hiện của sứ đấu thái chắc có lẽ vì rất nhiều người đã cất giấu chúng đi.

(Ảnh: sohu)

3. Sứ phấn thái

Ngành công nghiệp sứ trong triều đại nhà Thanh phát triển phấn thái dựa trên cơ sở kỹ thuật truyền thống của đấu thái. Phấn thái là một trong bốn loại đồ gốm cổ được sản xuất tại lò nung Cảnh Đức Trấn. Đây là một loại đồ sứ với trọng điểm trang trí chính là màu hồng phấn nhạt. Với nét duyên dáng độc đáo cùng phong cách tuyệt đẹp, nó đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử sản xuất đồ sứ Trung Hoa. Phấn thái sử dụng phương pháp vẽ trên lớp men được nung ở nhiệt độ thấp. Các màu sắc được thêm vào trong thời kỳ cuối hoàng đế Khang Hy. Các thời kỳ sau đó việc sản xuất cũng không hề bị ngưng giảm.

(Ảnh: zhidao.baidu)

4. Sứ ngũ thái

Ngũ thái là một sản phẩm loại mới được sản xuất tại Cảnh Đức Trấn thời Thanh. Nó được phát triển dựa trên nền tảng của đồ sứ thời nhà Nguyên, nhà Tống. Trong thời nhà Minh, đồ sứ không hề có sự xuất hiện của màu xanh lam, tất cả đều là xanh dương và trắng. Ngũ thái dễ bị nhầm lẫn với đấu thái, thật ra muốn phân biệt ở đây không khó. Tất cả những hoa văn trên đấu thái đều có phác họa đường viền nhưng ngũ thái chỉ sử dụng chính sắc màu lam và hoa văn bên ngoài không có đường viền.

(Ảnh: sina)

5. Sứ Cẩm thạch

Sứ cẩm thạch là một loại sứ được tạo ra bởi sự cấy ghép thành công kỹ thuật sơn đồng vào men sứ trong thời kỳ Khang Hy. Màu sắc của men sứ rất ổn định và tươi sáng, hình ảnh nhẵn nhụi, tầng thứ phân rõ. Chủ yếu đồ sứ được sản xuất là chén, đĩa, lư, bình. Số lượng sứ cẩm thạch hiện nay cực kỳ ít, trong thời nhà Thanh, Ung Chính và Càn Long là hai thời kỳ cường thịnh của sứ cẩm thạch.

(Ảnh: sns.91ddcc)

6. Sứ tố tam thái

Tố Tam Thái ba từ này được dùng đầu tiên trong một bài thơ cuối nhà Thanh có tên “Đào Nhã”, chữ “tam” trong đó biểu thị số từ, không có hàm ý gì đặc biệt. “Tam thái” ở đây mang nghĩa ba sắc màu, đồ sứ tố tam thái được sử dụng ba màu chính đó là màu xanh lam, vàng và tím.

Phương pháp chế tạo là để phôi đầu tiên nung với nhiệt độ cao, sau đó dùng màu men khắc trước văn dạng bên trong, sau đó lại đưa đến nung ở nhiệt độ thấp.

Các sản phẩm Tố Tam Thái được hình thành từ thời nhà Minh, thời Minh Chính Đức, Gia Tĩnh, Vạn Lịch. Thời nhà Minh, Tổ Tam Thái đã đạt được thành tựu cao trong công nghệ, tới đời Khang Hy nhà Thanh nó được phát triển tiếp và trở thành một trong những đồ sức đặc sắc trong thời bấy giờ.

(Ảnh: artnet)

7. Hạt lục thái

Hạt lục thái là đồ sứ có màu sắc nâu và xanh lục làm chủ đạo, dưới lớp tráng men là một chất màu chứa sắt hoặc đồng được họa thành văn dạng, vì thế nó mang sắc màu nâu. Đồ sứ loại này được nung đốt trong lò nung Trường Sa, Hồ Nam và tại Tứ Xuyên. Lò nung Trường Sa sử dụng màu ở lần phôi đầu tiên, sau đó dùng nhiệt độ cao mà nung thành.

