Đại Kỷ Nguyên

Ba mươi sáu chữ tuyệt mỹ của thư pháp gia Vương Hy Chi để lại cho hậu thế

Khi nhắc đến nghệ thuật thư pháp, mọi người chắc hẳn phải nghĩ đến ngay một nhân vật xuất chúng trong lịch sử, đó là thư pháp gia Vương Hy Chi. Tác phẩm “Lan Đình Tự” của ông được xưng danh “Thiên hạ đệ nhất hành thư”. Thư pháp của Vương Hy Chi hội tụ sự vững chắc, cứng cáp và ưu mỹ vô song, mang rất nhiều vẻ, thế bút uyển chuyển, kín đáo, kỳ diệu tinh tế.

Vương Hy Chi và Lan Đình Tự. (Ảnh: chuonghung.com)

Dưới đây là 36 chữ đơn với khí vận cao ngất của ông được thể hiện ra với đặc điểm của hành bút và kỹ năng sử dụng nhịp ngàng. Chúng ta hãy bắt đầu cùng thưởng thức và đánh giá.

Thư Pháp của Vương Hy Chi có chiều sâu, hình dáng của thư pháp từng đoạn đều được khéo léo liên kết với nhau, mạnh mẽ trau truốt, vô cùng thần vận (thần thông, tháo vát, kì diệu), “tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả” (trước không có ai bằng, sau này cũng thế).

Phiêu nhã du vân, kiều nhã kinh long“, “Long khiêu thiên môn, hộ ngọa hoàng các“, “Thiên chí tự nhiên, Phong thần cái đại”. Ý nói rằng: thư pháp của Vương Hy Chi phiêu đãng ngao du tự do tự tại, kiều diễm nhã nhặn như chim cao hạc đứng;  bút pháp bay lượn như rồng bay cửa trời, hùng hồn như hổ canh hoàng điện; trí tuệ tự nhiên, thần thái phi thường.

Tác phẩm Lan Đình Tự” từng chữ tuấn tú, không chỉ dừng lại ở 36 chữ này. Bài tự gồm 28 hàng, 324 chữ, tả lại quang cảnh người dân lúc bấy giờ, ông cũng cho biết lúc đó lợi dụng được cảnh vật mà phát huy được hiệu quả viết như vậy.

Hành vân lưu thủy, thu phóng tự như” (Nước chảy mây trôi, thu phóng tự nhiên)

Chữ viết cực kỳ có khí phách, có linh hồn, tựa như nước chảy mây trôi lưu chuyển, giống như là một bộ “mỹ luân mỹ hoán” (xinh đẹp duyên dáng) của tranh sơn thủy, xinh đẹp khiến cho người ngắm nhìn phải say mê.

Theo onesiteworld.com

Uyển Vân biên dịch

 

Exit mobile version