Với những thành tựu đáng chú ý của kỹ thuật hiện đại bao nhiêu năm qua, con người đã có thể xây dựng rất nhiều những tòa nhà chọc trời cao hơn 800m, cũng như những công trình dưới lòng đất. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã khám phá ra còn rất nhiều những công trình kiến trúc kỳ vĩ từ thời cổ đại với mức độ kỹ thuật và nghệ thuật rất cao. Thậm chí còn vượt ra ngoài trình độ hiểu biết và kỹ thuật hiện nay.

Sau đây, xin giới thiệu 10 công trình dưới lòng đất từ thời cổ:

1. Bể chứa nước ngầm Basilica Cistern ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Ở Istanbul có hàng trăm các bể chứa nước nằm rải rác dưới lòng đất, trong số đó, bể Basilica Cistern là nổi tiếng nhất. Nó vừa là bể chứa nước to rộng nhất, còn được mệnh danh là “Cung điện bị đắm” ẩn sâu dưới lòng đất, nơi thu hút rất đông du khách khi đến tham quan.

Bể chứa nước ngầm Basilica Cistern (Ảnh: Wikipedia)

Nằm trong quận Şeftali, thành phố Istanbul, được xây dựng vào năm 523 trước Công Nguyên, dưới thời trị vì của vua Justinian I của Byzantine.

Trên thực tế, Basilica Cistern chính là hệ thống bể chứa nước ngầm nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân và sử dụng để dọn dẹp vệ sinh tại những nơi linh thiêng trong thành phố.
Basilica Cistern là bể chứa nước lớn nhất với chiều dài 138m, ngang 64.6m, rộng hơn 1 000m và có thể chứa khoảng 80 000 m3.

Đáng chú ý là 336 cột đá cẩm thạch lớn được xây dựng nhằm “chống đỡ” trần nhà nhưng đã “vô tình” đã tạo nên những mái vòm đẹp chẳng khác nào những giáo đường nổi tiếng tại Châu Âu. Các nhà khảo cổ cho rằng các cột đá này đều được thu thập từ các công trình cổ hơn nữa.

Tượng đá Medusa bên trong Basilica Cistern (Ảnh: Internet)

Trong đó, không thể không nhắc đến một vài tượng đầu quỷ Medusa lộn ngược hướng về phía tây bắc. Trong thần thoại Hy Lạp, Medusa là một nữ quỷ vô cùng hung dữ với mái tóc toàn là rắn và một đôi mắt nếu nhìn vào sẽ hóa đá, vì vậy các nghệ nhân đặt đầu nó hướng về phía bên cạnh, để tránh những du khách nhìn vào mắt nó, thể hiện niềm tin vượt lên cái chết.

2. Shell Grotto (Hang Vỏ sò), thị trấn Margate, thuộc hạt Kent, Đông Nam nước Anh

Năm 1835, một người đàn ông tên James Newlove, hiệu trưởng một trường học ở địa phương, trong một lần đào ao trong vườn, chiếc xẻng đã bị rơi xuống một khe hở, người con thấy vậy đã trèo xuống hố. Sau khi trở lên, cậu kể lại cho gia đình nghe, ở dưới có một đường hầm được phủ hoàn toàn bằng vỏ sò.

Shell Grotto (Ảnh: The Vintage News)

Việc khai quật công trình dưới lòng đất này hoàn tất hé lộ một hang động bí ẩn làm mọi người không khỏi ngạc nhiên. Hang động với chiều cao 2,4m, dài 21m, có các bức vách và phần vòm được che phủ hoàn toàn bằng vỏ sò, vỏ trai rất tỉ mỉ và công phu. Ước tính có khoảng 4,6 triệu vỏ của các loại trai, sò khảm thành các họa tiết trang trí, hình ảnh mang phong cách Ấn Độ, Ai Cập.

Một số mẫu họa tiết từ vỏ sò (Ảnh: teatimeinwonderland)

Cho đến nay, mục đích cũng như thời gian xây dựng nơi này vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Việc sử dụng đèn thắp sáng bên trong hang thời Victoria đã làm bụi than bám vào bề mặt các bức vách nên khó có thể xác định tuổi của chúng bằng cách thông thường.

Một số mẫu họa tiết từ vỏ sò (Ảnh: teatimeinwonderland)

Năm 1837, sau 2 năm được phát hiện, Shell Grotto mở cửa cho công chúng tham quan, từ đó nó nhanh chóng trở thành địa điểm kỳ bí và hấp dẫn khi đến Anh.

3. Derinkuyu và các thành phố ngầm khác ở cao nguyên đá Cappadocia

Cao nguyên Cappadocia thuộc tỉnh Nevsehir của vùng đất huyền thoại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây được biết đến với những mê cung rộng khắp của những thành phố trong lòng đất.

Trong số đó, có lẽ đáng kinh ngạc nhất là thành phố Derinkuyu. Nó đã được phát hiện một cách tình cờ vào năm 1963, khi một gia đình địa phương đang sửa nhà thì một bức tường đổ xuống, để lộ một căn phòng và thông đạo dẫn tới một mạng lưới ngầm trong lòng đất.

