Đại Kỷ Nguyên

Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – Số 7 tượng trưng cho điều gì?

Sự ra đời của một bậc vĩ nhân đôi khi cũng có những yếu tố huyền sử mà ít nhiều là do con người xây dựng nên để tạo sự khác biệt với người thường, đồng thời cũng là để phù hợp với quan niệm của người phương Đông. Cho nên, bên cạnh một Đức Phật lịch sử, chúng ta còn có một Đức Phật truyền thuyết. Kể rằng ngay từ khi ra đời đã có những điều khác thường, trong đó có việc vừa ra đời liền đi 7 bước, 7 đóa sen vàng nâng gót ngọc.

Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra từ hông bên phải: Người Ấn xem bên phải là chân lý, lẽ phải và đặt những hình tượng tôn kính phía bên phải.

(Voi trắng chun vào hông Hoàng hậu Ma-Da, sau đó Đản sinh Thái tử từ hông bên phải đó)

Thái tử được sinh ra từ hông bên phải. Điều này cũng là một thông tin khá dễ hiểu đối với người Ấn vốn xem bên phải là đại diện cho chân lý, lẽ thật. Bằng chứng là họ luôn đặt hình tượng tôn kính về phía bên phải. Như vậy, bên phải biểu trưng cho sự tốt đẹp thuận chiều; tức là thuận chiều Niết-bàn và nghịch chiều sinh tử.

Sự tích thái tử Tất Đạt Đa vừa đản sanh liền đi bảy bước trên bảy hoa sen “Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc”, mà không cần người nâng dắt. Tại sao chỉ là bảy bước mà không phải con số nào khác, điều này có nhiều bản Kinh viết, tuy có khác đôi chút, nhưng con số 7 vẫn là thuyết chung. Có rất nhiều người giải thích khác nhau, chúng ta tìm hiểu nghĩa lý thâm sâu qua con số 7 huyền thoại này ẩn chứa những gì.

Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – số 7 tượng trưng cho điều gì?

Quá khứ đã có 6 vị Phật hạ thế độ nhân, Ngài Thích Ca là vị thứ 7: Thái tử đi bảy bước là vì Ngài là vị Phật thứ bảy, tiếp nối sáu vị Phật đi trước, đầu tiên là Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và tới Ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni.

Về phương vị, vũ trụ không ngoài con số 7: Theo Kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ không ngoài con số 7: Trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa (trung tâm). Từ vật nhỏ như vi trần đến vật lớn như núi Tu Di, tất cả đều không ngoài con số 7.

Số 7 tượng trưng cho thời gian và không gian của vũ trụ: Bảy bước tượng trưng cho vũ trụ mà con người có thể nhìn nhận được: Về thời gian, có ba thời (quá khứ – hiện tại – vị lai) và Không gian có bốn phương (Đông – Tây – Nam – Bắc).

Bảy bước chỉ cho Thất đại: Địa (đất), thuỷ (nước), phong (gió), hỏa (lửa), hư không, kiến và thức.

Bảy bước chỉ cho Thất Bồ Đề Phần: (Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả).

Các nốt nhạc cơ bản có 7 nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. Số 7 là con số tốt đẹp, con số huyền học Đông phương mà người Ấn rất xem trọng.

Về hình ảnh bảy hoa sen dưới gót chân Ngài được một số vị cho là biểu trưng cho sự thành Phật của bảy hàng đệ tử Phật, gồm: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di.

Đức Phật hay Bồ tát đều xuất hiện với biểu tượng hoa sen thuần khiết

Hình tượng Phật, Bồ-tát đều đứng trên hoa sen vì hoa sen có tính chất đặc thù mà các loài hoa khác không có: Mọc ở trong bùn mà không nhiễm bùn, hoa trái kết cùng một lượt, ong bướm không đến hút mật, các thiếu nữ không lấy cài tóc, hoa nở trước bình minh. Hoa sen không những là một loài hoa tinh khiết, mà còn có một số phẩm chất như hương thơm, tinh sạch, nhu nhuyến mềm mại.

Đó cũng chính là hình ảnh đẹp của Đức Phật, sinh ra trong đời mà không nhiễm đời, sống trong cõi trần mà không bị cõi trần nhiễm trước, là biểu tượng cho tinh thần nhập thế của Phật giáo mà chư Tổ thường nói là “Phật pháp bất ly thế gian giác”, “Cư trần bất nhiễm trần” như hoa sen mọc trong bùn mà vẫn nở hoa thơm.

