Đại Kỷ Nguyên

Đồ sứ Sái Lam với men xanh đặc biệt quyến rũ, có nguồn gốc cách đây đã gần 600 năm

Công ty đấu giá Quốc tế Gibran có trụ sở tại Anh quốc chuyên tổ chức đấu giá sản phẩm nghệ thuật Trung Hoa từ năm 2009. Năm 2018, công ty được cấp giấy phép tổ chức bán đấu giá tại Trung Quốc. Năm 2018 cũng là năm thứ 4 Gibran tổ chức đấu giá tại Châu Á với các tác phẩm nghệ thuật đồ sứ Sái Lam tuyệt đẹp, chủ yếu đến từ thời Khang Hy.

Đôi nét về kỹ thuật và lịch sử hình thành

Đồ sứ Sái Lam được Cảnh Đức Trấn sáng chế vào thời Minh Tuyên Đức hoàng đế (1426 – 1435). Bởi bề mặt của sản phẩm giống như một giọt nước xanh lam rơi xuống lan tỏa nên được gọi là Sái Lam Dụ (Sái nghĩa là rơi, vẩy nước; lam là màu xanh da trời; dụ là men gốm). Ngoài ra trên bề mặt của đồ sứ Sái Lam có những đốm trắng nhỏ li ti như những bông tuyết bay, rơi vào mặt nước xanh, nên loại men sứ này còn có một tên gọi khác là “Tuyết Hoa Lam”. Kỹ thuật công nghệ để làm ra một sản phẩm đồ men sứ này không đơn giản chỉ là nhúng men, mà phải dùng một chiếc ống để thổi men lên trên bề mặt.

Sau khi được nung thành đồ sứ với men trắng, người ta dùng một ống trúc để thổi lớp men xanh lên bề mặt, hình thành độ dày mỏng không đều, các chấm nông sâu bất đồng, sau đó lại đưa vào nhiệt độ cao mà nung tiếp đến thành phẩm. Vì thế mà trên bề mặt sản phẩm còn phảng phất lấm tấm những chấm trắng của lớp men ban đầu, tựa như những bông tuyết rơi, ẩn lộ trong men xanh kỳ ảo.

Sái Lam Dụ. (Ảnh: haiwaishoucang)

Hiện nay tại phương Đông chỉ còn một vài sản phẩm đồ sứ Sái Lam còn tồn tại; ngay trong thời nhà Minh nó đã là đồ hiếm, vì công nghệ sản xuất này chỉ tồn tại trong vòng 10 năm mà thôi. Vậy tại sao trong 10 năm ngắn ngủi đó, nó lại biến mất khỏi cung đình một cách bí ẩn?

Lý do là vào tháng Giêng năm 1435, Tuyên Đức hoàng đế mắc phải một căn bệnh quái lạ, rất nhanh đã băng hà, mang theo bí quyết chế tạo Sái Lam. Sau khi Tuyên Đức chết. Vị hoàng đế sau đó cũng từng hạ lệnh cho người làm thử kỹ thuật chế ra đồ sứ Sái Lam nhưng không thành, công nghệ thổi men quá phức tạp, tỷ lệ thành công cực kỳ thấp, muốn làm được sản phẩm cần yêu cầu nhiều nhân lực, giá vốn cao cho nên vị hoàng đế này quyết định cho dừng sản xuất đồ sứ Sái Lam.

Ấm kim miêu Sái Lam thời Khang Hy

Mãi cho đến thời kỳ hoàng đế Khang Hy của triều đại nhà Thanh, sứ Sái Lam mới được khôi phục sản xuất. Trong thời kỳ Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, đồ sứ Sái Lam có sự ổn định về màu sắc, được chế tạo rất tinh xảo, có một số ít được thêm sắc vàng kim, hay ngũ sắc để tăng lên sự phong phú cho đồ trang trí.

Vào cuối triều đại nhà Thanh, kỹ nghệ nung đốt của đồ sứ Sái Lam có chút hạ xuống, nên sản phẩm cho ra không thể so sánh được với những sản phẩm thời đầu. Nhưng từ góc độ sưu tập mà nói, đồ sứ Sái Lam thời Khang, Ung, Càn vẫn là những sản phẩm phẩm tốt nhất.

Bảo tàng Bắc Kinh đã từng trưng bày bộ sưu tập Sái Lam này của thời Minh Tuyên Đức. Nhưng ít ai biết được đó chính là những bảo vật vô cùng quý hiếm có xuất xứ cung đình, từ khi ra đời đến lúc dừng sản xuất chỉ vẻn vẹn trong 10 năm. Điều kỳ lạ là chúng đã tự nhiên biến mất một cách thần bí khỏi cung đình. Kể từ đó, trải qua những thăng trầm của cuộc sống, nó đã từng làm đồ đựng thức ăn cho gà, làm hũ đựng gia vị trong nhà bếp. Sau gần 600 năm lưu lạc, các bảo vật mới đó mới lại được xuất hiện trang trọng trước mắt mọi người.

Mâm lớn với hoa trắng đan xen thời Ung Chính
Bình Sái Lam thời Khang Hy (Ảnh: lml.bodu)

Đấu giá quốc tế đã đưa các tuyệt phẩm này đến với giới thượng lưu

Công ty đấu giá Quốc tế Gibran có trụ sở tại Anh quốc chuyên tổ chức đấu giá sản phẩm nghệ thuật Trung Hoa từ năm 2009. Năm 2014, công ty gia nhập thị trường Châu Á. Năm 2018, công ty được cấp giấy phép bán đấu giá tại Trung Quốc và thành lập chi nhánh tại Thâm Quyến để quán xuyến toàn bộ thị trường Châu Á. Năm 2018 là năm thứ 4 Gibran tổ chức đấu giá tại Châu Á với các tác phẩm nghệ thuật đồ sứ Sái Lam tuyệt đẹp, mời quý độc giả cùng thưởng thức:

Chén kim miêu hoa văn thụy thú may mắn – Thời Khang Hy
Đĩa miệng hoa sen Sái Lam – Thời Khang Hy
Bình cao cổ hoa văn rồng – Thời Khang Hy
Ống bút khảm sơn kim – Thời Khang Hy
Bình có quai cầm – Thời Khang Hy
Bình nhỏ có sơn kim trên cổ – Thời Khang Hy
Bát ngũ sắc với hình vẽ sơn thủy – Thời Khang Hy
Hũ đựng cháo với hoa văn côn trùng sơn kim – Thời Khang Hy
Vại phát quang thanh hoa sơn thủy – Thời Khang Hy

Theo sohu.com
Ảnh trong bài: sohu.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version