Thời còn trẻ ai cũng ngóng trông về màn hình nhỏ để đón xem Tây Du Ký, nhưng không phải ai cũng biết rằng, Tây Du Ký còn là câu chuyện về tu luyện. Bài hát ‘500 năm bãi bể nương dâu’ đầy xúc động ẩn chứa đạo lý về kiếp nhân sinh.

500 năm để thấu hiểu ý nghĩa của kiếp người

Ca khúc với ca từ đầy sâu lắng và giọng ca nam trầm ấm nhưng đượm nét buồn và sự da diết trong giai điệu, làm cho người nghe như khắc khoải:

Năm trăm năm bãi bể biến nương dâu
Tảng đá cứng cũng phủ rêu phong
Cũng phủ rêu phong…
Năm trăm năm bãi bể biến nương dâu
Tảng đá cứng cũng phủ rêu phong
Cũng phủ rêu phong…

Đời người ngắn ngủi, 500 năm là một khoảng thời gian quá dài đủ để biến đổi tất cả. Ngay cả đá, thứ mà bền vững nhất với thời gian cũng “phủ rêu phong”. Lời bài hát được lặp lại hai lần khiến nỗi trăn trở về nhân tình thế thái trở nên da diết. 

Lời bài hát này cần phải gắn với bối cảnh của phim thì mới cảm hết được cái hay, cái sâu sắc. Tôn Ngộ Không, một con khỉ đá được sinh ra từ linh khí đất trời, sau khi học được 72 phép thần thông đã “coi trời bằng vung”, thậm chí còn đòi làm Ngọc Hoàng! Cuối cùng bị Phật tổ giam dưới núi Ngũ Hành 500 năm.  Đây là một khoảng thời gian dài đằng đẵng của sinh mệnh, đủ để Ngộ Không suy ngẫm lại những tháng năm “tuổi trẻ” bồng bột của mình.

Đó là những tháng ngày dài đằng đẵng, mỏi mắt theo cánh chim bay, khao khát mong mỏi được tự do bay nhảy giữa bầu trời, nhìn hoa lá năm này đơm bông rồi lụi tàn, tháng ngày buồn bã đi theo, cả thế giới gói gọn trong tầm mắt, ở chốn đây như kẻ mù ngắm tranh. Sự giam cầm trói buộc đôi chân nhảy, tự do phiêu đãng giữa mây trời.

Chỉ còn một trái tim là chưa chết
Nhìn lại quá khứ tiêu dao, tự tại
Tiêu dao tự tại
Nào sợ lửa nội đốt thiêu
Nào sợ băng tuyết che phủ
Chí hướng vẫn hiên ngang không đổi
Niềm tin vẫn nguyên không suy giảm

Nằm đây gặm nhấm những tháng ngày oai hùng, khí phách. Thủa một tay với được cả bầu trời, ngày như cơn cuồng phong bất trị, giờ thấm buồn và hối tiếc khôn nguôi. Cái thủa của cái ngày nông nổi, giờ cũng theo giọt lệ sầu:

Đã để phí hoài năm tháng
Ngậm ngùi bao hoài bão
Tại vì sao?Tại vì sao?
Ta lại chịu cảnh như thế này?
Tại vì sao?Tại vì sao?
Ta lại chịu cảnh như thế này?

Tại vì sao?Tại vì sao? Ta lại chịu cảnh như thế này?” Câu hỏi này liên tục được lặp đi lặp lại. Ngày xưa, niềm mơ ước của những người tu hành là “không ở trong ngũ hành, bước ra ngoài tam giới” thoát khỏi trói buộc của thế gian, tiêu diêu tự tại với trời đất. Tôn Ngộ Không bị giam cầm dưới Ngũ Hành Sơn, chứng tỏ rằng vẫn chưa thoát ra khỏi ngũ hành. Nói theo kiểu của người tu luyện thì chưa đắc Đạo chân chính, những phép thần thông kia bất quá chỉ là tiểu đạo thế gian.

Vì thế câu nói “Tại vì sao?Tại vì sao? Ta lại chịu cảnh như thế này?” chính là Ngộ Không dường như đã bắt đầu ngộ ra chân lý. Theo cách nói nhà Phật thì đây là quá trình Phật tính xuất hiện. Đó cũng là cơ duyên để đưa Ngộ Không phò tá Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh và sau này giác ngộ thành Phật.

Ảnh cắt từ phim “Tây Du Ký”

Như vậy 500 năm bị giam dưới núi Ngũ Hành, chứng kiến cảnh “bãi bể nương dâu” đông qua xuân tới, hoa đơm bông kết trái rồi lụi tàn đằng đẵng… đã khiến Ngộ Không “giác ngộ”. Và có lẽ đây là một an bài của Phật Tổ để giúp Ngộ Không đến với Phật Pháp.

Suy ngẫm về kiếp người

Đời con người nổi trôi trong luân hồi, có những kiếp mang thân hoa lá, có những kiếp mang thân mạng của muôn loài, nhưng cũng có kiếp trầm luân làm thân đá, rêu phong phủ kín đời mê lạc. Trong trầm luân bể dâu mòn mỏi, mong ngóng được đắc kiếp người.

Nhưng khi được đắc thân người, không một lòng tu luyện trở về, trong mê lạc mà tạo ác nghiệp. Dù vậy trong sâu thẳm của sinh mệnh, ta vẫn mơ hồ cảm thấy nỗi mong mỏi thoát khỏi thoát khỏi bể khổ trần gian, bước ra khỏi luân hồi. Nhưng lại mang theo một câu hỏi như da diết dày xéo, làm thế nào đây?

bãi bể nương dâu
Ảnh: Vantho.net

Cả một quả núi Ngũ Hành đè lên thân Ngộ Không, với 72 phép thần thông biến hóa cũng không thể phá bỏ được nó. Ngộ Không bất lực mà càng day dứt khổ đau. Nỗi lòng đó giống như chính con người nổi trôi trong bể dâu của cuộc đời, với những gánh gồng trên vai nào danh-lợi-tình mà trở lên khổ não, sức nặng của quả núi giống như sức mạnh của danh-lợi-tình, tham-sân-si, thoát khỏi nó, là một sự nỗ lực không bao giờ ngừng nghỉ.

Làm sao để có thể chấm dứt đau khổ? Chỉ có một cách duy nhất là bước trên con đường tu luyện. 

Thân người đã khó đắc, đắc được chính Pháp càng khó hơn. Ngộ Không mất 500 năm để ngóng đợi, còn chúng ta đã nghìn năm trong luân hồi khổ đau. Ngộ Không có ngày được giải thoát, vậy sao ta không giải thoát cho cuộc đời mình?

Cùng lắng nghe ca khúc “500 năm bãi bể nương dâu”:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Hy Vọng / Tịnh Tâm

Từ Khóa: