Gia đình Rockefeller là một gia đình điển hình giàu có ở Hoa Kỳ. “Dấu ấn gia đình giàu có tầm cỡ thế giới” này gắn bó chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ và thậm chí cả chính trị thế giới. Tới thời David Rockefeller, họ đã thu thập được một lượng lớn tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả bộ sưu tập đồ sứ men màu cổ vô cùng quý giá trong cung đình nhà Thanh.

Triều đại Khang Hy, nơi khởi nguồn đồ sứ cẩm thạch men màu

Đồ sứ men cẩm thạch men màu là loại đồ sứ kết hợp kỹ thuật hội họa lên sản phẩm sứ thành phẩm. Từ công nghệ đến những màu sắc và họa tiết trang trí đều thuộc hàng đồ sứ cực kỳ tinh xảo, xuất phát từ triều đình nhà Thanh. Đây là loại sản phẩm sứ được cung đình ngự dụng, đặc biệt có thể dùng để ban thưởng cho những công thần có công với đất nước.

Theo hồ sơ văn hiến của Thanh cung ghi lại, vua Khang Hy chính là người đã “đề xuất” ra phương pháp chế tạo đồ sứ này, theo đó người thợ thủ công của hoàng gia đem phôi đồng (tức đồng nung chảy) vẽ hình trang trí lên trên men sứ cẩm thạch, từ đó mà tạo ra loại đồ sứ đặc biệt này.

Có thể nói đây là loại sứ hấp dẫn nhất trong lịch sử gốm sứ của Trung Hoa. Loại đồ sứ này chỉ được sản xuất và nung tại lò nung trong Tử Cấm Thành, chỉ được sử dụng cho hoàng gia và hoàng đế. Quá trình sản xuất chỉ trải qua 3 triều đại, vì thế nó cực kì hiếm có trên thế giới. Đại đa số vật phẩm đều nằm trong bảo tàng Cố cung Quốc gia, còn trên thị trường quá khó để gặp được chúng.

Đây là ảnh về Khang Hy
Đĩa sứ men cẩm thạch men màu thời Khang Hy (Ảnh: sohu)

Công nghệ sáng tạo bột phấn men màu

Có nhiều cách vẽ trang trí trên sứ men cẩm thạch, bao gồm vẽ bằng phôi đồng, vẽ bằng phôi thủy tinh và vẽ bằng bột phấn men màu. Trong tất cả các loại, chất lượng của trang trí vẽ bằng bột phấn men màu là tốt nhất.

Men màu là một chất thủy tinh hóa, với Fenspatthạch anh là nguyên liệu chính; thêm borax làm chất phụ trợ, oxit titan, oxit xeri, florua và các chất tương tự là chất làm mờ; sau đó thêm hỗn hợp các oxit đồng, coban, sắt và mangan, xeri và các loại tương tự làm chất tạo màu.

Tất cả hỗn hợp đó được nghiền thành bột, nung khô và nấu chảy, sau đó được đổ vào nước và làm nguội để cho ra một khối hỗn hợp kim loại. Sau đó khối này được nghiền mịn để tạo được bột phấn màu, rồi mới áp dụng để vẽ trực tiếp trên đồ sứ. Các vật liệu tạo men màu sớm nhất được nhập khẩu và sau đó mới được phát triển tại vùng đất của người Hoa.

Đây là ảnh về Bột phấn men màu
Bát sứ cẩm thạch men màu thời Ung Chính (Ảnh: sohu)

Một điểm đặc biệt của công nghệ bột phấn men màu là nó chưa bao giờ bước ra khỏi cung đình. Đây chỉ là kỹ thuật và nghệ thuật gốm hoàng gia riêng của triều đình nhà Thanh.

Trước tiên, những phôi đồ gốm được nung tại Cảnh Đức Trấn. Tiếp đó những tác phẩm hoàn mỹ không có tỳ vết mới được lựa ra và đưa đến Bắc Kinh. Tại đây, họa gia cung đình sử dụng bột men màu nói trên để vẽ lên chúng, tạo nên những tác phẩm hoàn chỉnh.

Đây là ảnh về Bột phấn men màu
Bát sứ cẩm thạch, hội họa hoa điểu, thời Ung Chính (Ảnh: sohu)

Số lượng đồ sứ men màu quả thực là khan hiếm. Theo một chuyên gia đồ sứ, chỉ có hơn 500 món vật phẩm đã từng được sản xuất. Một điểm đặc biệt nữa là có rất ít vật phẩm giống nhau. Sau khi đồ sứ vào cung điện, họa gia mới lựa chọn hình dáng của từng món đồ để lựa chọn vẽ bức tranh phù hợp. Do đó chúng vô cùng quý giá.

