Chụp ảnh bầu trời đêm với những vì sao lấp lánh, tưởng là khó mà không khó. Chỉ cần bạn có sự chú ý và nhớ một vài hướng dẫn căn bản là có thể làm được.

Trong những năm gần đây, đã có một sự bùng nổ loại hình chụp ảnh bầu trời đêm. Mặc dù chụp ảnh đêm có vẻ khó nắm bắt và thách thức với những người mới bắt đầu cầm máy, đáng ngạc nhiên là chắc chắn rằng nó dễ dàng hơn nhiều so với suy nghĩ của bạn. Các máy ảnh hiện đại có các lựa chọn thông số ISO cao đáng kinh ngạc, cho phép các nhiếp ảnh gia tăng đáng kể độ nhạy của cảm biến đối với các điều kiện ánh sáng yếu, từ đó làm nổi bật độ sáng của các ngôi sao hơn bao giờ hết.

Bầu trời đêm. Ảnh Jeremy Jensen

Bài viết này sẽ thảo luận về loại thiết bị bạn cần, cách thiết lập các thông số cho máy ảnh của bạn, cùng với một số mẹo bổ sung, liên quan đến bố cục và cách vẽ bức tranh ánh sáng. Vì thế,nếu bạn đã sẵn sàng để đưa những bức ảnh chụp sao trời của mình lên một tầm cao mới, hãy chú ý những điều dưới đây!

Những loại thiết bị bạn cần

Ở mức cơ bản nhất, bạn thực sự chỉ cần một máy ảnh loại thông dụng (DSLR, Mirrorless, hoặc Compact), miễn là có khả năng chụp ở chế độ thủ công, ống kính góc rộng và chân máy. Tuy nhiên, hầu hết các gói sản phẩm ở cấp  thông thường chỉ có khả năng tạo được một dải phơi sáng dài và sinh động, chứ chưa tới cấp độ nghệ thuật. Để có được những bức ảnh tuyệt đẹp về dải ngân hà, bạn có thể cần đầu tư vào thiết bị đạt gần tới mức như sau:

1. Máy ảnh

Những máy ảnh tốt nhất trên thị trường để chụp bầu trời đêm là những máy ảnh có cảm biến toàn khung hình (full-frame). Điều này là do chúng có khả năng đẩy ISO thậm chí vượt qua mức bạn mong muốn khi chụp với những máy thông thường. Bạn có thể đẩy ISO càng cao, bầu trời đêm sẽ càng sáng, khi đó bạn cần một chiếc máy ảnh không bị nhiễu sáng lên hình ảnh bạn chụp.

Trong trường hợp này, một số khuyến nghị tốt có thể là:

  • Canon: 5D Mark III, 6D
  • Nikon: D810A, D750
  • Sony: a7S

Những đề xuất này đều là loại máy ảnh đứng đầu mỗi thương hiệu nhưng chúng khá đắt, nhưng chắc bạn cũng không cần phải tạo ra những hình ảnh quá đỉnh. Chẳng hạn, bức ảnh vùng Glenshire dưới đây được chụp bằng máy Sony DSC-RX100 (mua với giá dưới 500 đô la trên Amazon). Cách tốt nhất để chọn một chiếc máy ảnh phù hợp với bạn là xác định xem ngân sách của bạn dành cho nó lớn chừng nào, rồi đi từ trên cùng xuống dưới trong danh sách máy để chọn.

Dải Ngân hà trên bầu trời Glenshire. Ảnh: Jeremy Jensen

2. Ống kính

Cũng giống như chụp ảnh phong cảnh, bạn sẽ cần có một ống kính góc rộng có khả năng chụp bầu trời càng rộng càng tốt. Ống kính càng nhanh, có nghĩa là thông số f/stop càng thấp (từ f/2.8 trở xuống là tuyệt vời), bạn sẽ càng có được nhiều ánh sáng hơn khi chụp phơi sáng lâu. Chẳng hạn, bức ảnh hồ Tahoe dưới đây được chụp bằng máy Tokina góc rộng 11-16; f/2.8 (có cảm biến APS-C); không quá đắt đỏ nhưng chất lượng ảnh tỏ ra sắc nét.

Vỉa đá Eagle, hồ Tahoe, Hoa Kỳ. Ảnh: Jeremy Jensen

Lựa chọn các thiết lập cho máy ảnh của bạn

Bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng việc chọn thiết lập phơi sáng lâu cho chụp ảnh ban đêm thường tương đối giống nhau. Điều này là bởi vì quy tắc đầu tiên khi chụp bầu trời đêm là tìm một vị trí đủ tối để loại bỏ các nhiễu ánh sáng và cho phép máy ảnh lấy được càng nhiều ánh sáng từ bầu trời càng tốt. Do đó, các thiết lập cho máy ảnh nên được để ở giá trị cực đại để tạo ra hình ảnh đẹp nhất. Điều đầu tiên cần nhớ, đó là phải chụp ở chế độ thủ công!

1. Chọn khẩu độ

Độ sâu của trường ảnh vào ban đêm trở nên rất không đáng quan tâm. Vì vậy, để thu được càng nhiều ánh sáng càng tốt, hãy đảm bảo giữ cho khẩu độ máy của bạn rộng mở.

Ảnh: Luca Micheli

2. Tốc độ màn trập

Thiết lập này rất quan trọng, vì đối với hầu hết các ống kính, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy có các vệt sao khi đặt phơi sáng ở từ 25 giây trở lên. Có thể đặt lên tới 30 giây cũng không có thay đổi gì đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời gian phơi sáng càng ngắn, các ngôi sao trông sẽ càng sắc nét.

Ảnh: goodfreephotos

3. ISO

Liên quan đến việc chọn ISO, cần quay trở lại với chiếc máy ảnh bạn đang sở hữu hoặc dự định mua. Ví dụ, một chiếc Sony a7S có thể chụp những tấm ảnh sạch nhiễu với trị số ISO 12.000, trong khi máy Canon 6D chỉ có thể chụp tới giá trị ISO 6.400 với độ nhiễu tối thiểu (mà có thể tiếp tục giảm nhiễu trong xử lý hậu kỳ). Tuy nhiên, thông thường bạn có thể bắt đầu với trị số ISO 3.200 và xem xem liệu máy của bạn có cho phép tăng lên nữa không. Nếu ở trị số này mà ảnh đã bị quá nhiễu thì bạn cần giảm ISO xuống.

Ảnh: Loaded Landcapes

4. Lấy nét

Kinh nghiệm cho thấy, một trong những thách thức còn lớn hơn mà mọi người phải đối mặt khi chụp vào ban đêm là lấy nét chính xác cho hình ảnh. Nhiều ống kính có đặc tính lấy nét vô cực (khi lấy nét thủ công), đó là điểm dừng mà ống kính sẽ lấy nét ở khoảng cách vô hạn. Chức năng này là hoàn hảo cho chụp ảnh ban đêm, vì thường rất khó để chỉnh nét một đối tượng cụ thể trong bóng tối.

Ảnh: goodfreephotos

Bố cục và vẽ tranh ánh sáng

Khi bạn đã hiểu được các cơ chế đằng sau việc tạo lập độ phơi sáng cho bức ảnh chụp đêm của mình, có một phần thú vị là tạo ra các bố cục động và sử dụng kỹ thuật vẽ tranh ánh sáng để làm nổi bật các đối tượng ở tiền cảnh.

Ảnh: Grant Collier

Giống như những bức ảnh phong cảnh, bạn muốn người xem cảm thấy như thể họ là một phần của khung cảnh. Mặc dù chỉ đơn thuần chụp những ngôi sao có thể vẫn rất tuyệt, việc đưa một phong cảnh vào trước mặt bạn khiến bầu trời đêm trông càng tuyệt vời hơn nữa. Để làm được điều này, hãy tìm một viễn cảnh tuân theo quy tắc một phần ba và nhấn mạnh vào một chủ đề ở tiền cảnh. Tiếp theo, sử dụng đèn pin hoặc thậm chí màn hình điện thoại di động, bạn có thể “vẽ tranh” đối mà tượng bạn muốn xuất hiện trong ảnh. Việc vẽ bằng đèn như vậy chỉ cần trong một vài giây, vì ánh sáng phản chiếu từ đối tượng có thể làm tiền cảnh của bạn bị quá sáng rất nhanh trong điều kiện đêm tối.

Theo Jeremy Jensen / Loaded Landscapes

Bạn đang đọc bài viết: “Cách chụp ảnh bầu trời đêm để cho những tấm ảnh ấn tượng” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||c6b6f720d__