Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức bản ‘Giao hưởng Ý (Italian)’: Bản nhạc vui tươi nhất của Menddelssohn

Mendelssohn từng viết cho chị Fanny của mình khi sáng tác bản ‘Giao hưởng Ý (Italian)’ rằng: “Đây là tác phẩm vui tươi nhất mà em từng sáng tác”.

Ngay sau chuyến thăm đầu tiên của nhà soạn nhạc đến nước Anh, ông đã ghé thăm nước Ý trong chuyến du lịch vòng quanh khắp châu Âu. Cảnh sắc ở Ý mê hoặc đến nỗi khiến Menddelssohn phải nghiên cứu chúng hàng ngày, điều này được Mendelssohn thuật lại cho người thầy Zeltner của ông rằng:

“Thưa thầy, con đã rất ấn tượng khi lần đầu tiên đặt chân lên nước Ý. Con đã vô cùng choáng ngợp trước cảnh sắc mới mẻ nơi đây. Khi vừa đặt chân đến Ý, con ngay lập tức có ngay cảm hứng sáng tác nên kiệt tác âm nhạc của mình và điều đó làm con say mê đến mức phải bỏ ra ít nhất vài giờ mỗi ngày để nghiên cứu chúng.”

Ảnh minh họa: weheartit.com

Tiêu đề “Giao hưởng Ý” được Mendelssohn lấy cảm hứng từ chuyến du lịch khắp châu Âu của ông. Tác phẩm được hoàn thành vào năm 1833 tại Berlin. Menddenssohn đã ra mắt  bản “Giao hưởng Ý” trong buổi hòa nhạc London Philharmonic Society tại London vào ngày 13 tháng 5 năm 1833.

Tuy được đón nhận nồng nhiệt thế nhưng Menddelssohn đã không thật sự hài lòng với bản giao hưởng này nên ông đã rút lại và sửa đổi nhiều lần. Ông không bao giờ cho xuất bản tác phẩm và nó chỉ xuất hiện trên bản in vào năm 1851, do đó được gọi là giao hưởng số 4 dù thực sự đây là bản giao hưởng thứ 3 của ông.

Tác phẩm gồm bốn chương: 

Chương I: Allegro vivace (La trưởng)
Chương II: Andante con moto (Rê thứ)
Chương III: Con moto moderato (La trưởng)
Chương IV: Presto and Finale: Saltarello (La thứ)

Mới quý độc giả thưởng thức Giao hưởng Ý ở giọng La trưởng:

Chương I mở đầu với sự vui tươi bởi kết cấu đối nghịch phức tạp và được kết thúc bằng một đoạn coda duyên dáng.

Chương II được Menddelssohn lấy cảm hứng từ các tu sĩ ở Rome. Menddelssohn đã viết lại tâm trạng của mình trong một bức thư:

“Ở đây tôi muốn đưa hình ảnh các tu sĩ với chiếc áo choàng rộng, dáng vẻ thanh nhã vào chủ đề của mình…. Ở Albano, giữa những cô gái với bình hoa đội trên đầu, giữa những người bán hoa và rau củ, giữa đám đông và sự náo nhiệt, là một tu sĩ “đen như than” đang trên đường trở về Monte Cavo, người tu sĩ vô tình đã trở thành một sự tương phản duy nhất với phần còn lại của cảnh tượng nơi đây. Những tu sĩ vận bộ đồ đen dường như đã “chiếm hữu” toàn bộ đất nước lộng lẫy này, và tạo nên một giai điệu tương phản kỳ lạ cho tất cả những gì là sôi động, huyên nào và ồn ã”

Chương III được Mendelssohn viết dựa trên khúc minute – một điệu nhảy kiểu Pháp thay vì khúc scherzo. Phần trio được dẫn dắt bởi kèn horn kèm bộ gỗ và bộ dây. 

Chương cuối được Mendelssohn viết dựa trên khúc saltarello – một điệu nhảy dân gian của thành Rome. 

Đôi nét về tác giả

Felix Mendelssohn (1809 – 1847)

Sinh ra trong một gia đình quý tộc Do Thái, là một thần đồng, tài năng của ông thậm chí còn bộc phát sớm hơn cả Mozart. Robert Schumann gọi ông là Mozart của thế kỷ XIX.

Năm 14 tuổi, ông đã hoàn thành được 12 bản giao hưởng dành cho dàn nhạc dây.

Cùng lứa tuổi với các nhạc sĩ khác như Schumann, Chopin và Liszt nhưng tài năng của Mendelssohn được thừa nhận đầu tiên ở châu Âu.

Ở tuổi 16, Mendelssohn học tập dưới sự chỉ dạy của nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano bậc thầy Ignaz Moscheles, tuy vậy Moscheles thú nhận trong nhật ký rằng ông có rất ít thứ để dạy cho cậu học trò này. Ở độ tuổi này, ông đã hoàn thành một tác phẩm thính phòng xuất sắc: bản octet (bát tấu) cho dàn dây giọng Mi giáng trưởng, Op. 20 (cho 4 violin, 2 viola, 2 cello) và đã bắt đầu gây được sự chú ý.

Ở tuổi 17, khi đang lục lọi trong thư viện của Goethe, tình cờ Mendelssohn bắt gặp vở kịch “Giấc mộng đêm hè” của Shakespeare và thế là ông đã cho ra đời bản Overture “A Midsummer Night’s Dream” Op. 21 (Giấc mộng đêm hè) và đạt được những thành công vang dội.

Tài năng của Felix Mendelssohn cũng thật phi thường khi ông không chỉ dừng lại trong âm nhạc mà ông còn là họa sĩ có tài, có kiến thức văn học cực kỳ rộng rãi và sáng tác giỏi; là nghệ sĩ piano tuyệt vời, nghệ sĩ violin xuất sắc, nghệ sĩ organ hiếm gặp; một phong cách chỉ huy đầy cảm hứng. Mendelssohn cũng có trí nhớ âm nhạc đáng kinh ngạc.

Do làm việc quá sức cùng với nỗi đau do cô chị Fanny qua đời vào tháng 5 năm 1847, Mendelssohn ra đi vào tháng 11 cùng năm. Tuy ông đã không còn nhưng trong “ngôi đền” dành cho những nhạc sĩ vĩ đại, Mendelssohn luôn có một chỗ đứng vững chắc bên cạnh những tên tuổi lớn như Bach, Mozart hay Beethoven.

Hoàng Lâm

Clip hay: 

Xem thêm:

Exit mobile version