Đặc điểm của sứ cẩm thạch men màu là chất sứ rất mịn, màu sáng và đẹp, các bức vẽ rất công phu và tinh xảo. Hầu hết các tác phẩm thời Khang Hy chỉ sử dụng hình ảnh hoa lạc tiên, mẫu đơn, ít xuất hiện hình chim điểu, nên cũng khá đơn điệu.

Đây là ảnh về Bột phấn men màu
Bát sứ cẩm thạch, hội họa hoa điểu, thời Ung Chính (Ảnh: sohu)

Sứ cẩm thạch men màu trong thời kỳ Ung Chính, Càn Long

Sau đó, đến thời Ung Chính thì hình ảnh hoa cỏ trên đồ sứ chiếm nhiều hơn, tranh phong cảnh hay nhân vật cũng đều lần lượt xuất hiện, mỗi bức vẽ còn được đi kèm với một bài thơ ngự đề. Thư pháp trên đồ sứ vô cùng tốt đẹp, nội dung tương xứng với hình vẽ.

Đây là ảnh về Ung Chính
Bình song nhĩ cẩm thạch, họa chim điểu thời Ung Chính (Ảnh: sohu)
Đây là ảnh về Ung Chính
Bình sứ cẩm thạch, họa hình cành đào tiên, thời Ung Chính (Ảnh: sohu)

Đến thời Càn Long, đồ sứ cẩm thạch men màu được kết hợp công nghệ bởi hai triều đại trước, từng bước phát triển thêm nhiều hình dáng, cùng những sáng tạo để thêm sắc hồng phấn đặc biệt. Trong ghi chép của Thanh cung Nội Vụ phủ ghi lại, rằng rất nhiều lần Càn Long đế trực tiếp quản lý việc chế tạo đồ sứ tại xưởng nung trong cung và xưởng nung ở Cảnh Đức Trấn.

Điều này cho thấy hoàng đế vô cùng yêu thích những món vật phẩm xa hoa này. Hầu như tất cả các sản phẩm sau khi sản xuất xong, từ hình dáng cho đến thơ ngự đề đều phải được hoàng đế Càn Long phê chuẩn.

Đây là ảnh về Ung Chính
Bình song nhĩ cẩm thạch, họa bức “Cổ Nguyệt Hiên”, thời Càn Long (Ảnh: xuehua)
Đây là ảnh về Ung Chính
Bát cẩm thạch thời Càn Long (Ảnh: xuehua)

Đã có một sự phát triển mới trong quá trình ứng dụng màu sắc trong thời kỳ này. Ngoài tranh màu hồng phấn, các bức họa thường được sử dụng màu vàng kết hợp đen, hoặc xanh kết hợp trắng. Loại sứ cẩm thạch men màu này trên một món đồ sẽ được kết hợp nhiều kỹ thuật vẽ tranh cùng một lúc. Có thể nói đó là sự kết hợp của nhiều thành tựu gốm sứ, phản ánh đầy đủ sự khéo léo tinh xảo của triều đại Càn Long.

Kho báu đồ sứ của gia đình Rockefeller

Gia đình Rockefeller là một gia đình điển hình giàu có ở Hoa Kỳ. Người sáng lập Quỹ Rockefeller và Đại học Chicago là John Rockefeller. Gia đình Rockefeller có trụ sở tại quận Westchester, New York, trên thượng nguồn sông Hudson. “Dấu ấn gia đình giàu có tầm cỡ thế giới” này đã phát triển mạnh mẽ trong suốt sáu thế hệ, gắn bó chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ và thậm chí cả chính trị thế giới. Những cái tên đình đám như Standard Oil, Đại học Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại v.v.. đều thuộc về tài sản của gia đình Rockefeller.

(Ảnh: collection.sina)

Tới thời David Rockefeller là thế hệ thứ ba của gia đình giàu có khổng lồ này, họ đã thu thập được một lượng lớn tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả bộ sưu tập đồ sứ cổ vô cùng quý giá này.

Các bộ sưu tập tư nhân của Peggy và David Rockefeller đã lập 22 kỷ lục Guinness về đấu giá, cũng là các bộ sưu tập và kho báu tư nhân đắt giá nhất, với tổng giá trị lên đến 832 triệu đô la Mỹ. Hơn 1.500 món vật phẩm của nhà Rockefeller cũng đã được bán đấu giá thành công.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay:

videoinfo__video2.dkn.tv||b26f1b96a__