Đại Kỷ Nguyên

Vì sao Trung Hoa và Ai Cập cổ đại có quá nhiều nét tương đồng dù xa cách vạn dặm?

văn minh Trung Quốc và Ai Cập cổ đại có nhiều nét tương đồng

Người Trung Hoa cổ đại và Ai Cập cổ đại đều bảo vệ người thân họ sau khi chết như vậy....

Mặc dù Trung Hoa cổ đại và Ai Cập cổ đại chưa từng liên hệ với nhau nhưng hai nền văn hóa lại rất có nhiều điểm tương đồng. Triển lãm “Trung Hoa và Ai Cập. Những cái nôi của văn minh nhân loại” trưng bày những hiện vật được phát minh trong những niên đại rất xa xưa của cả hai đất nước.

Trong một vài trường hợp việc ăn cắp ý tưởng hoặc công nghệ tình báo có thể giải thích được vì sao một phát minh ở nơi này lại có thể xuất hiện ở một nơi rất xa nơi đó. Nhưng trong trường hợp này, thì việc giải thích như trên bị loại trừ.

Sách giấy cói cho người chết. Ảnh: Epoch Times France

Ai Cập và Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời nhất có chữ viết. Ai Cập đã có một hệ thống văn bản từ 3000 năm trước Công nguyên. Họ thường sử dụng giấy cói để viết. Cuốn sách này của người chết thuộc về nền văn minh Ta-remetch-en-Bastet ở đầu thời Ptolemy là một phần của triển lãm. Còn tại Trung Hoa, dụng cụ làm văn bản sớm nhất là thẻ tre.

Ảnh: Epoch Times France

Không chỉ người Ai Cập, người Trung Hoa cũng phát triển những nghi thức bảo vệ người đã khuất. Chiếc áo choàng quý của gia đình hoàng tộc trên được làm từ 2216 viên ngọc bích liên kết bằng những sợi chỉ bạc. Chỉ riêng chỉ bạc để liên kết các miếng ngọc bội cũng đã nặng tới 1kg. Hiện vật đang được trưng bày ở Berlin trong triển lãm: “Trung Hoa và Ai Cập. Những cái nôi của văn minh nhân loại“.

Còn đây là hòm đặt xác ướp của các Pharaoh. Ảnh: Epoch Times France

Trung Hoa và Ai Cập. Những cái nôi của văn minh nhân loại” là triển lãm diễn ra tại bảo tàng Neues ở Berlin từ ngày 6 tháng Bảy đến 3 tháng Mười hai năm 2017.

Hãy lấy những cái cương ngựa không có dây cằm làm ví dụ về sự giống nhau lạ kỳ- một miệng loe hơi dài  bằng đồng được giữ cho linh hoạt bằng hai cái vòng móc vào nhau ở giữa có khả năng giúp người cưỡi ngựa điều khiển được con ngựa về hướng về bên phải hoặc bên trái.

Mọi người có thể chiêm ngưỡng hai dây cương như vậy tại cuộc triển lãm đặc biệt “Trung Hoa và Ai Cập. Những cái nôi của văn minh nhân loại“.

 Một cái có niên đại vào năm 1200 trước công nguyên, được phát hiện ở Ai Cập, và cái kia, có niên đại muộn hơn đôi chút, được tìm thấy ở Trung Quốc.

Khả năng người Trung Quốc sao chép của người Ai Cập đã bị bác bỏ vì vào giai đoạn đó hai nền văn minh cổ đại này không hề có liên hệ hay giao tiếp với nhau.

Mặt nạ che mặt xác ướp mạ vàng một phần của Ta-Scherit-en-Hor (323-30 trước công nguyên) tại triển lãm. Ảnh: Epoch Times France

Những giải pháp giống nhau cho cùng một vấn đề

Vào thời đó, việc di chuyển của các thương nhân hoặc của người đưa tin xa nhất là 3000km, việc băng qua 8000 km giữa Trung Quốc và Ai Cập là không thể.

Triển lãm có bình rượu hình con bò, có niên đại từ cuối nhà Thương (1300-1100 trước Công Nguyên). Ảnh: Epoch Times France

Các phát hiện khảo cổ và văn bản cổ đã chỉ ra rằng ở Trung Hoa, rượu cũng sử dụng cho mục đích tế lễ. Rượu được làm nóng lên trên than nóng đỏ và tổ tiên sẽ tận hưởng những khói rượu. Rượu cũng được đổ lên đá và suối để dâng các vị thần. 

Hai nền văn minh này được biết đến là những nền văn minh sớm nhất trên thế giới, đều xuất hiện hàng loạt các phát minh, tập tục và truyền thống tương đồng nhau – không chỉ là những vật dụng trong cuộc sống hàng ngày, mà còn cả những nghi thức tôn giáo như các nghi thức thờ cúng sau khi chết và những quan niệm tôn giáo khác.

Hầu hết các nền văn hoá đều phát minh ra cây kim sau khi quan sát xương cá, lông vũ hay những khúc xương nhỏ.

Những cái cốc Canopic này miêu tả bốn người con của thần Horus và thần Isis (1070 – 940 trước công nguyên). Ảnh: Epoch Times France

Từ Thượng Hải đến Berlin

Friederike Sayfried là giám đốc Bảo tàng Hy Lạp và những bộ sưu tập bằng giấy cói. Hơn một nửa trong số  250 hiện vật trong cuộc triển lãm ở Berlin có nguồn gốc từ đây. Một nửa kia mượn từ Bảo tàng Thượng Hải. Cả hai bảo tàng đề xướng về việc hợp tác để có được cuộc triển lãm chung bao gồm những hiện vật có từ năm 4500 trước công nguyên tới năm 300 sau công nguyên.

Thưởng thức rượu. Rượu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cả hai nền văn minh cổ xưa. Tại Trung Hoa cổ đại, rượu thường được làm từ kê và dùng ở mọi lúc, đặc biệt trong trong các nghi lễ tôn giáo. Nó được lưu giữ trong lọ quý như thế này, có tạo hình của một con cú. Nó có nguồn gốc từ Tây Hán (206 TCN – 8 AD). Ảnh: Epoch Times France

Sau cùng, điều khiến cho cuộc triển lãm trở nên thú vị là những thắc mắc liên quan đến nhân chủng học. Các nền văn minh của nhân loại phát triển như thế nào? Với những vấn đề cụ thể thì con người giải quyết thế nào?

Các hiện vật không được sắp xếp theo niên đại của chúng, mà được sắp xếp theo năm chủ đề lớn: Đời sống hàng ngày- Các  bản ghi chép- Quyền lực- Việc thờ cúng và Các vị thần.

Người ghi chép của hoàng tộc Sa-Iset (1279-1213 trước công nguyên). Ảnh: Epoch Times France

Những hiện vật sang trọng

Những hiện vật bằng đất sét nung của một trong những mẫu vật trưng bày đầu tiên cho thấy cấu trúc nhà ở Trung Quốc có sự tương đồng với với những ngôi nhà ở Hy Lạp. Và trong cả hai nền văn hoá, con người đều nuôi chó.

Trang phục của người hầu thời Tây Hán. Do lý do khí hậu, váy lanh từ Ai Cập cổ đại có thể bảo quản trong một thời gian dài. Ở Trung Quốc, tuy nhiên, vải làm từ lanh, hay giai đoạn sau là từ bông, không thể được bảo quản lâu dài. Ảnh: Epoch Times France

Các loại tượng, đồ trang sức, đồ sành sứ và đồ trang sức mô tả những cách thức sinh hoạt trong đời sống hàng ngày ở cả hai nước. Người Trung Quốc và người Hy Lạp đã dùng những công cụ khá tương đồng để tắm rửa, một bộ gồm một cái bình có tay cầm và một bát nước. Chỉ khác biệt về cách thức trang trí những vật dụng bằng đồng này.

Điều khác biệt nữa là vật liệu được sử dụng trong cả hai nền văn hoá, vì các nguyên liệu khác nhau. Cùng với đồng, người Trung Quốc dùng men để trang trí những đồ vật xa xỉ biểu trưng của họ. Trái lại ở Ai Cập lại không có những vật liệu này. Đó là vì sao người Ai Cập dùng kính cho những vật dụng xa xỉ của họ, như bộ trưng bày những chai lọ thuỷ tinh mờ 3500 năm tuổi được sử dụng để đựng dầu ô liu và nước hoa.

Chiếc áo choàng bằng ngọc bích quý giá được quan tâm, một mẫu vật mượn từ bảo tàng Xuzhau, Trung Quốc. Ảnh: Epoch Times France

Hướng tới sự Vĩnh cửu

Sẽ rất thú vị khi so sánh tục thờ cúng người chết của hai nền văn hoá Trung Hoa và Ai Cập. Trong bộ trưng bày những đồ vật quý được mai táng theo người chết, cả hai xã hội đều phát triển những tập tục và phong tục mai táng rất phức tạp.

Ở Ai Cập cổ đại, xác ướp luôn có mặt nạ với khuôn mặt người rất đẹp. Mặt nạn được mạ vàng một phần. Ảnh: Epoch Times France

Một trong những hiện vật giá trị nhất mượn từ Thượng Hải là chiếc áo choàng bằng ngọc bích được chôn cùng một người đàn ông tên là Lưu Hà vào thời Tây Hán. Chiếc áo choàng được làm từ 2216 viên ngọc bích liên kết bằng những sợi chỉ bạc gợi đến một bộ áo giáp được dùng để bảo vệ linh hồn và thi thể người chết ở thế giới bên kia. Người Trung Quốc coi ngọc bích là biểu tượng của sự bất tử.

Ảnh: Epoch Times France

Tương phản với bộ trưng bày của Trung Quốc này là một cái hòm đựng  xác ướp một phụ nữ Ai cập tên là Nes-Chons-pa-chreret, được cho là đã chết trước Lưu Hà 700 năm. Những vị thần có cánh được sơn trên nắp hòm của bà được cho là để bảo vệ và giữ gìn cơ thể xác ướp vĩnh viễn.

Cuộc triển lãm “Trung Quốc và Ai Cập. Những cái nôi của thế giới” diễn ra từ 6 tháng Bảy đến ngày 3 tháng Mười hai năm 2017 trưng bày các mẫu vật từ thời Ai Cập cổ đại và Trung Hoa cổ đại, một vài mẫu được trưng bày lần đầu tiên ở Châu Âu.

Những điều trùng hợp trên không khỏi khiến chúng ta suy nghĩ liệu rằng thực sự có một đấng tối cao nào đó từ trước đến nay vẫn luôn dẫn dắt sự phát triển của con người? Cũng có thể lắm chứ. Sự phát triển của con người ở các nền văn minh khác nhau dường như thường đều có quy luật và đôi khi, chúng giống nhau đến lạ kỳ dù cho niên đại và khoảng cách địa lý mà xét thì xa xôi vô cùng. Tất cả cho đến nay vẫn còn là ẩn số và hy vọng rằng, không bao lâu nữa, nhân loại sẽ thực sự trả lời được những điều này.

Xuân Dung

Xem thêm: 

Exit mobile version