Lời bài hát da diết, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Qua đó ta cảm nhận thấy đây là một sinh mệnh đã được Đại Pháp gột rửa, vô cùng thuần khiết, không một chút vấy bẩn bởi danh – lợi – tình và những tranh đua, dụ hoặc nơi trần thế.

videoinfo__video3.dkn.tv||c6b6f720d__

Trong các truyền thuyết cổ xưa của cả phương Đông và phương Tây đều cho rằng bản nguyên sâu xa của sinh mệnh con người là đến từ thượng giới. Ở trên thế giới thiên quốc vô cùng tươi đẹp đó, có những sinh mệnh qua năm tháng dài đằng đẵng trở nên vị kỷ, tham lam. Phương Tây có truyền thuyết Adam và Eva vì ăn trái cấm, hay phương Đông có truyện Tây Du Ký kể về Trư Bát Giới vì vi phạm luật trời mà bị đày xuống thế gian.

Khi bị đày xuống thế gian, những ký ức về thế giới thiên quốc tươi đẹp sẽ bị phong bế, họ không biết mình là ai. Trước đây, trên Thiên Quốc họ có thể là một vị thần vĩ đại, nhưng khi bị đày xuống trần, có thể chỉ là một kẻ ăn xin, kiếp trước họ có thể là một nữ hoàng, nhưng kiếp sau lại trở thành kỹ nữ. Thậm chí phải sống kiếp cỏ cây, động vật…

Cứ như vậy, luẩn quẩn trong vòng luân hồi trăm ngàn năm không thoát ra được. Trước cám dỗ của danh – lợi – tình, sinh mệnh trở nên mê mờ, chìm đắm trong những dụ hoặc nơi thế gian mà quên ngôi nhà thực sự của mình.

“Lạc sâu trong cõi phàm trần,
Mê mờ không biết đường về.”

Lạc sâu trong cõi phàm trần/Mê mờ không biết đường về… (Ảnh: dongtuyen.com)

Tuy vậy, trong sâu thẳm sinh mệnh mỗi người đều cảm thấy cuộc sống trần gian thật lạc lõng, thật trống rỗng. Nhiều lúc ta bất chợt cảm thấy bơ vơ, cô độc nơi trần thế và tự hỏi: ý nghĩa cuộc đời này là gì?

Chứng kiến vũ trụ đang đi đến giai đoạn cuối cùng của Thành – Trụ – Hoại – Diệt, và thấy các sinh mệnh nơi thế gian đang trong mê mà tạo nghiệp cuồn cuộn. Từ tầng tối cao của Đại Khung, Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế qua tầng tầng lớp lớp các khung trời xuống thế gian Chính Pháp, cứu độ chúng sinh.

Người truyền ban Đại Pháp vĩ đại “Chân – Thiện – Nhẫn”, khai mở trí huệ, giúp những sinh mệnh nơi cõi trần hiểu được ý nghĩa của cuộc đời.

Như nắng hạn gặp cơn mưa, tiếp xúc với Đại Pháp, sinh mệnh như tỉnh khỏi giấc mộng

“May gặp Sư tôn phổ độ,
Đắc độ, đắc độ”

Một con đường trở về trời được khai mở, sinh mệnh tự nhắc nhở mình rằng:

“Đừng lỡ cơ duyên lần nữa.”

Bởi đây là cơ duyên trăm nghìn năm có một để “phản bổn quy chân”, trở về ngôi nhà thực sự của mình.

Lời bài hát da diết, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Qua đó ta cảm nhận thấy đây là một sinh mệnh đã được Đại Pháp gột rửa, vô cùng thuần khiết, không một chút vấy bẩn bởi danh lợi tình và những tranh đua, dụ hoặc nơi trần thế.

Câu chuyện đằng sau bài hát cảm động: Giọng hát tiếng Trung của Sara khiến cảnh sát rơi lệ

Theo Chánh kiến, 2h chiều ngày 20/11/2001, ngay giữa quảng trường Thiên An Môn đông đúc như thường lệ, một nhóm người Tây phương đã tập trung gần cột cờ tại quảng trường và chụp ảnh tập thể. Phần lớn họ là những người trẻ tuổi đang xếp bằng ngồi trên mặt đất, với vài người giương lên một biểu ngữ màu vàng rất lớn, trên đó ghi ba chữ Hán rất to “Chân Thiện Nhẫn” và phiên dịch tiếng Anh: “Truth – Compassion – Tolerance”.

(Ảnh: chanhkien.org)

Đây chính là sự kiện mang tính lịch sử khi 36 người Tây phương đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và kêu gọi chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.

36 người Tây phương này đến từ tổng cộng 12 quốc gia khác nhau như Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Mỹ, Canada, Australia, v.v. Trong số họ có giám đốc công ty, kỹ sư năng lượng nguyên tử, sinh viên, cố vấn kỹ thuật, bác sĩ và cả phụ nữ nội trợ. Họ không quản vạn dặm tới Bắc Kinh chỉ để nói một câu thành tâm tại quê hương của Pháp Luân Công: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

Chưa đầy 30 giây sau, một lượng lớn cảnh sát ập đến, giật lấy tấm biểu ngữ và cưỡng chế lôi tất cả mọi người lên xe.

Sau đó còn có không ít học viên Pháp Luân Công Tây phương đến Bắc Kinh, với hy vọng tiếng nói từ đáy lòng của họ sẽ đến được với những người Trung Quốc đáng quý. Sara Effner là một trong số đó. Cũng như những học viên phương Tây khác, cô ngay lập tức bị bắt về đồn sau khi giương biểu ngữ “Chân – Thiện – Nhẫn”

Tại đồn cảnh sát, đối mặt với các cảnh sát có khuôn mặt dữ dằn nhìn về phía mình, Sara đã cất tiếng hát của Pháp Luân Đại Pháp: Đắc Độ.

Sara hát bài Đắc Độ, phía dưới là một người cảnh sát vò đầu tỏ vẻ hối lỗi về những tội ác của mình đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh: Tranh Chân Thiện Nhẫn)

Giọng hát thuần khiết của cô làm cho tất cả công an đều yên tĩnh lắng tai nghe, thậm chí một vị công an còn bị ca khúc của cô cảm động sâu sắc và lén chùi giọt lệ nơi khóe mắt. Giọng hát trong sáng của Sara, một sinh mệnh được Đại Pháp gột rửa đã thức tỉnh thiện niệm nơi những người cảnh sát độc ác.

Sara nói với họ: “Chúng tôi đến từ các nơi trên thế giới chính là để nói với các anh rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Hiện tại các anh đã biết, sau này nhất định phải nhớ nói với gia đình và bè bạn”.

Sau khi bị câu lưu mười mấy tiếng đồng hồ, Sara và các học viên khác bị trục xuất về Mỹ. Khi được hỏi chuyến đi có đáng hay không, Sara gật đầu không do dự và nói: “Chúng tôi đã được người thế giới thấu hiểu. Bức hại Pháp Luân Công không chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, mà là vấn đề nhân quyền của toàn thế giới”.

Ca khúc Đắc Độ:

videoinfo__video3.dkn.tv||c6b6f720d__

Nam Minh