Một góc trong thành phố ngầm Derinkuyu (Ảnh: allthatsinteresting)

Theo Kênh Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, thành phố này có tổng cộng 11 tầng, với chiều sâu 85m và diện tích hơn 6,5 km2 .

Thành phố ngầm này có nhiều khu vực phục vụ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày khác nhau, bao gồm đền thờ, ngôi mộ, cửa hàng, khu dân cư, và thậm chí cả chuồng gia súc.
Nó có 15.000 ống thông khí và các phòng ốc đủ để chứa được 20.000 người một cách thoải mái.

Mô phỏng hình ảnh thành phố ngầm Derinkuyu

Mặc dù các tảng đá ở đây tương đối mềm, nhưng cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy bất kỳ dấu hiệu sụt lún nào trong khắp di chỉ này, từ đó cho thấy những người xây dựng mạng lưới này hẳn phải có một tầm hiểu biết chuyên sâu về đá, nghề xây đá, kiến trúc, khoa công trình, và địa lý của địa phương.

4. Qanat Firaun, kênh ngầm cổ hùng vĩ nhất thế giới

Qanat Firaun, còn được gọi là hệ thống nước ngầm Gadara. Đây là một kênh ngầm cổ được xây dựng để cung cấp nước cho người dân thuộc vùng Décapole thuộc Đế chế La Mã – Hy Lạp, nay nằm ở phía đông sông Jourdain thuộc về tỉnh Syrie.

Mặc dù mang tên của người Ả-rập “Qanat Firaun” có nghĩa là “kênh của các Pharaon” nên nhiều người cho rằng kênh ngầm này được xây dựng bởi người Ai Cập. Nhưng có lẽ không phải, bởi đặc trưng kiến trúc và kỹ thuật là của người Ba Tư.

Kênh ngầm Qanat Firaun (Ảnh: ancientpages)

Đường hầm dài 170km và được làm bằng đá.

Đây không chỉ là hệ thống dẫn nước ngầm thời cổ đại dài nhất thế giới, nó còn là hệ thống phức tạp nhất, là một công trình khổng lồ về kỹ thuật thủy lợi. Công trình này đã cho thấy một sự chính xác đến mức ấn tượng.

Độ dốc của đường hầm đo được là 0,3 phần nghìn, nghĩa là nó dốc xuống chỉ 30cm trên mỗi km – một góc hẹp tiêu chuẩn đáng kinh ngạc. Dọc theo con đường chính của Gadara, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các ống tăng áp lực có thể đã được dùng trong cơ cấu bơm nước để cung cấp nước sạch cho vùng ngoại ô phía tây của thành phố từ các nguồn cấp nước cách đó 100km. Tới lúc hoàn thành hệ thống dẫn nước này, các công nhân đã phải đào hơn 600.000 mét khối đá vôi, tương đương với hơn một phần tư tổng khối lượng của Đại Kim Tự Tháp.

5. Quần thể hang động nhân tạo Long Du, Trung Quốc

Một trong những di chỉ ngầm dưới lòng đất bí ẩn nhất từng được phát hiện là một quần thể hang động gần Thập Yển Bắc Thôn ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Di chỉ này đã được các nông dân tình cờ đào được vào năm 1992.

Theo các nhà nghiên cứu, chúng đã được đục đẽo bằng tay trên đá vôi bùn. Phát hiện này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều chuyên gia từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Singapore và Mỹ.

Bên trong quần thể hang động Long Du (Ảnh: Internet)

Bí ẩn lớn hơn là tính chính xác trong kết cấu của quần thể hang động ngầm dưới đất vốn trải dài một diện tích đáng kinh ngạc khoảng 2.000 m2, với điểm chóp cao nhất vượt quá độ cao 30 m.

Bên trong quần thể hang động Long Du (Ảnh: Internet)

Lúc ban đầu, quần thể này được cho là một hang động đơn lẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu bổ sung đã cho thấy hang động này trên thực tế là một mạng lưới 36 căn hầm đáng kinh ngạc ngầm dưới đất. Tất cả các căn hầm này đều được đục đẽo bằng tay.

Diện tích trung bình của mặt sàn mỗi hang động vượt quá 1.000 m2, với chiều lên đến hơn 30 m, và tổng diện tích bao phủ vượt quá 30.000 m2.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chỉ có thể biết rằng Quần thể hang động Long Du rất ngoạn mục và kỳ vĩ, lối kiến trúc tỉ mỉ và tinh xảo cho thấy những hệ thống công trình tinh vi này đã được sử dụng bởi những người thợ xây vô danh. Sự chính xác hiện diện trong các chi tiết nhỏ nhất cho thấy một trình độ tay nghề siêu việt vốn không thể tồn tại từ hàng nghìn năm trước đây, chí ít theo quan điểm của ngành lịch sử chính thống.

Bên trong quần thể hang động Long Du (Ảnh: Internet)

Theo Epochtimes.com

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||9fef28cd3__