(Hoa sen thuần khiết thường lấy biểu tượng cho Nhà Phật)

Ý nghĩa của hạnh phúc là…

Ý nghĩa của hạnh phúc, bình an không phải cầu xin mà được, mà là suy nghĩ, lời nói, hành động thiện lành của ta.

Đa số người dân đi chùa, lễ Phật hiện nay đều có chung một tâm lý, đó là cầu xin. Mọi người thường hay xin cho mình được mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi hay khi tạo lỗi lầm thì đến cửa chùa xin được “tha thứ”…. Nếu mọi chuyện thuận lợi, hanh thông thì cho rằng ngôi chùa hay ông Phật đó linh còn ngược lại thì từ bỏ, phỉ báng.

Sự thực, hạnh phúc, bình an không phải “cầu xin” mà được, đó là “quả” của những hành động, lời nói, suy nghĩ thiện của ta.

Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”.

Người bị tổn thương vẫn mỉm cười là người có tấm lòng bao dung. Khi bị nhục mạ, người đó có thể làm ngơ coi như không có thì người đó có trí tuệ siêu phàm. Nhẫn không phải là nhu nhược, mà là tha thứ. Lùi bước không phải là không thể đi mà là thể hiện của cảnh giới nội tâm rộng lượng. Xem mọi thứ nhẹ nhàng đạm bạc thì chính là đang tự tại – Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức.

(Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức)

Xem thêm: Thiếu nữ ái mộ, bỏ bùa A Nan, Đức Phật Thích Ca đã hành xử ra sao?

Hoa Ưu Đàm bà la và Ngài Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân

Một triết gia hiện đại có nói: “Cho dù Thượng đế có tạo ra con người chăng nửa thì sự hiện hữu của Thượng đế cũng phải biểu hiện qua sự hiện hữu của con người”.

Đức Phật Thích Ca là như vậy, Ngài thị hiện là một con người hoàn toàn có thật. Nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Ngài hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời bỏ ngôi vàng, điện ngọc đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó.

(Đức Phật thị hiện cõi người giáo hóa chúng sinh)

Trong kinh, Đức Phật chia mốc thời gian của Pháp ra thành 3 giai đoạn: thời Chính Pháp (1.000 năm), Tượng Pháp (1.000 năm) và thời Mạt Pháp (10.000 năm). Theo Phật lịch thì hiện nay, thời Mạt Pháp đang trải qua ngàn năm đầu tiên.

Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kì Mạt Pháp thì Đức Chuyển Luân Thánh Vương, chính là Đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế cứu độ chúng sinh. Báo hiệu cho hiện tượng thù thắng này là hoa Ưu Đàm, một loài hoa mang đến điềm lành linh dị sẽ khai nở khắp nơi.

(Hoa Ưu Đàm bà la – loài hoa báo điềm lành linh dị: Ngài Pháp Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân)

Làm người ta ngạc nhiên hơn chính là Khải Huyền trong Kinh thánh của Tây phương, Giải mã kinh Thánh cùng lời tiên đoán Các thế kỷ của Nostradamus,Cách am di lục của Hàn Quốc, Lời tiên đoán Maya, thì thần thoại người Hopi, lời tiên đoán của người Aztec, chữ tượng hình Ai Cập, La Mã thần sử, tộc trưởng Seneca, tộc trưởng của tộc người da đỏ,… cùng với rất nhiều kinh điển Phật giáo đều tiên đoán sẽ có một đại sự phát sinh vào tương lai.

Các lời tiên đoán tương lai trong các bộ kinh này đều có chung một cái kết rằng sẽ có vị Thần hạ thế cứu độ con người trong thời khắc cuối cùng. Đại sự đó là gì, vị Thánh nhân đó là ai? Và làm sao để con người nhận biết ra Ngài trong cuộc đời này để được cứu rỗi? Hoa Ưu Đàm linh dị đã nở khắp nơi, Pháp Luân Đại Pháp đã khai truyền, Chỉ có tâm thuần khiết, khát khao cầu Đạo mới giúp chúng ta gặp được vị Chân Phật đã hạ thế nơi cõi người.

 Kỳ Văn tổng hợp

Exit mobile version