Một giáo sư lịch sử nổi tiếng người Mỹ, cảm động sâu sắc bởi nghệ thuật và văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhưng tiếc nuối vì những thiệt hại mà đất nước này phải gánh chịu.
Năm 1961, một cậu bé bước vào một bảo tàng nghệ thuật ở Boston và đem lòng yêu mến những bức tranh Trung Quốc từ triều Tống. Cậu bé đó hiện đã là một chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc học, một nhà sử học tốt nghiệp từ Đại học Harvard, đang giảng dạy tại Đại học Pennsylvania và có sự nghiệp thành công, bao gồm các bài đăng trên trương mục của Ủy ban cố vấn cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ.
Ông đã yêu thương gìn giữ trong suốt những năm qua một danh mục lấy từ triển lãm nghệ thuật Trung Quốc đó.
Giáo sư Arthur Waldron gần đây đã được gợi nhớ lại rất mạnh mẽ về điều đầu tiên truyền cảm hứng cho mối quan hệ gắn kết trọn đời của ông với mảnh đất Trung Quốc. Vào tháng Ba, ông đã có cơ hội đi xem Biểu diễn Nghệ thuật Shen Yun – một công ty chuyên về âm nhạc và múa cổ điển Trung Quốc có chương trình lưu diễn trên khắp thế giới, với sứ mệnh làm sống lại nền văn hóa Trung Quốc 5.000 năm tuổi.
“Tôi đã rơi nước mắt trong suốt thời gian xem buổi biểu diễn đó”, ông nói. “Lý do là vì – sau hơn 30 năm – chương trình này làm tôi nhớ lại lý do tại sao tôi quyết định học Trung Quốc học. Đó không phải là từ các lợi ích địa chính trị hay bất cứ điều gì; đó chỉ vì tôi đã rất ấn tượng bởi trình độ văn hóa cao của đất nước này”.
Câu chuyện của Waldron đã phản ánh cách mà nghệ thuật Trung Quốc đóng vai trò đại sứ của nó ở phương Tây. Ông đã đào sâu nghiên cứu nền văn hóa đó như bất kỳ người phương Tây nào khác, đã sống nhiều năm ở Trung Quốc, học ngôn ngữ Trung Quốc, và đắm mình trong mọi khía cạnh của nghiên cứu Trung Quốc, và thậm chí còn có cuộc hôn nhân dài 30 năm với một phụ nữ người Bắc Kinh.
Ông đã nhìn thấy nhiều điều mà người Trung Quốc không thể thấy, vì ông đã nhìn họ qua lăng kính phương Tây. Nhưng ông cũng nhìn thấy nhiều điều người phương Tây không thể thấy, vì ông đã quá gần gũi với văn hóa Trung Quốc. Quan điểm của ông như nhịp cầu nối Đông – Tây.
Waldron đã nhìn thấy một dân tộc có tính cách đạo đức và triết học độc đáo và mạnh mẽ, có lẽ mạnh hơn nhiều so với bản thân người Trung Quốc tự nhận ra. Ông thấy rằng tuy văn hóa vô thần đã phá hủy đi rất nhiều thứ trên đất nước này, nhưng linh hồn của Trung Quốc vẫn đang đứng vững. Ông còn thấy rằng hiểu biết của giới hàn lâm phương Tây về Trung Quốc đã bị che mờ bởi một sự vô tâm và vô cảm đang dần được nâng lên.
Bằng cách nào nghệ thuật của Trung Quốc đã hấp dẫn được phương Tây
Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Waldron đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng một trong những giáo viên hướng dẫn của mình – Denis Twitchett, một nhà Hán học nổi tiếng giảng dạy tại Đại học Cambridge và Princeton – cũng có trải nghiệm say mê tương tự với nghệ thuật Trung Quốc từ thời thơ ấu.
Khi Twitchett còn là một cậu bé, ông đã tham dự Triển lãm quốc tế về nghệ thuật Trung Quốc năm 1935- 1936 tại Burlington House ở London. Waldron nói rằng đây là lần đầu tiên nghệ thuật Trung Quốc được trưng bày một cách nghiêm túc ở phương Tây, được quản lý cẩn thận và được trình bày một cách chuyên nghiệp như môn nghệ thuật cao cấp, chứ không phải đồ vật rẻ tiền hay các vật dụng kì bí của phương Đông. Đó là khoảnh khắc của tình yêu từ cái nhìn đầu tiên của Twitchett đối với nghệ thuật Trung Hoa.
