Đại Kỷ Nguyên

Đi qua hai thế kỷ, cung điện Hawa Mahal vẫn là niềm tự hào bậc nhất của Jaipur

Cung điện Hawa Mahal, còn được gọi là “Cung điện của gió” tọa lạc ở Jaipur, Ấn Độ. Được làm bằng sa thạch đỏ và hồng lấy cảm hứng từ vương miện của thần Krishna trong đạo Hindu.

Cung điện này được xây dựng vào năm 1799 bởi Maharaja Sawai Pratap Singh và được thiết kế bởi Lal Chand Ustad. Bên ngoài cấu trúc năm tầng độc đáo của nó trông giống như một tổ ong với 953 cửa sổ nhỏ gọi là “Jharokhas được trang trí với lưới mắt cáo tinh tế. Mục đích ban đầu của thiết kế lưới đó là cho phép các quý bà trong hoàng gia có thể ngồi quan sát cuộc sống hàng ngày và các lễ hội được tổ chức ở đường phố bên dưới mà không bị nhìn thấy, vì họ phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt gọi là “purdah“, cấm họ xuất hiện ở nơi công cộng mà không che mặt.

Ảnh: happyshappy
Ảnh: YoungisthanIN

Cung điện Hawa Mahal là công trình được xây nối liền Cung điện Hoàng gia với Hậu cung của các quý bà. Đặc điểm kiến ​​trúc của nó cho phép không khí mát đi qua các phòng nhờ hiệu ứng Venturi, do đó làm cho toàn bộ khu vực trở nên dễ chịu hơn, nhất là trong thời tiết nhiệt độ cao vào mùa hè. Nhiều người nhìn Hawa Mahal từ dưới đường phố và nghĩ rằng đó là mặt trước của cung điện, nhưng thực tế nó lại là mặt sau của cấu trúc đó.

Ảnh: Wikimedia Commons

Cung điện như một tượng đài năm tầng cao khoảng 15m. Ba tầng trên cùng của cấu trúc có chiều sâu của căn một phòng, trong khi tầng thứ nhất và thứ hai có một hàng hiên trước mặt. Mỗi cửa sổ lớn lại bao gồm các cửa sổ nhỏ và lưới, hình chạm đầu mái và vòm bằng đá sa thạch chạm khắc. Toàn bộ tạo nên diện mạo của một khối các phần lồi hình nửa bát giác, tạo cho tượng đài này một mặt tiền độc đáo.

Ảnh: Trans India Travels

Mặt trong của tòa nhà bao gồm các buồng được xây dựng với các cột trụ và hành lang với trang trí tối thiểu, vươn từ mặt đất lên tầng trên cùng. Nội thất của Mahal được mô tả là “có các phòng với các đá màu khác nhau, được làm cho nhẹ nhõm bởi các tấm dát hoặc mạ vàng; trong khi các đài phun nước tô điểm cho trung tâm của sân“.

Hawa Mahal nhìn từ bên trong. (ảnh: Jaipur)

Di sản văn hóa và kiến ​​trúc của cung điện này là sự phản ánh chân thực sự hợp nhất của kiến ​​trúc Hindu Rajput và kiến ​​trúc Mughal Hồi giáo; phong cách Rajput được nhìn thấy dưới hình dạng mái vòm dạng tán, cột trụ có rãnh, hoa sen, và các dạng hoa văn, và phong cách Hồi giáo thể hiện rõ trong những chi tiết bằng đá mảnh mai được trang hoàng đẹp mắt làm cho nó có sự khác biệt với các công trình tương tự.

Ảnh: Jaipur Tourism

Lối vào Hawa Mahal mở ra một khoảng sân rộng, có các tòa nhà hai tầng ở ba phía, với Hawa Mahal ở phía đông. Hiệu ứng làm mát trong các buồng có được nhờ làn gió thổi qua các cửa sổ nhỏ ở mặt tiền, kết hợp với các vòi phun nước được đặt ở trung tâm của mỗi buồng. Hai tầng trên cùng của Hawa Mahal chỉ lên được nhờ các đường dốc thoải. Cung điện Hawa Mahal hiện được quản lý và bảo trì bởi Cục khảo cổ của Chính quyền thành phố Rajasthan, tỉnh Jaipur.

Ảnh: Trip Advisor
Ảnh: Indian Holiday

Theo Wikipedia và Quora

Clip hay:

Exit mobile version