Đại Kỷ Nguyên

Điều gì ẩn chứa trong những đôi giày đế cao của thời Hoàn Châu cách cách?

Những người thích xem các bộ phim cung đấu thời Thanh chắc hẳn đã quá quen thuộc với những đôi giày đế cao mà nữ nhân hậu cung mang trên mình. Nhìn những nữ nhân đeo đôi giày cao mà vẫn có thể chạy tới chạy lui đúng là không khỏi bội phục “công phu” dưới chân các nàng. Đế của những đôi giày đặc biệt trong cung đình ấy được gọi là đế hoa bồn (hoa bồn tức chậu hoa, bồn hoa).

Trong các bộ phim, ta có thể thấy được từ cung nữ cho đến công chúa đều mang đế hoa bồn. Liệu cung đình nhà Thanh thời xưa có phải cung nữ nào cũng có thể đeo đế hoa bồn không?

Câu trả lời là cung nữ bình thường không thể đeo chúng, nhất là cung nữ cấp thấp. Bạn có thể tưởng tượng được những nha hoàn trong Hoán Y Cục giặt quần áo có những dáng vẻ ra sao khi đeo chúng? Vì thế đây là một điểm sai hoàn toàn trên những bộ phim, đây là những bộ phim của xã hội hiện đại, chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu về nhãn quan của khán giả mà thôi. Như vậy, chân thực trong lịch sử, thực hư của những đế giày hoa bồn này là gì?

Đế hoa bồn (Ảnh: dmp.org)

Lịch sử hình thành của giày đế cao Mãn tộc

Trong năm đầu tiên của Thuận Trị (1644), Mãn Thanh nhập quan, định đô Bắc Kinh, đây là một dân tộc tôn trọng người phụ nữ có thể “cưỡi ngựa bắn cung”, khi nhìn thấy thế giới “đàn bà chân nhỏ”, đàn ông lấy vợ, nếu đôi chân người vợ không nhỏ thì người chồng không thể có vị trí trong xã hội.

Để thay đổi lại vị trí của người phụ nữ, những người thống trị nhà Thanh đã hết sức đẩy mạnh việc sản xuất và phát triển trang phục và trang sức, cũng nghiêm cấm phụ nữ Mãn tộc bó chân. Vì thế mà phụ nữ người Mãn tộc vẫn có thể duy trì được đôi giày truyền thống của họ.  

Phụ vương của nữ hãn Đa Cam Chu Mãn tộc bị giết hại bởi thủ lĩnh của một bộ tộc gian trá tên Hắc Tư Cỗ, vương thành A Khắc Đôn của họ cũng bị chiếm mất.

Đa Cam Chu quyết tâm đoạt lại thành trì, để báo thù cho phụ vương. Nhưng quanh thành A Khắc Đôn được bao vây bởi một ngạch nước đỏ, sâu 3 tấc, người ngựa không cách nào qua được.

Đa Cam Chu nghĩ ngợi vài ngày, lấy cảm hứng từ đôi chân dài của hạc trắng, nàng chỉ mọi người luyện chế ra một đôi giày gỗ cao, thuận lợi cho việc qua ngạch nước đỏ, đoạt lại A Khắc Đôn thành. Từ đó, những người phụ nữ Mãn tộc dần dần biến nó thành một đồ vật trong cuộc sống, một loại giày đế gỗ cao, khoét trước và sau, ở giữa nhỏ, nhiều đôi nhìn rất giống vó ngựa, cũng có đôi nhìn giống bồn hoa.

Ngoài ra họ còn sáng tạo ra nhiều loại đế khác, dựa theo hình dáng mà đặt tên, bất kể thiên biến vạn hóa như thế nào, phần đế cao lúc nào cũng được đặt ở lòng bàn chân.

Đặc sắc trên những bộ phim truyền hình

Dạo gần đây trên mạng nổi tiếng với hai bộ phim “Như Ý truyện” và “Diên Hy Công Lược”, ngoài những trang sức và quần áo của các vị nương nương, chúng ta cũng không thể không chú ý đến những đôi giày đế hoa bồn họ mang.

Hoàng hậu trong “Như Ý truyện”

Những đế hoa bồn của các triều đại nhà Thanh trong “Diên Hy Công Lược” được đổi thành một loại giày với đế rất dày trong thời Nguyên Bảo gọi là đế Nguyên Bảo.

Đôi giày đế Nguyên Bảo trong “Diên Hy Công Lược”

Các nương nương triều Thanh ngoài đế hoa bồn còn có rất nhiều các loại đế khác như đế Nguyên Bảo hay đế Cao Đệ, tùy theo hoa văn trên giày mà còn có thể chia theo giày “Vân Đầu”, giày “Phượng Đầu” v.v. Để cho các vị nương nương tùy ý chọn lựa.

Giày Phượng Đầu (Ảnh: tupian)
Đế hoa bồn thường thấy

Những đế giày trong cung đình thường sẽ cao chừng 5 đến 10cm, ngoài ra có thể đạt tới 14 đến 16 cm, cao nhất có thể đạt tới 25cm. Khó có thể tưởng tượng, phụ nữ trong cung đeo đôi giày 25cm ưu nhã khéo léo đi bộ, đây thật sự là một kỹ năng phi thường của họ!

Ngoài chiếc đế giày đặc biệt, những trang sức tú văn được thêu hay đính trên đôi giày cũng là một đặc sắc không thể thiếu. Những người nghệ nhân phải đích thân thêu từng đường kim mũi chỉ theo văn dạng được yêu cầu từ các chủ tử, ngoài ra họ thường chuộng trang sức hạt châu được xuyên thành cuỗi, tinh xảo đến từng chi tiết.

Thời đầu người Mãn tộc sống ở bắc địa khu giá rét, nên việc đeo giày đế cao như vậy cũng tránh được khí lạnh nhiễm vào lòng bàn chân, vừa có tác dụng giữ ấm, lại vừa có tác dụng làm đẹp cho đôi chân.

Dưới đây xin mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng nghệ thuật đặc sắc trên những đôi giày đế cao của cung đình triều Thanh.

Uyển Vân biên dịch

Theo: sohu.com

Ảnh: sohu.com

 

 

Exit mobile version