Nỗi buồn trong nhạc cổ điển không khiến người nghe rơi vào trạng thái uỷ mị, tiêu cực, ngược lại, nó như một sự thanh lọc, khiến tâm hồn và cảm xúc người nghe trở nên trong sáng và tươi mới…

Thế nào là Nocturne?

Nocturne (là từ tiếng Pháp, có nghĩa là “thuộc về ban đêm”; tiếng Latinh: nocturnus; Hán Việt: dạ khúc, là khúc nhạc đêm) là một thể loại nhạc được lấy cảm hứng hoặc có liên tưởng đến đêm. Nocturne lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ thứ XVIII.

Rất nhiều nhà soạn nhạc danh tiếng thế giới viết về thể loại nhạc này, mỗi tác giả là một nét âm nhạc, cá tính tinh thần riêng. Phong cách của Chopin trong các bản dạ khúc này mang màu sắc buồn sâu lắng, lan tỏa một sức mạnh tinh thần cao thượng, có thể còn là những xúc động bi thương, hoặc là những lời than thở, nhớ thương. Các tác phẩm đó rất phong phú về hình tượng, sức tưởng tượng mãnh liệt, với một nội dung cực kỳ sâu sắc.

Phong cách của Chopin trong các bản dạ khúc này mang màu sắc buồn sâu lắng, lan tỏa một sức mạnh tinh thần cao thượng…

Nhắc đến cảm giác buồn trong âm nhạc kinh điển thì không giống như nhắc tới cảm giác buồn của những dòng nhạc khác. Buồn trong nhạc cổ điển không khiến người nghe rơi vào những xung đột tình cảm tiêu cực, hoặc những xung đột tinh thần tình cảm mang tính cực đoan. Ngược lại nỗi buồn ấy lại như một sự thanh lọc, khiến tâm hồn và cảm xúc người biết lắng nghe trở nên trong sáng và tươi mới, vẻ đẹp cao thượng ấy là vô giá, thế nên nền âm nhạc kinh điển mới là kho tàng vô giá. Đó chính là sự tài ba và vĩ đại của những nhà soạn nhạc thiên tài.

V
Nền âm nhạc kinh điển là kho tàng vô giá, khiến tâm hồn được thanh lọc và trở nên tươi mới, cao thượng..

Chopin đã viết tổng cộng 21 bản nocturne. Quá trình sáng tác thể loại này của ông kéo dài từ năm 1827 đến năm 1846.
Trong bài viết này chúng ta cùng thưởng thức bản số 2, là bản nổi tiếng nhất và quen thuộc nhất, ông sáng tác năm 1830-1832 dưới giọng Mi giáng trưởng, xuất bản năm 1833. Dưới đây là bản phối Violon và piano, khiến âm nhạc càng thêm da diết…

Jacobsen-Chopin Nocturne Op. 9 No. 2:

Kim Cương