(Ảnh: ancientpoint)

8. Hồng lục thái

Hồng lục thái là đồ sứ men trắng được nung đốt trong nhiệt độ cao, sau đó được sơn và vẽ lên văn dạng màu đỏ, xanh lục, vàng. Rồi lại tiếp tục đưa vào lò nung với nhiệt độ trên dưới 800℃. Vì thế nó cũng có tên là “Tống gia thái” hoặc “Kim gia thái”. Hồng lục thái thường sử dụng men trắng làm màu nền, các họa tiết chính là màu đỏ và xanh lá, mỗi màu để có sự đậm nhạt khác nhau. Màu đỏ thường dùng là đỏ tươi hoặc đỏ mận chín. Màu xanh thường dùng là xanh lá cây, xanh biếc, xanh sẫm. Ngoài ra còn có thêm sắc vàng làm điểm nhấn như màu vàng kim hay vàng nhạt. Sự kết hợp màu này là một đặc trưng của nghệ thuật trang trí sứ thời kỳ Tống, Nguyên.

(Ảnh: sohu)

9. Phàn hồng thái

Phàn hồng thái hay còn được gọi là “Thiết hồng dứu”, đồ sứ này sử dụng một loại men màu đỏ với độ oxit sắt được nung trong nhiệt độ thấp, khi nung thành màu sắc biến thành màu đỏ cam. Mặc dù so với những đồ sứ được nung ở nhiệt độ cao thì quá trình của nó đơn giản và dễ dàng hơn nhiều, tuy không có màu đỏ đồng thuần khiết diễm lệ nhưng sắc thái là khá ổn định. Phàn hồng thái được bắt đầu sản xuất từ thời vua Gia Tĩnh nhà Minh. Đến thời Khang Hy nó đã có sự tiến bộ, về màu sắc cũng như văn dạng đều được nâng cao lên một bậc.

(Ảnh: ceaart)

10. Thiển giáng thái

Sứ thiển giáng thái là một sáng tạo mới trong lò nung Cảnh Đức Trấn trong cuối thời đại nhà Thanh. Tất cả những nghệ thuật thư họa Trung Hoa đều được thể hiện trên bề mặt sứ, kết hợp tranh truyền thống và đồ sứ mang đến một diện mạo mới cho cả hai phương diện. Chủ yếu đề tài hội họa là những bức tranh phong cảnh, đặc biệt sử dụng kỹ thuật đậm nhạt xen nhau, từ phôi đầu tiên vẽ ra hoa văn, nhuộm với màu xanh lá nhạt, nước xanh, cỏ xanh v.v. sau đó tráng một lớp men màu với nhiệt độ thấp, khoảng 650 đến 700℃.

(Ảnh: rm-auctions)

11. Kim thái

Kim thái đề cập đến một loại men có màu vàng kim, dùng như một thủ pháp trang trí đồ sứ. Trong thời cổ đại, sứ được trang trí bằng màu vàng thường được cho là có nguồn gốc từ thời nhà Tống, đặc biệt là sứ kim hoa diêu uy danh một thời. Vào đầu thời Minh, Cảnh Đức Trấn mới bắt đầu có sứ kim thái, nhưng phương pháp sử dụng lớp men vàng thì không thể so sánh với lò nung thời kỳ nhà Tống.

(Ảnh: collection.sina)

12. Nghiễm thái

Nghiễm thái là danh xưng của nghệ thuật đồ sứ xuất phát từ địa khu Quảng Châu, hay còn được gọi là “Quảng Châu thái” hoặc “Quảng Châu chức kim thái sứ”. Nó đề cập đến một loại men nhiều màu được nung đốt ở nhiệt độ thấp. Nghiễm thái có kết cấu chặt chẽ, sắc thái nồng diễm, nguy nga lộng lẫy, giống như tơ ngọc trắng dệt kim, đến nay đã có 300 năm lịch sử.

Sứ nghiễm thái phát triển chủ yếu nhờ cảng thương mại nước ngoài ở Quang Đông, những thương nhân Tây Âu hay nhưng hoàng gia cung điện Tây Âu rất thích sử dụng đồ sứ này để trang trí trong cung điện. Vì thế mà sau này các văn dạng được sản xuất cũng hướng đến những người Tây Âu, định thức chế tạo mang màu sắc văn hóa tây phương. Nội dung của trang sức vô cùng phong phú, hoa hạ đặc sắc, cũng có cẩm cốc sơn trang, tả thực cảnh sắc đình viện, thậm chí có khắc họa nhân vật các loại.

(Ảnh: tp101)

Theo sohu.com

Clip hay: Alexandre Yersin – ân nhân vĩ đại của người Việt:

Exit mobile version