Bên cạnh những công trình Hoàng gia cổ kính và tráng lệ, Huế thời Pháp thuộc còn có thêm nhiều công trình kiến trúc phương Tây ấn tượng.
Dãy nhà thuốc trên đại lộ Paul Bert (nay là đường Trần Hưng Đạo), ngay lối vào cầu Trường Tiền, 1938. Hình ảnh nằm trong loạt ảnh về Huế thời thuộc địa do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.
Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế năm 1930. Ảnh: Aavh.org
Khách sạn Morin, một trong những khách sạn lâu đời nhất Việt Nam, 1935. Ảnh: Aavh.org
Trường Pellerin, nay là Học viện m nhạc Huế, 1920. Ảnh: Aavh.org
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam năm 1950. Ảnh: Aavh.org
Đường vào nhà thờ chính tòa Phủ Cam (đường Nguyễn Trường Tộ ở Huế ngày nay). Ảnh: Aavh.org
Nhà thờ Thánh François Xavier (nhà thờ Phanxicô) năm 1950. Ảnh: Aavh.org
Cửa hàng bách hóa Chaffanjon ở Huế năm 1950, một chi nhánh trong chuỗi cửa hàng thực phẩm – đồ tiêu dùng nổi tiếng của anh em nhà Chaffanjon ở Việt Nam thời thuộc địa. Ảnh: Aavh.org
Học viện Providence hay trường Thiên Hựu, một ngôi trường Công giáo (nay là Đại học Khoa học), 1910. Ảnh: Aavh.org
Cũng ngay cạnh đó là một Huế truyền thống đậm đà, một Huế cung đình phương Đông hoàn toàn khác biệt, dường như một thế giới khác nhưng lại đồng thời tồn tại:
Lễ thiết triều trang nghiêm trước sân điện Thái Hòa:
Quan hầu trước Đại Cung Môn:
Quan đi võng:
Những đứa trẻ con quan tại Tôn Nhơn Phủ trong trang phục áo dài:
Đội ngũ nhạc công của Hoàng hậu:
Đội mã binh của triều đình nhà Nguyễn:
Đội mã binh của triều đình nhà Nguyễn:
Tượng binh (voi của triều đình):
Quan cưỡi ngựa làm phương tiện đi lại:
Truyền thống và hiện đại, Đông phương và Tây phương, mọi thứ cho tới ngày nay vẫn còn lưu giữ ở Huế, chốn kinh kỳ trong một vẻ đẹp xen kẽ thật duyên dáng, kỳ lạ và không thể quên…
Hoàng Lâm – Hà Phương tổng hợp
Xem thêm: