Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện về nhạc sĩ thiên tài Felix Mendelssohn, người làm tinh tế thêm tác phẩm của Shakespeare

Mendelssohn là một thiên tài hiếm hoi, khi đồng thời là một nghệ sĩ piano, nhạc trưởng, nhà soạn nhạc, giáo sư và nhiều danh phận khác. Chỉ trong vòng 38 năm ngắn ngủi của cuộc đời mà sức sáng tạo của ông hết sức phong phú, với kỹ thuật cao siêu. Bulow đã gọi ông là bậc thầy âm nhạc hoàn hảo nhất sau Mozart. Schumann, Berlioz, Liszt; những nhạc sĩ cùng phong cách âm nhạc lãng mạn khác đều đưa ra những đánh giá cao về ông.

Jakob Ludwig Felix Mendelssohn (1809-1847) là nhà soạn nhạc người Đức, một trong những nhân vật đại biểu cho trường phái âm nhạc lãng mạn. Mendelssohn sinh ngày 3 tháng 2 năm 1809 trong một gia đình trí thức khá giả ở Hamburg, Đức. Ông nội ông, Moses Mendelssohn (1729-1786) là một nhà triết học và nhà văn người Đức, cha ông là một chủ ngân hàng ở Hamburg, mẹ ông cũng là một người tinh thông âm nhạc. Dù là môi trường sinh ra, cuộc sống gia đình hay thành tựu nghề nghiệp, đối với Mendelssohn tất cả đều là những chuyến đi suôn sẻ.

Mendelssohn khi còn nhỏ (Ảnh: bustena.wordpress)

Ảnh hưởng của văn học cổ điển tới Mendelssohn

Mendelssohn bắt đầu sáng tác nhạc ở tuổi lên 10, còn rất thích đọc sách. Ở tuổi 12, ông đã tự mình làm chủ một tờ báo. Trong cùng năm đó, giáo viên Zelt giới thiệu Mendelssohn cho Goethe – nhà khoa học, triết gia, nhà thơ và nhà trí thức nổi tiếng người Đức. Mendelssohn sống ở nhà Goethe trong hai tuần và Goethe rất thích Mendelssohn. Lúc ấy Goethe đã 72 tuổi nhưng cùng với Mendelssohn đã kết nghĩa huynh đệ.

Khi Mendelssohn chơi một bản nhạc của Johann Sebastian Bach, ông đã chơi theo một phong cách ngẫu hứng khiến Goethe sau khi nghe và chứng kiến xong đã tiên đoán được Mendelssohn sau này sẽ trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại.

Tình bạn với Goethe làm sâu sắc thêm cảm xúc của Mendelssohn về văn học cổ điển, có ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm sau này của ông. “Bát tấu giọng Mi giáng trưởng” Op.20 do Mendelssohn hoàn thành ở tuổi 16 một phần được lấy cảm hứng từ bài thơ “Faust” của Goethe. Tác phẩm này cũng được coi là tác phẩm hoàn thiện đầu tiên của Mendelssohn.

(Ảnh: ClassicFM)

Nhạc dạo “Giấc mộng đêm hè” của Mendelssohn làm tinh tế thêm tác phẩm của Shakespeare

Ở tuổi 17, Mendelssohn đã viết khúc dạo đầu cho tác phẩm nổi tiếng “Giấc mộng đêm hè” (A Midsummer Night’ s Dream) của Shakespeare. Tác phẩm được lấy linh cảm từ văn học cổ điển. Người ta nói rằng không có âm nhạc nào khác có thể làm tăng lên sự tinh tế và thành công cho các tác phẩm của Shakespeare, nhưng Mendelssohn đã làm được điều đó.

Bắt đầu của dạo khúc được đánh dấu bởi điệu mi trưởng rất nhanh. Bốn hợp âm dài được chơi bởi nhạc cụ ống, tiếp theo là âm thanh của violin được chơi một hợp âm mi nhẹ nhàng. Sau đó đến phần “Âm nhạc tiên nữ” nổi tiếng, được tấu lên bởi violin và phần đệm viola. Tiếp đến là sự tấu nhạc đệm của dàn nhạc giao hưởng . Mendelssohn chia dạo khúc cho “Giấc mộng đêm hè” thành 11 phần, phần nổi tiếng nhất (cũng được biểu diễn nhiều nhất) là “Hành khúc đám cưới”. Dạo khúc này được cho là ví dụ sớm nhất của một Overture hòa nhạc.

Điệu nhảy của tiên nữ trong “Giấc mộng đêm hè” (Ảnh: epochtimes)

Bắt đầu với âm nhạc của Johann Sebastian Bach – Mendelssohn dần trở nên nổi tiếng khắp thế giới

Năm 1829, Mendelssohn 19 tuổi đã hoàn thành khóa học đại học và chính thức bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Ông đã dành nhiều năm nghiên cứu bảng tổng phổ của “St Matthew Passion” của J.S. Bach. Sau đó, Mendelssohn thành lập một dàn hợp xướng vào ngày 31 tháng 3 năm đó, bất chấp sự phản đối của cơ quan âm nhạc vào thời điểm đó; ông đích thân chỉ huy dàn giao hưởng “St Matthew Passion” của Bach.

Buổi biểu diễn rất thành công, khán giả rất cảm động bởi âm nhạc huyền diệu này. Đây là lần đầu tiên tác phẩm của Bach được công khai biểu diễn sau 79 năm từ khi ông qua đời. Mendelssohn đã đem lại cho thế giới một hiểu biết mới về sự vĩ đại trong âm nhạc của Bach, âm nhạc của Bach đã dần được chơi trong các buổi hòa nhạc trên khắp thế giới.

Trong cùng năm đó, Mendelsohn hợp tác lần đầu với Hội học thuật giao hưởng London và lần đầu tiên chỉ huy buổi hòa nhạc của mình ở London “Bản giao hưởng số 1”. Kể từ đó, danh tiếng của ông là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm và nhạc trưởng đã kéo dài mãi mãi.

Vào cuối năm 1831 đầu năm 1832, Mendelssohn đến thăm Paris và gặp gỡ Chopard và Liszt. Sau đó trở về nước Anh, ông đã hoàn thành bản “Oarure Fingar Cave”. Năm 1835, Mendelssohn trở thành nhạc trưởng của Liên hoan âm nhạc vùng Hạ Rhin ở Düsseldorf.

Năm 1842, Mendels hoàn thành bản giao hưởng “Scotland”. Khi tác phẩm được trình diễn ở London, Mendelssohn được gọi vào cung điện Buckingham và được Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Edward hết lòng yêu mến.

Thành tựu âm nhạc phi phàm

(Ảnh: blablabla-media)

Mendelssohn là một thiên tài hiếm hoi, khi đồng thời là một nghệ sĩ piano, nhạc trưởng, nhà soạn nhạc, giáo sư và nhiều danh phận khác. Chỉ trong vòng 38 năm ngắn ngủi khi còn sống mà sức sáng tạo của ông đã hết sức phong phú, kỹ thuật cao siêu. Bulow đã gọi ông là bậc thầy âm nhạc hoàn hảo nhất sau Mozart. Schumann, Berlioz, Liszt; những nhạc sĩ cùng phong cách âm nhạc lãng mạn khác đều đưa ra những đánh giá cao về ông.

Phong cách của Mendelssohn là thơ mộng, hoàn hảo và nghiêm ngặt. Trong trữ tình có sự thanh lịch, sạch sẽ, vận dụng rõ ràng màu sắc của âm thanh nhạc khí trong dàn nhạc.

Dạo khúc “Giấc mộng đêm hè” đã dẫn đường cho các nhà soạn nhạc lãng mạn miêu tả thế giới thần thoại. Mendelssohn đã tạo ra một thể loại âm nhạc piano không lời độc đáo, đối với sự phát triển âm nhạc cùng nghệ thuật piano đều có giá trị to lớn. Hương vị thẩm mỹ và sáng tác thiên tài của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến thể loại âm nhạc lãng mạn sau này.

Những tác phẩm nổi tiếng của Mendelssohn bao gồm: nhạc kịch “Giấc mộng đêm hè”, diễn xướng “Ê-li”, khúc giao hưởng “Ý”, “Scottish” v.v. cùng nhiều bài hát không lời khác.

Những tin đồn thú vị về Mendelssohn

Người phát minh ra gậy chỉ huy

Trong lúc đảm nhiệm việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng, Mendelssohn vì muốn những thành viên trong ban nhạc nhìn rõ động tác tay của mình, ông đã mang lên trên sân khấu một chiếc xương cá kình được bọc ngoài bởi một lớp da để chỉ huy. Kết quả đã mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Các xương cá thời bấy giờ sau này dần được cải tiến và trở thành chiếc gậy chỉ huy trong giàn nhạc giao hưởng như ta thấy ngày nay.

Bài ca hạnh phúc

Trong mỗi cuộc hôn lễ đều được tấu lên khúc nhạc dạo “Giấc mộng đêm hè” nổi tiếng của Mendelssohn, vì thế mà khúc nhạc này được cho là khúc nhạc hạnh phúc nhất thế gian. Mời quý vị độc giả cùng thưởng thức:

Theo epochtimes.com

Exit mobile version