Đại Kỷ Nguyên

Con người hiện đại có mặt trên Trái đất cách đây 250 triệu năm, cú sốc lớn với thuyết tiến hóa?

dấu chân người bọ ba thùy 250 triệu năm

Cái tên bọ ba thùy cùng với dấu giày của con người văn minh đã gây cú sốc cho học thuyết tiến hóa hiện đại...Lẽ nào...?

Như một câu chuyện khoa học viễn tưởng, như một chuyện đùa của lịch sử, các nhà khoa học tìm thấy dấu giày của con người văn minh in trên một khối hóa thạch có tuổi trên 250 triệu năm… Lẽ nào tất cả những điều ấy là sự thật?

“Dấu của một bên gót giày được nhấn sâu xuống mặt nền khoảng 3.5mm so với bề mặt hóa thạch, sâu hơn so với vị trí khác của đế giày.
Rõ ràng, vết giày chân phải thật ấn tượng đó với đế giày đã mòn vẹt hơn hẳn ở phía bên phải của gót chân”. (Michael A. Cremo và Richard L. Thompson, Forbidden Archaeology, 1998 Torchlight trên trang 810).

Dấu giày của con người văn minh cùng với những chú bọ ba thùy, có tuổi hóa thạch vượt quá 250 triệu năm, nó cũng vượt quá mọi sức tưởng tượng của con người hiện đại. Có lẽ nào…? (Ảnh: epochtimes.fr)

Vào một đêm ấm áp xa xôi cách nay lâu lắm lắm rồi, một người đàn ông quyết định vẫn đi dạo một chút trên bờ biển. Khi đột nhiên thấy một tiếng vỡ nhẹ giòn “rụm” dưới chân mình, ông dừng lại để nhìn bằng ánh sáng chiếu của vầng trăng để xem đã vừa giẫm lên cái gì ở dưới giày, và lấy ra từ đế giày của mình những con vật nhỏ đáng thương mà ông vừa giẫm lên.
Rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa, ông lại tiếp tục cuộc tản bộ trong đêm trăng thanh gió mát của mình, mà không biết rằng vết dấu giày đã khiến sự ra đi của những con vật nhỏ bé mà ông giẫm lên đã được lưu lại mãi mãi, lưu lại tới sau đó hơn 250 triệu năm….Có gì là kỳ lạ trong việc dẫm chân lên những chú bọ ba thùy bình thường nhỉ?

Bởi vì một lý do là: Cách đây khoảng 520 triệu năm, những sinh vật nhỏ thân mềm đó đã sống trong các đại dương trên hành tinh chúng ta. Chúng là tổ tiên của động vật chân khớp ở đại dương, chẳng hạn như tôm hùm và cua, sống và phát triển mạnh mẽ cho đến cách đây 250 triệu năm, và sau đó biến mất hoàn toàn. Đó là những bọ có tên bọ ba thùy.

Hóa thạch bọ ba thùy trên các lớp đá địa chất cổ xưa, theo cách tính tuổi bằng chất đồng vị phóng xạ, hóa thạch có niên đại vượt quá 250 triệu năm rồi sau đó không tồn tại nữa. (Ảnh: wikipedia)

Hãy nghe wikipedia giải thích về loại động vật thân mềm này:

Bọ ba thùy (danh pháp khoa học:Trilobita; phát âm: /ˈtraɪlɵbaɪt/ hoặc /ˈtrɪlɵbaɪt/) là một nhóm/lớp hóa thạch nổi tiếng của các động vật chân khớp tuyệt chủng. Xuất hiện đầu tiên của bọ ba thùy trong các dấu vết hóa thạch móng của giai đoạn Atdabanian, tiền Cambri, và chúng bị biến mất trong suốt đại Cổ Sinh trước khi bắt đầu đi đến tuyệt chủng trong suốt kỷ Devon, tất cả các bộ bọ ba thùy đều đã tuyệt chủng. Bọ ba thùy biến mất sau cùng trong sự kiện tuyệt chủng lớn vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 250 triệu năm. Bọ ba thùy là những loài chiếm lĩnh các đại dương hơn 270 triệu năm.”

Rõ ràng, loài người mới chỉ xuất hiện cách đây hai đến ba triệu năm, theo hiểu biết của hầu hết các nhà khoa học ở thời điểm hiện tại. Con người hiện đại, như chúng ta hiểu biết ngày nay, mới chỉ tồn tại trong khoảng tối đa 10 000 năm. Trước đó, con người còn hoàn toàn là người nguyên thủy, mặc lá cây và ăn thịt sống. Thắt nút dây để ghi nhớ sự việc họ cũng chưa biết.

Vậy là nếu dựa trên những kiến thức hiện nay, người ta có thể kết luận rằng câu chuyện của dấu giày in dấu vết bọ ba thùy chỉ là một câu chuyện bước ra từ một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Làm sao con người có thể dẫm lên một sinh linh đã biến mất cách đây hàng trăm triệu năm? Lại đặc biệt là người đi giày, một dấu hiệu rõ ràng của nền văn minh. Hóa thạch của dấu giày có niên đại hàng trăm triệu năm? Làm sao tất cả những điều này lại là sự thật?

Điều này khiến cho các nhà khoa học vô cùng bối rối, và những nhà khoa học vốn từ trước tới nay đã thấy những lỗ hổng của thuyết tiến hóa thì cảm thấy nhận định của mình càng được làm vững chắc thêm.

Phát hiện khảo cổ chấn động giới khoa học

Vào tháng Sáu năm 1968, các nhà sưu tập William J. Meister ở Antelope Spring, Utah, Mỹ tìm thấy một tảng đá dày năm centimet trên đó bạn có thể nhìn thấy hóa thạch của một dấu giày của con người. Một dấu giày mà trên đó có một dấu vết khác vô cùng đặc biệt: một chú bọ ba thùy bị giày dẫm xuống.

Tin tức này đã rất nhanh chóng lan ra toàn thế giới và các nhà khoa học đổ xô tới Antelope Spring để tìm ra những dấu vết giày khác của một loài người văn minh trong các lớp địa chất cổ xưa. Phải chăng đây là một chuyện đùa hài hước nhất mà lịch sử dành cho loài người hiện đại vốn tin vào thuyết tiến hóa?

Nếu như từ hàng trăm triệu năm trước đã tồn tại loài người văn minh, điều gì đã xảy tới với họ?

Những dấu vết hóa thạch xương người vô cùng xa xưa

Có một loạt các hóa thạch thách thức và đi ngược kiến thức cơ bản của lịch sử nhân loại và những gì được dạy trong sách giáo khoa hiện nay:

Có 1967 bộ xương người được tìm thấy và một đầu mũi tên bằng đồng dài 10cm được tìm thấy trong một mỏ bạc ở Colorado ở Mỹ. Theo tính toán bằng phương pháp tính đồng vị phóng xạ, những di vật khảo cổ này vượt qua tuổi loài người hiện nay nhiều triệu năm tuổi.
Một dấu bàn tay người đầy đủ các ngón (và thậm chí với móng tay) đã được phát hiện trong những phiến đá vôi của Glen Rose, Texas, có tuổi là 110 triệu năm.
Bên cạnh đó, một ngón tay hóa thạch khác được tìm thấy trên đảo Axel Heiberg ở Canada cũng có tuổi ước tính là 100 triệu năm.

Cấu trúc xương người đã được khẳng định qua chụp X quang.

Những kết quả khảo cổ được tìm thấy liên tục gần đây đã dần dần đẩy xa những lý thuyết hiện đại về nguồn gốc con người được tiến hóa từ người vượn.

Những bằng chứng khảo cổ đã dần dần làm sáng tỏ một nguồn gốc lịch sử loài người hoàn toàn khác biệt. Mỗi lần một hóa thạch mà “không nên tồn tại” được đem ra ánh sáng, thuyết tiến hóa hiện đại của chúng ta lại chịu một cú sốc khủng khiếp.

Nhiều nhà khoa học dũng cảm trên thế giới đang nhìn nhận khách quan về những nền văn minh thời tiền sử khác nhau đã từng tồn tại và biến mất nhiều lần trong lịch sử dài đằng đẵng. Cuối cùng, sự thật về nguồn gốc của chúng ta có vẻ hoàn toàn khác xa với những điều được giải thích thông thường qua các bộ sách giáo khoa, rằng chúng ta là loài người văn minh hiện đại duy nhất từ trước tới nay trên địa cầu này và chúng ta vốn tiến hóa từ người vượn.

Những người được tận hưởng cảm giác hạnh phúc đầu tiên là những nhà khoa học đã tìm ra những hóa thạch “lẽ ra không nên tồn tại” đó.
Làm sao họ có thể không hạnh phúc cho được, khi biết những con người hiện đại đẹp đẽ như chúng ta đây đã làm chủ địa cầu xanh tươi này từ lâu lắm rồi và chúng ta có thể hoàn toàn không phải từ vượn tiến hóa thành…
Có lẽ trong tương lai gần, những bộ sách giáo khoa và lịch sử loài người sẽ bắt buộc phải viết lại…

Vậy là liên tục có những khám phá mới về những nền văn minh xa xưa tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ tươi đẹp mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, nhưng cũng bắt buộc con người suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn qúa ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.

Thả hồn theo dòng chảy của tự nhiên:

Hà Phương Linh (biên dịch từ epochtimes.fr)

Xem thêm:

Exit mobile version