Từ xa xưa, mùa thu luôn là một trong những chủ đề lớn trong thơ ca, hội họa, văn học Trung Hoa. Mùa của mơ mộng, thu dịu dàng và là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ. Hãy cùng thưởng thức vẻ đẹp mùa thu qua hai bức tuyệt phẩm hội họa cổ xưa

Một năm bốn mùa luân chuyển. Mùa xuân, mùa của niềm hy vọng, mùa của những lộc non xanh biếc, mùa của sự khoe sắc. Mùa hạ với bầu trời trong xanh nhưng chói gay gắt, những chùm phượng đỏ rực trong cái nắng vàng. Mùa thu, mùa của sự lãng mạn, của thi ca, của những tâm hồn tràn ngập cảm xúc, của những con đường tràn ngập lá vàng, với bức tranh thu len lỏi màu nắng ấm áp. Mùa đông, mùa của giá rét, của những cành cây khẳng khiu trơ trọi, mùa của sự lặng im trống vắng.

Mùa của mơ mộng, thu dịu dàng và là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ. Các bậc danh gia trong lịch sử dùng tài hoa họa nên những cảnh sắc ngày thu, lưu lại cho hậu thế sau này. Hai bức tranh hai thời đại bất đồng, hai phong cách hội họa bất đồng, mang lại những cảm nhận rất khác nhau mà tác giả muốn thể hiện.

Tuyệt tác “Cảnh sắc mùa thu” của Triệu Chi Khiêm

“Cảnh sắc mùa thu” của Triệu Chi Khiêm, nhà Thanh. (Ảnh: Bảo tàng quốc gia Tokyo)

Triệu Chi Khiêm (1829 – 1884) thư họa gia, triện khắc gia nổi tiếng đời Thanh. Các tác phẩm của ông đều có phong cách vẽ rất khác biệt, đặc sắc. Ông có sự ảnh hưởng lớn với các họa gia cận đại như Ngô Xương Thạc, Tề Bạch Thạch…

Ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào bức tranh, đó chính là kết cấu màu sắc rất trong trẻo mà lại sống động, rực rỡ; nét vẽ nhẹ nhàng, thanh thoát. Cảnh sắc ấy đọng lại trong lòng người xem một cảm giác vui tươi, sảng khoái, tâm hồn như vừa được gội rửa, tươi mát.

Triệu Chi Khiêm chọn dùng bút pháp chấm phá. Bởi ông chú trọng vào việc kết hợp thư pháp và tranh vẽ, nên bên cạnh những nét chữ Triện đầy phóng khoáng, mạnh mẽ là những nét vẽ hoa lá đơn giản, mộc mạc. Những bông hoa, phiến lá đung đưa trong gió, nét nghệ thuật kết hợp với mẫu chữ khắc thư pháp cố xưa mang lại một bầu không khí hoài cổ, đi cùng tuế nguyệt.

Về phần kết cấu bố cục, Triệu Chi Khiêm lấy thân cây làm trục chính trong bức tranh, sau đó điểm thêm các chi tiết như hoa, lá xen kẽ vào. Ông chọn sắc đỏ làm màu chủ đạo. Cạnh đó, tác giả còn điểm thêm sắc xanh lam, tự tương phản sắc đỏ và sắc xanh khiến cho cả khung cảnh bức tranh thu trở nên trong lành, tươi sáng và nổi bật hẳn lên.

Ông mượn phương pháp vẽ “tranh không cốt” của Uẩn Thọ Bình, một danh họa nổi tiếng của triều Thanh (1633 – 1690), kết hợp với thủ pháp chấm phá truyền thần của “Dương Châu Bát Quái”, phác thảo đường viền rồi dùng bút chấm màu vẽ trực tiếp lên bề mặt giấy. Lối vẽ này mang đến cảm giác phóng khoáng, tự nhiên mà “trong vắt mượt mà”.

Phong cách sáng tác của Triệu Chi Khiêm có ảnh hưởng rất lớn đến Ngô Xương Thạch, một họa gia cận đại (1844-1927) từ đó hình thành nên trường phái hội họa hải phái, từng rất thịnh hành ở Thượng Hải.

“Thu lâm quầy lộc đồ” rực rỡ thể hiện sự tráng lệ của thiên nhiên ngày thu

“Thu lâm quầy lộc đồ”, một tuyệt tác thời Ngũ đại (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Đây quả là một bức tranh tươi sáng, rực rỡ lòng người. Những ngày cuối thu, cái nóng khô hanh của ngày hạ rút đi, tiết trời mát mẻ, thanh lãng, bầu trời cao, trong, xanh, tần tầng mây bay nô đùa trong đó, động vật rừng dựa vào giác quan cực nhạy của mình mà cảm nhận được rõ mồn một sự biến đổi của không gian, của sự giao mùa.

Hiện nay, tuyệt tác này đang được lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc. Không thể xác định được tác giả của bức tranh là ai, triều đại cũng không rõ, chỉ có thể xác định là thuộc về thời Ngũ đại (907-960) hoặc nhà Liêu (907/916-1125).

Khu rừng rậm rạp, cây cối sinh trưởng um tùm, cơ hồ không có lấy một chỗ trống, tại một một nơi rực rỡ phong quang như vậy, thấp thoáng là đàn nai rừng, vai so vai, thinh lặng không chịu rời đi.

Trong cái tiết khí dịu dàng, dễ chịu, cảm nhận rõ qua từng cơn gió, bầy lộc nhàn nhã, thong dong quanh từng cây phong lá đỏ, từng cây bạch dương v.v. những chiếc thảm rãi đầy khắp con đường bằng những chiếc lá vàng, ẩn hiện sắc đỏ lá phong, sắc xanh lá non. Tất cả thể hiện ra một cỗ yên bình mà lại phồn thịnh, hoa lệ.

Đầu tiên, phác họa nét trước, sau đó, lấy bút chấm nước màu, hoặc là bào mịn phấn vẽ trực tiếp lên tranh. Đây là loại bút pháp rất đặc biệt, một số người tin rằng bút pháp này đến từ Tây Vực, mang đến cho bức tranh một vẻ rất nên thơ, mờ mờ ảo ảo, ý vị rất tươi trong, mộc mạc mà không đánh mất sự phồn vinh, dồi dào của thiên nhiên vĩ đại.

Nhưng bút pháp dùng để vẽ lộc lại rất giản lược. Đầu tiên phác họa đường viền, rồi dùng màu pha loãng tô mịn. Tổng thể cả bức tranh, tác giả dùng lối vẽ tỉ mỉ, nhưng các chi tiết nhỏ thì lại dùng bút pháp vẽ mộc mạc, lại mang đến một ý vị rất riêng.

Một điểm rất đặc biệt, có một chú lộc sừng dài ở bên trái đang ngiêng đầu vểnh tai, đứng trong tư thế canh gác, phòng bị sẵn sàng, bảo vệ đàn lộc con, tự như tư thế của một đầu đàn. Điểm này, họa sĩ phác họa được rất rõ tư thế, biểu đạt hết sức rõ ràng, sinh động.

Theo Epoch Times

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||8d12f6814__