Văn Thiên Tường biết được Hốt Tất Liệt sắp triệu kiến mình để xử tử, thần sắc ông vẫn rất bình tĩnh, lấy giấy cùng nghiên mực viết một bài ca mang tên “Chính Khí Ca”. Lúc này một bóng người quen thuộc đến bên cạnh ông, ngẩng đầu lên nhìn chính là Uông Nguyên Lượng, ôm một cây đàn tới đưa tiễn. Hai người nói chuyện một hồi, liền đem đàn tấu lên khúc “Hồ già thập bát phách”…
Uông Nguyên Lương – tài năng ca nhạc thời Nam Tống
Vào cuối triều đại Nam Tống, Uông Nguyên Lượng (tự là Thủy Vân Tử) là một đạo nhân nổi tiếng từ thời Đường đến từ Hàng Châu, ông cùng người bằng hữu Từ Tuyết Giang ngao du Tây Hồ, nhìn thấy cảnh sắc hồ quang và núi non xanh mát, trên thuyền ca múa, người đàn người làm thơ, ca múa thanh bình, một mảnh dất an nhàn phồn thịnh, từ đó mà ông làm ra bài ca “Liễu sao thanh”.
Liễm liễm bình hồ, Song song họa tưởng
Tiểu tiểu thuyền nhi, Niểu niểu châu ca
Phiên phiên thúy vũ, Tục tục đạn ti
Sơn Nam sơn Bắc du hi, Khán thập lý
Hà hoa vị quy, Hoãn dẫn hồ hương
Cá nhân vị túy, yếu ngã ngâm thi.
Tạm dịch:
Nước động sóng sánh, mái chèo sóng đôi
Chiếc thuyền nho nhỏ. du dương theo khúc ca
Nhẹ nhàng như chim trả múa, đàn gảy liên tiếp
Núi Nam núi Bắc du ngoạn, nhìn mười dặm
Hoa sen không về, mùi hương dẫn chậm
Người không say, ta lại ngâm thơ.
Uông Nguyên Lượng tinh thông chơi đàn làm thơ, từ lâu đã nổi danh xa gần, vì vậy ông được Tống Độ Tông (1240 – 1274) đưa vào cung làm nhạc sĩ cung đình, đảm nhiệm việc dạy Thái Hậu cùng các phi tần chơi đàn, ngâm thơ, làm từ (làm những bài từ ca). Uông Nguyên Lượng không chỉ tài hoa, phong cách nói chuyện của ông cũng tràn đầy cơ trí, cực kỳ thông minh, khiến Thái Hậu và hoàng đế Độ Tông cực kỳ yêu mến, từng ngự ban cho ông bốn chữ trên nghiên mực: “Thiên Tứ Vĩnh Bảo”. Uông Nguyên Lượng coi nghiên mực này như một vật chí bảo, nên luôn mang theo bên mình.
Văn Thiên Tường triệu tập nghĩa binh phò vua cứu nước
Vào lúc này, quân Mông Cổ phương Bắc đang vùng lên, tiêu diệt nước Kim và càn quét đến Âu lục. Nam Tống bấy giờ ngày càng suy yếu, Tống Độ Tông tín nhiệm gian thần, giao phó quyền hành cho gian thần. Năm 1273, Độ Tông nghe tin quân Mông Cổ công phá Tương Dương, nhất thời khóc lóc bất tỉnh, càng ngày càng ủ rũ, mượn rượu quên sầu, một năm sau thì mắc bệnh qua đời. Tình thế Nam Tống thời bấy giờ như là phong vũ phiêu diêu (lay động theo chiều gió).
Năm 1275, quân đội Mông Cổ hoàn toàn xâm chiếm được miền Nam, Tạ Thái Hậu đau xót chiều mời hào kiệt cần vương bảo vệ tứ phía. Văn Thiên Tường ở Giang Tây nhận được tin, lấy hết gia tài tạo dựng một đội quân ba chục ngàn nghĩa binh, chạy tới Lâm An nhưng vẫn không thể địch lại, cuối cùng chiến bại mà thu quân về. Tạ Thái Hậu bổ nhiệm Văn Thiên Tường làm Thừa Tướng kiếm mật sứ, đi đàm phán với Thống Soái quân Mông Cổ, lúc này tình thế đã hết hồi cứu vãn. Tống Cung Đế cùng Uông Nguyên Lượng cùng các cung nhân (người trong cung) đều bị bắt giữ tại phía Bắc, Văn Thiên Tường cùng các nghĩa sĩ đến cứu nguy, cùng với triều thần Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu dẫn quân Tống kéo dài đối kháng với quân Mông Cổ.
Cuộc sống tại phía Bắc của Uông Nguyên Lượng, bởi tài năng âm nhạc tài hoa và thân phận của người tu Đạo, ông cũng nhận được sự trọng đãi từ Nguyên thế tổ Hốt Tất Liệt (Hốt Tất Liệt, là đại khả hãn thứ 5 của Mông Cổ, đồng thời là người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên). Ông đã cùng với cung nhân Vương Thanh Huệ làm những bài từ lưu truyền hậu thế, truyền thụ cho Nam Tống Cung Đế từ thuở nhỏ (vị hoàng đế thứ 7 của Nam Tống) về thơ sách, để cho văn hóa của triều Tống được tiếp tục lưu tồn.
