Đại Kỷ Nguyên

Bạn có tin vào những gì mắt mình nhìn thấy không? Hãy trả lời câu hỏi đó sau khi xem xong bài này

Bạn có tin vào những gì mắt mình nhìn thấy? Có à, Chắc không? Vậy nếu như ban đầu bạn nhìn thấy nó thế này, nhưng sau đó qua một thiết bị hỗ trợ lại nhìn thấy thế khác thì sao? Bạn đồng ý cả 2 thứ?

Có một nguyên lý là mắt chỉ thu nhận hình ảnh vật thể, giống như tác dụng của ống kính máy ảnh thu nhận hình ảnh vật thể trên phim mà thôi, còn hình ảnh thật sự thì do dây thần kinh thị giác nối đến vị trí thể tùng quả trong đại não. Vậy cũng nói, con mắt không cho bạn thấy sự tồn tại của một vật, mà chỉ cho thấy biểu hiện của vật thôi. Không tin thì bạn xem những bức hình dưới đây:

Khi bạn gặp ai đó, đôi mắt là một trong những điểm thu hút ánh nhìn của bạn đầu tiên, thật là đôi mắt long lanh lúng liếng, thể hiện cảm xúc của con người mà.

Hãy xem hình ảnh thực sự của mắt ở người thông qua kính hiển vi điện tử. Phần ở trong vòng tròn là con ngươi, còn phần chất xoắn xung quanh là màng mắt. Đây chính là cửa sổ tâm hồn mà bạn biết đến đấy ạ.

Cái gì mà trông như là thảm chùi chân vậy? Xin thưa, đó là bề mặt… lưỡi của bạn dưới kính hiển vi ạ. Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám được gọi là gai lưỡi. Gai lưỡi gồm những hạt “núm” vị giác. Số lượng các hạt “gai” vị giác ở trên lưỡi của một người trưởng thành có khoảng chừng 5.000 hạt, và giống như tế bào da, nó được thay thế mỗi 10 ngày.

Bạn biết hình như là cành củi khô mới bị bẻ này là gì không, là tóc gẫy của ta đấy ạ. Kính hiển vi cho thấy hình ảnh lớp biểu bì bên ngoài và lõi bên trong của một sợi tóc khi chúng rụng khỏi đầu. Điều này thật lạ lẫm với những gì bạn thường thấy ở một sợi tóc. Cái răng cái tóc, là góc con người, bạn gái mình tóc dài đẹp thế, tự dưng căt ngắn đi mà chẳng hỏi mình, trước đây thật bực mình, giờ không quan trọng lắm nữa nhỉ?

Sự vận chuyển của tế bào máu trong hệ mạch, có giống với tưởng tượng của bạn không?

Trông như cồn cát hay đá phiến này là cái gì vậy? Là móng tay người dưới kính hiển vi. Phần vàng là da, phần màu trắng là móng tay đấy.

Nói ra lại bảo tâm hồn ăn uống nhưng đúng là dưới kính hiển vi, tinh thể đường trắng trông rất giống… hộp đựng xôi.

Cái khối vuông chằn chặn như khối rubik như thế này, hóa ra lại các tinh thể muối nếu zoom lên hoen 150 lần.

Bện chặt vào nhau, có cấu trúc giống như hàng rào thép gai chắc chắn này, hèn gì ni-lông rất khó tự phân hủy.

Hóa ra những hạt cát khi được phóng to lên 300 trăm lần sẽ trông đa dạng và nhiều màu sắc như thế này.

Hình ảnh phóng to của miếng bánh mỳ mốc, cây mốc màu xanh trông như cái mũ thời trang ấy nhỉ!

Bạn có thể tưởng tượng được đầu của một con muỗi khi được phóng đại lên 160 lần? Đây chính là hình ảnh của nó.

Cận cảnh hình ảnh con chấy bám chặt trên sợi tóc, khi được phóng to lên trông nó như một con quái vật.

Theo một số tài liệu nghiên cứu thì con mắt người không chỉ có lối nhìn như này mà có người có khả năng biết những bức tranh này mà… không cần nhìn. Ví như có người vo tờ giấy lại nắm trong tay mà đọc được chữ, có người nhìn thấy thông qua bức tường, có người nhìn thấy phía sau lưng của mình,…

Trong một số kinh điển Phật gia cũng có đề cập đến vấn đề này, gọi là thiên nhãn thông, có khả năng nhìn mà không gặp chướng ngại. Khi người ta tu luyện, giữ cho tâm ạn định, đến một lúc nào đó thì có thể nhìn không bị  trở ngại.

Con mắt nhìn thì không thấy được bản chất của sự vật, chỉ cho những cảm nhận ban đầu thôi. Trong cuộc sống cũng vậy, không thể đánh giá điều gì chỉ thông nhìn nhận đầu tiên hay những lời đồn đại. Có những điều đứng ở góc độ này thấy nó thế này, nhưng nó lại khác khi ở khía cạnh khác mà đánh giá. Vậy nên, với bạn, chúc bạn không bị những gì trái tai gai mắt làm bạn động tâm hay chi phối nữa.

Kỳ Văn (Biên tập theo xemanh.net)

Xem thêm:

 

Exit mobile version