Đại Kỷ Nguyên

Đấu giá báu vật cổ: Bát cẩm thạch Ngu Mỹ Nhân ngự đề thơ, vua Càn Long ngự chế

Ngày 3 tháng 10 năm 2018, một triển lãm tại Hồng Kông đặc biệt đưa “bát cẩm thạch Ngu Mỹ Nhân ngự đề thơ” từ thời vua Càn Long ra đấu giá. Khởi điểm với giá 1,2 tỷ đô la Hồng Kông, sau đó được mua với giá 1,48 tỷ đô la Hồng Kông, thêm tiền hoa hồng là 169.413.000 đô la Hồng Kông để kết thúc thủ tục mua bán.

“Bát cẩm thạch Ngu Mỹ Nhân ngự đề thơ” lần này là đồ men cẩm thạch thứ hai được đem bán đấu giá. Trong hồ sơ đấu giá, chiếc bát này được bán đấu giá lần đầu tiên vào ngày kỷ niệm 30 năm của Sotheby vào ngày 26 tháng 10 năm 2003, do chuyên gia thẩm định sứ nổi tiếng thế giới Julian Thompson đến từ Pháp sưu tầm mang tới, ông cũng tự mình đến tận nơi để giao bán đấu giá và kết thúc phiên đấu giá. Phiên đấu giá năm 2003 đã kết thúc với doanh thu 29.128.400 đô la Hồng Kông. Lúc bấy giờ, nó được xếp thứ nhất trong những tác phẩm nghệ thuật đồ gốm Trung Quốc. Sau năm 2003, chiếc bát đã đến tay một nhà sưu tầm tư nhân, 15 năm sau, một lần nữa nó lại xuất hiện tại Hồng Kông với mức giá cao hơn nhiều.

Julian Thompson với chiếc bát sứ cẩm thạch. (Ảnh: sohu.com)
Bát cẩm thạch Ngu Mỹ Nhân ngự đề thơ – Thanh Càn Long ngự chế, đường kính: 11,8cm. (Ảnh: sohu.com)
Bát được in ba ấn “Càn Long niên chế”: “Giai lệ”, “Thúy phô”. (Ảnh: sohu.com)

Nguồn gốc men sứ cẩm thạch

Sứ cẩm thạch được hình thành và chế nung vào cuối thời kỳ hoàng đế Khang Hy, đã ghép thành công kỹ thuật vẽ đồng vào men sứ và hình thành nên một loại men sứ mới, được sánh với vẻ đẹp “Hoàng hậu của sứ”. Sứ cẩm thạch là công nghệ kỹ thuật độc quyền của hoàng gia, không hề được truyền ra ngoài, chỉ giới hạn sử dụng trong cung đình hoàng thất. Vì thế trong những đồ sứ cổ đại, sứ cẩm thạch là loại sứ đắt tiền nhất, tài nghệ cùng thẩm mỹ cũng cao nhất, được ca ngợi là “Quan của các đồ sứ”.

Hoa Ngu Mỹ Nhân và bài thơ được đề trên chén

Chiếc bát sứ cẩm thạch này được vẽ với những bông hoa Ngu Mỹ Nhân đạm nhã đầy ý thơ, trên đó còn ngự đề hai câu thơ, lưu loát diễm lệ anh tú. Mùi hương sau lưng, mượn hoa hoài cổ, kể về lịch sử của những bài thơ và tiểu luận văn học của các triều đại trong quá khứ, ký ức một đời hào kiệt anh hùng, tình yêu đan tâm.

Bát sứ cẩm thạch hoa Ngu Mỹ Nhân thời Càn Long. (Ảnh: sohu.com)

Gần miệng bát có dòng thơ: “Nghênh phong tự trục ca thanh khởi, túc vũ na kinh vũ tụ thùy” (Đón gió tựa như cất tiếng hát, mưa đọng lại trên tay áo), mượn vẻ đẹp của Ngu Mỹ Nhân, viết lên một tuyệt sắc diễm lệ. Càn Long thuở nhỏ rất thích nghiên cứu truyền thống văn hóa của người Hán, tự làm quen với thi sử, am tường chuyện lịch sử, đối với những bài thơ cổ rất am tường, như nắm trong lòng bàn tay.

Chắc hẳn mọi người đều quen thuộc với “Sử Ký – Bản Kỷ – Hạng Vũ bản ký” của Tư Mã Thiên, nói về câu chuyện tình yêu của Hạng Vũ và Ngu Mỹ Nhân (Ngu Cơ). Trên chiếc bát đề hai câu thơ từ “Vịnh Ngu Mỹ Nhân thảo” của thi nhân Từ Quế, nói về tiếng ca, ám chỉ số mạng của hai con người, Hạng Vũ tự vẫn trên sông Ô Giang, Ngu Mỹ Nhân múa kiếm mà chết vì tình trong màn trướng. Truyền thuyết có nói rằng tại nơi Ngu Mỹ Nhân chết, mọc ra một loài hoa lạ, vì thế mà đặt tên cho loài hoa ấy là hoa Ngu Mỹ Nhân.

Trong lòng của chiếc bát Ngu Mỹ Nhân ngự đề thơ này cũng có vẽ thêm ba loại quả, bố trí rất đẹp mắt. (Ảnh: sohu.com)

Hoa Ngu Mỹ Nhân hay còn có tên gọi khác là Mãn Viên Xuân, cánh hoa như chiếc lá mỏng nhăn, giống như cánh bướm, hoa có nụ xanh, thân nhỏ màu xanh. Trong hội họa về hoa, từ trước thời Tống đã có, tới đầu nhà Thanh có Uẩn Thọ Bình nổi tiếng vẽ hoa, tranh của ông là những bức tranh không có khung, ông có những bản thảo rất độc đáo, có ảnh hưởng sâu rộng trong những bức vẽ hoa Ngu Mỹ Nhân, cánh hoa mỏng thấu, linh động như múa. Ngoài ra còn có những họa gia như Như Vương Vũ, Uẩn Băng, Mã Nguyên Ngự v.v. đều là những người thể hiện thành công sự nhẹ nhàng uyển chuyển của loài hoa này.

Sự độc tôn của hoa văn Ngu Mỹ Nhân trên men sứ

Hoa Ngu Mỹ Nhân tuy rằng đẹp như vậy nhưng rất hiếm thấy xuất hiện trên những đồ sứ hay trang sức. Trong thời Khang Hy chỉ có duy nhất một cặp bát cẩm thạch được vẽ hoa Ngu Mỹ Nhân. Đến thời Ung Chính cũng có một đôi bát được vẽ hoa văn này, và tới thời Càn Long có chiếc bát nói trên.

Bát sứ cẩm thạch Ngu Mỹ Nhân thời Khang Hy. (Ảnh: sohu.com)
Đôi bát sứ cẩm thạch Ngu Mỹ Nhân thời Ung Chính. (Ảnh: sohu.com)

Họa sĩ Tây phương trong cung đình

Đồ sứ cẩm thạch trong triều đại nhà Thanh được xuất sinh từ Giang Tây, do Cảnh Đức Trấn nung đốt và gửi đến cung xưởng Bắc Kinh trên một chặng đường dài, sau khi đem đến cung xưởng lại được nung một lần nữa. Theo tài liệu ghi chép lại về sứ cẩm thạch, công nghệ này đã được người Tây phương truyền đến, văn sức trang nhã, khí chất thanh lịch, được để ý đến trong các buổi lễ, bị nhòm ngó như một báu vật sứ trong thời nhà Thanh. Cung xưởng gia công đồ sứ cẩm thạch nằm liền kề với cung điện của hoàng đế, những nghệ nhân luôn làm việc dưới sự giám sát và áp lực nghiêm ngặt chưa từng thấy. Những nghệ nhân đều là những họa sĩ tài hoa, luôn có ý tưởng sáng tạo riêng, vì thế mà sứ cẩm thạch hết sức hiếm có.

Màu sắc trong chiếc bát cẩm thạch này được chế đặc biệt, cùng với cách bài trí cẩn thận, phong cách mát mẻ trong sáng. Đồ sứ Cảnh Đức Trấn duy chỉ có hoa văn Ngu Mỹ Nhân là đặc biệt, các mẫu hoa văn còn lại đều giống nhau và chỉ duy nhất Cảnh Đức Trấn mới cho ra được màu sắc tuyệt diệu như vậy.

Trong triều Khang Hy, các họa sĩ cung đình, nghệ nhân nặn tượng, khoa học gia nghiên cứu công nghệ mới, thực tập theo các loại tài liệu, tất cả đều ở trong Ngự Tác Phường. Khi ấy Ngự Tác Phường giống như một phòng thí nghiệm. Vì để thúc đẩy đại Thanh đuổi kịp tài nghệ khoa học quốc tế, Khang Hy đã hạ chiếu cho những người Tây phương vào kinh thành, trong đó có rất nhiều người châu Âu, họ ở trong cung mà truyền thụ rất nhiều khoa học kỹ thuật mới. Nhưng đến thời Ung Chính, ông dường như không quan tâm đến những Dương sĩ trong cung (Dương sĩ chỉ người phương Tây). Dương sĩ còn ở lại trong cung chỉ có Giuseppe Castiglione người Ý là giỏi về hội họa.

Một trang trong cuốn “Họa tiên ngạc trường xuân” của Castiglione. (Ảnh: sohu.com)

Trong cuốn “Họa tiên ngạc trường xuân” của Castiglione vẽ hoa cỏ, hoặc tranh hoa điểu, ông kết hợp giữa bố cục của hội họa truyền thống thường thấy ở những bức tranh hoa điểu dung hợp với kỹ xảo Tây phương, tạo nên một nét vẽ rất tinh tế tỉ mỉ. Trong đó có một trang, vẽ một con bướm đang đậu trên hoa lan, dưới bóng cây râm mát, bút pháp nhẵn nhụi, sống động linh hoạt.

Những đồ sứ cẩm thạch khác

Sứ cẩm thạch khai quang hoa cỏ thời Khang Hy, Đường kính: 14,7cm. Giá bán đấu giá: 238.807.500 đô la Hồng Kông. (Ảnh: sohu.com)
Bát sứ cẩm thạch “hạnh lâm xuân yến đồ” thời Càn Long, Đường kính: 11,3cm. Giá bán đấu giá: 151.320.000 đô la Hồng Kông. (Ảnh: sohu.com)
Bình sứ cẩm thạch “bốn mùa hoa cỏ” thời Càn Long, Cao 18,4cm. Giá bán đấu giá: 140.660.000 đô la Hồng Kông. (Ảnh: sohu.com)
Bình có tai sứ cẩm thạch “Cổ nguyệt hiên” đề thơ thời Càn Long, Cao 16,5cm. Giá bán đấu giá: 115.480.000 đô la Hồng Kông. (Ảnh: sohu.com)
Bát sứ cẩm thạch đất đỏ hoa sen thời Khang Hy, Đường kính: 11cm. Giá bán đấu giá: 74.040.000 đô la Hồng Kông. (Ảnh: sohu.com)

Theo sohu.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version