Năm 1278, Văn Thiên Tường binh bại, bị giam giữ, sau bao nhiêu trận chiến đều thất bại, hoàng đế lúc đó còn quá nhỏ tuổi, vì thế mà nhà Tống đã diệt mất, những anh hùng tráng liệt đã ngã xuống và ghi danh vào võ đài lịch sử. Khi bị giam giữ ở trên thuyền hạm của địch, Văn Thiên Tường thấy mọi thứ trước mắt đều biến mất, ông bỗng khóc mà làm một bài thơ:
Trường bình nhất khanh tứ thập vạn
Tần nhân hoan hân triệu nhân oán
Đại phong dương sa thủy bất lưu
Vi sở giả nhạc vi hán sầu…..
Tạm dịch:
Trường Bình một hố chôn trăm ngàn
Người Tần hân hoan, Người Triệu oán
Gió lớn nước Dương Sa không chảy
Vì người nhạc gia đau khổ mà ưu sầu
Văn Thiên Tường – văn võ song toàn, ý chí bất bại
Nguyên thế tổ Hốt Tất Liệt cảm thấy bội phục tài khí và tài năng của Văn Thiên Tường, liền bảo thừa tướng của Nam Tống là Lưu Mộng Viêm khuyên Thiên Tường đầu hàng, nhưng ông đã tức giận mà đuổi Lưu Mộng Viêm đi. Hốt Tất Liệt lại bảo Cung Đế tới khuyên hàng, Văn Thiên Tường chỉ quỳ dưới đất, khóc lóc mà nói: “Thánh giá mời trở về!”. Thừa tướng Nguyên triều đến thẩm vấn, uy hiếp ông, nhưng Thiên Tường không hề sợ hãi. Hốt Tất Liệt làm đủ mọi cách nhưng không thể lay chuyển ý chí của ông, đành phải đưa ông nhốt vào đại lao.
Phần lớn thời gian của Uông Nguyên Lương đều dành để đến đại lao thăm Văn Thiên Tường, hai người lần đầu gặp mà ngỡ quen từ lâu, hai bên đều rất tâm đầu ý hợp. Thiên Tường biết Uông Nguyên Lương là người tu Đạo, luôn luôn thán phục, sau đó Uông Nguyên Lương mang đạo pháp của mình truyền thụ cho Văn Tường. Hoàn cảnh trong đại lao rất thống khổ, người đã vào đây hầu hết đều mắc bệnh, chỉ có duy nhất Thiên Tường với khí thái định thần, giọng nói luôn đanh thép, khiến cho những tên cai ngục tôn xưng như thần.
Chỉ chớp mắt đã mấy năm trôi qua, Nam Tống bị tiêu diệt, xung quanh khắp nơi đều đi theo khẩu khí của Văn Thiên Tường, những nghĩa quân phản nhà Nguyên không ngừng xuất hiện. Lúc đó triều đình đã tranh luận không ngừng về việc có nên giết Văn Thiên Tường hay không.
Văn Thiên Tường biết được Hốt Tất Liệt sắp triệu kiến mình để xử tử, thần sắc ông rất bình tĩnh, lấy giấy cùng nghiên mực viết một bài ca mang tên “Chính Khí Ca”. Lúc này một bóng người quen thuộc đến bên cạnh ông, ngẩng đầu lên nhìn chính là Uông Nguyên Lượng, Nguyên Lượng ôm một cây đàn tới đưa tiễn. Hai người nói chuyện một hồi, liền đem đàn tấu lên khúc “Hồ già thập bát phách”.
Tiếng đàn du dương tựa như đem thời không trở lại Hán triều (khúc nhạc “Hồ già thập bát phách” được sáng tác trong thời Hán).
Màn diễn tấu cứ mãi ngân lên, Văn Thiên Tường bèn cầm lên chiếc nghiên mực của anh hùng dân tộc Nhạc Phi mà mình cất giữ bấy lâu, đem dâng tặng người bằng hữu. Nhạc Phi là người mà Văn Thiên Tường luôn lấy làm tấm gương cho cả đời mình. Thiên Tường lúc trẻ cũng cố gắng đi học để thi đậu Trạng nguyên, gắng sức chiến đấu chống lại quân Mông Cổ. Nay bị rơi vào cảnh tù đày, ông coi chiếc nghiên mực này như một vật có thể phục quốc mà luôn mang theo bên mình, nay sắp ra đi nên ông đem tặng lại nó cho người bằng hữu Uông Nguyên Lượng. Lúc này Uông Nguyên Lượng tạm thời ngưng gảy đàn, đón nhận chiếc nghiên mực mà khóc ròng. Ông tiễn người bạn mình bằng những âm thanh vang vọng, tựa như đưa hai người tiến nhập vào một không gian khác, mơ hồ mà quen thuộc…
Khi hậu táng Văn Thiên Tường, mọi người đã phát hiện có một tờ giấy quấn quanh đai lưng của thi thể ông, tờ giấy đã được viết thay cho lời trăn trối:
“Chức vụ tôi là Tể tướng, mà không cứu được xã tắc, ổn định thiên hạ, quân bại nước nhục, tội đáng chết từ lâu. Từ ngày bị bắt đến nay, không làm điều gì gian dối. Ngày nay cơ sự thế này, xin hướng về phương Nam lạy trăm lạy. Xin được nói: Khổng Tử nói muốn có nhân đức phải giữ nghĩa, tôi giữ nghĩa đến cùng nên có nhân. Đọc sách thánh hiền, học được chuyện gì? Ngày nay, ngày sau khỏi hổ thẹn. Tống thừa tướng Văn Thiên Tường tuyệt bút”.
Văn Thiên Tường tuy chết, nhưng phẩm chất đạo đức cao thượng của ông mãi mãi để cho người đời sau kính ngưỡng. Ông cùng với Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt được sử sách Trung Hoa gọi là “Tống vong tam kiệt” (ba bậc hào kiệt lúc nhà Tống mất).
Ca khúc Chính Khí Ca – Văn Thiên Tường:
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch