Đại Kỷ Nguyên

Dấu vết văn minh tiền sử: Vùng sa mạc bí hiểm hay chính là châu Mỹ đã được tìm thấy? Lịch sử châu Mỹ phải viết lại?

Người ta cho đến nay vẫn cho rằng, Christopher Columbus là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ, vào năm 1492. Tuy nhiên những tài liệu khảo cổ lại cho thấy từ xa xưa lắm rồi, những người Phoenicia đã khám phá ra châu Mỹ và quý giá vùng đất trù phú đặc biệt này…

Phoenicia là một nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc khu vực Canaan cổ đại, với trung tâm nằm dọc vùng eo biển Liban, Syria, và bắc Israel ngày nay. Nền văn minh Phoecinia là một nền văn minh dựa vào thương mại hàng hải trải khắp Địa Trung Hải trong suốt thời kỳ từ năm 1550 TCN tới năm 300 TCN. Người Phoenicia thường giao dịch bằng phương tiện thuyền galê, một loại thuyền lớn sử dụng sức người để di chuyển.
Nền văn minh Phoenicia được tổ chức thành các thành bang, tương tự như Hy Lạp cổ đại. Mỗi thành bang là một đơn vị độc lập về chính trị, các thành bang có thể xung đột và thống trị nhau, các thành bang thường hợp tác thành các liên minh. Ranh giới cổ đại của các thành bang này thường không ổn định, thành phố Týros nằm ở cực nam. Thành phố Sarepta (ngày nay là Sarafand) giữa Sidon và Týros là thành phố được khai quật nhiều nhất.

Aristotle (384-322 TCN) là nhà triết gia và đồng thời cũng là nhà bác học người Hy Lạp, ông đã viết một câu chuyện lịch sử hấp dẫn về việc người Carthaginian đã băng qua một vùng sa mạc bí hiểm. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ nó chính là châu Mỹ.

Trong On Marvellous Things Heard, Aristotle đã viết: Ở giữa đại dương bên ngoài những cột chống trời của Heracles, họ khẳng định rằng một hòn đảo hoang vu được phát hiện bởi những người Carthaginians.

Nơi đó có đầy các loại cây cối trù phú và những con sông thuận tiện cho di chuyển và trao đổi hàng hóa, đáng chú ý là tất cả các loại trái cây nữa, và thời gian là một chuyến du hành đi xa trong một vài ngày.

Tuy nhiên vì người Carthaginian hay thường xuyên lui tới do sự trù phú của miền đất đó và một số người thậm chí còn tới sống và định cư luôn ở đó, nên người đứng đầu đế chế Carthaginian đã thông báo rằng bất cứ ai có ý định đi tàu đến đó sẽ phải nhận cái chết như một hình phạt.

Họ đã tàn sát rất nhiều cư dân, nhằm mục đích để câu chuyện về hòn đảo không lọt ra ngoài rộng rãi và tránh việc một số đông người sẽ lui tới hòn đảo và chiếm hữu nó, đồng thời tước đoạt sự thịnh vượng của đế chế Carthaginians.

Người Phoenicia là những thủy thủ lành nghề

Carthage là một thành phố của người Phoenicia nằm ở vị trí cách Tunis khoảng 18 km về hướng Đông bắc trên bờ biển phía Bắc Châu Phi.

Theo như ghi chép trong lịch sử, Carthage không phải là thuộc địa đầu tiên của người Phoenicia mà nó đã trở thành thành phố nổi tiếng nhất và lớn nhất ngay từ những ngày đầu hình thành. Đó chính là một trung tâm thương mại và chính trị vô cùng quan trọng.

Chiến tranh Punic cuối cùng và lần thứ ba (149-146 TCN) dẫn đến sự hủy diệt hoàn toàn của thành phố Carthage. Sự thất bại thê thảm của Carthage đã chấm dứt thời kỳ huy hoàng rực rỡ của thành phố Carthage vốn từng rất hưng thịnh một thời.

 Người Phoenicia nổi tiếng là những thủy thủ tài ba có khả năng giao thương buôn bán với những người quanh Địa Trung Hải. Nhưng liệu họ đã đặt chân đến châu Mỹ chưa vẫn là một câu hỏi nhiều người trong số chúng ta thắc mắc?

Tiết lộ vị trí hòn đảo có thể bị tử hình

Các nhà sử học có những ý kiến bất đồng với nhau về chủ đề này. Nhiều người nghĩ rằng việc Aristotle đề cập đến “một hòn đảo hoang vu” cho thấy rằng những người Phoenicia đã tìm thấy một hòn đảo nhỏ ở đâu đó dọc bờ biển Châu Phi.

Vấn đề nảy sinh từ giả thuyết này là sự mô tả không khớp với bất kỳ hòn đảo nào mà chúng ta đã từng biết đến. Chúng ta cũng rất tò mò khi biết rằng những người Phoenicia muốn giữ bí mật tuyệt đối địa điểm của hòn đảo.

Điều gì quá quan trọng về hòn đảo này khiến bất cứ ai tự ý đi thuyền đến đó mà không xin phép sẽ bị phạt tử hình?

Thú vị thay, trong một đoạn văn Aristotle nhắc đến nơi bí mật của người Carthaginian như là “sa mạc” hoặc “hoang mạc” mà không đề cập đến nó là một hòn đảo.

Nhà triết học Hy Lạp nói nó đã được tìm thấy ngẫu nhiên bởi một ngọn gió Đông đã đưa những con thuyền trôi dạt đến đó.

Ông cũng nói rằng những người Carthaginian kiếm được nguồn cung ứng cá ngừ vô cùng dồi dào mà họ sẽ không xuất khẩu chúng ra các nước khác.

Miền đất bí mật của những người Carthaginian cũng được sử gia người Hy Lạp tên là Diodorus Siculus (90 TCN – 30 TCN) đề cập đến.

Theo như Diodorus Siculus, hòn đảo bí mật được tìm thấy tình cờ bởi một nhóm thương gia khi họ đang đi du thuyền xuống bờ biển Đại Tây Dương của Châu Phi và bị trôi dạt khắp đại dương mênh mông do ảnh hưởng của những cơn bão dữ dội.

Nó có thể là châu Mỹ hay không?

Vì vậy, có nhiều chi tiết cho thấy hòn đảo vô danh, bí mật được khám phá bởi những người Phoenicia có thể chính là châu Mỹ…Có một số hiện vật cổ xưa có thể làm sáng tỏ bí ẩn này.

Trong quyển sách của mình, Thông tin về người ngoài hành tinh, những nền văn minh đã mất, khảo cổ học lạ lùng và lịch sử chôn giấuPeet Preston viết rằng “Vào những năm 1990, giáo sư Mark McMenamin đã khám phá ra một bản đồ nhỏ xíu trên một vài đồng xu bằng vàng của người Carthaginian.

Tấm bản đồ được khắc trên mặt sau của đồng xu, bên dưới chân của một con ngựa nổi tiếng được miêu tả trên rất nhiều đồng xu Punic.”

Nếu đó thật sự là một cái bản đồ, nó đã phác họa Châu Âu, Châu Phi và một số vùng của châu Mỹ trong đó.

Một số chuyên gia nghiên cứu đồng xu cổ đại cho rằng tấm bản đồ không có ý nghĩa gì khác mà chỉ là một chút tàn tích bị lãng quên được dùng để làm những đồng xu thêm ấn tượng, cho thấy những đồng xu này khác với những đồng xu khác mà thôi.

Đồng xu có bản đồ của người Carthaginia? Trên đó đã có cả châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ, Địa Trung Hải?

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đồng quan điểm đưa ra ý kiến cho rằng những người Phoenicia đi đến châu Mỹ và để lại một số hiện vật.

Nếu điều này xảy ra, chắc chắn nó sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử cổ đại của châu Mỹ buộc chúng ta cân nhắc lại mọi thứ chúng ta đã biết về những thủy thủ và những cuộc hành trình thời tiền sử tới lục địa đầy sức mê hoặc này: châu Mỹ. 

Phương Lâm – Hoàng Thái 

Xem thêm:

Exit mobile version