“Tôi luôn luôn hứng thú bởi thực tế rằng tôi không phải là người duy nhất bị cuốn hút bởi sự tiếp xúc bất ngờ với sự vĩ đại của nghệ thuật”, Waldron nói, trong khi tìm kiếm từ ngữ phù hợp để diễn tả sức mạnh của tác động đó . Ông nhớ lại cảm giác của mình khi bị xe tải đâm vào, cũng gây tác động mạnh như khi ông xem triển lãm nghệ thuật Trung Quốc năm 1961.
Waldron nói rằng ông là một đứa trẻ hơi khác thường. Vào thời điểm đó, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, không phải là một điểm đến được ưa thích, đặc biệt là đối với các cậu bé ở độ tuổi ông, nhưng thực tế Waldron đã biết rõ nơi đó tới từng chi tiết. Khi ông bước chân vào bảo tàng một ngày ở tuổi 11, ngay cả trước khi ông biết chính xác những gì ông sẽ xem (một số bức tranh Trung Quốc đẹp nhất được cho mượn từ Đài Loan), ông đã biết rằng nó rất tuyệt vời.
“Nghệ thuật vĩ đại có thể tự giới thiệu chính nó cho bạn”, ông nói. “Nó không cần sự giới thiệu hoặc giải thích từ bên ngoài. Nghệ thuật thực sự tuyệt vời sẽ nắm lấy bạn và kéo bạn vào với nó”.
Mặc dù Waldron không tập trung đặc biệt vào nghệ thuật Trung Quốc trong sự nghiệp của ông, ông nói rằng nghệ thuật Trung Quốc là điều khiến ông lần đầu tiên nhận ra rằng, “Đây là một nền văn minh mà bạn phải chú ý tới”.
Quan niệm sai lầm của phương Tây và sự xâm nhập các học viện Mỹ của chế độ Trung Quốc
Khi Waldron bắt đầu học cao học vào những năm 1970, người phương Tây thường coi Trung Quốc là lạc hậu vì nó không có một nền tảng cổ điển giống như phương Tây, không có một tiến trình rõ ràng như phương Tây – đi từ Hy Lạp và La Mã cổ đại cho đến cuộc Cách mạng công nghiệp.
Vì rất nhiều tòa nhà cổ của Trung Quốc làm bằng gỗ nên đã bị mục nát, nên nó không thể có nhiều di tích kiến trúc như trong văn hóa phương Tây cổ đại – chẳng hạn, không có gì để so sánh với Acropolis của Athens.
Nhưng nền văn hóa cổ xưa của Trung Quốc được thành lập dựa trên các tác phẩm kinh điển như của Khổng Tử, cũng vĩ đại như vậy, Waldron nói. Trung Quốc có thể không có thứ như Acropolis, nhưng đổi lại nhiều kho báu của nó được lưu giữ trong lòng người dân, những người có quá trình lịch sử về học tập và tự cải thiện theo nhiều cách, ở một mức độ lớn hơn so với các xã hội ở phương Tây.
“Một trong những bi kịch của chế độ hiện tại là nó đã ngừng dạy tác phẩm kinh điển Trung Quốc, ông nói. “ĐCS Trung Quốc đã thay đổi hệ thống chữ viết, từ phồn thể thành giản thể, làm cho người Trung Quốc bình thường không thể đọc được bất cứ thứ gì có giá trị thuộc về văn hóa thần truyền 5000 năm”.
Waldron đã tự mình đọc tất cả các tác phẩm của Khổng Tử bằng tiếng Trung Quốc truyền thống (phồn thể). Ông nói rằng, đôi khi một sinh viên Trung Quốc nào đó trong lớp học của ông sẽ gây ra một sự việc khi, cố gắng phản đối những bài giảng kinh điển và quan điểm truyền thống của ông. Chính quyền Trung Quốc thường thể hiện quyền lực đối với cả những người Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là đưa người của họ vào các tổ chức học thuật của Mỹ như một cách để thúc đẩy hệ tư tưởng và một phiên bản lịch sử Trung Quốc theo mong muốn của họ..
“Sẽ có một số đứa trẻ của nước Trung Hoa, về cơ bản là đang bị giám sát”, Wald Waldron nói. “Chúng sẽ bắt đầu la hét trước mặt tôi, rằng tôi đang làm phiền hoặc xúc phạm nền văn minh Trung Hoa”.
Mặc dù vậy, Waldron thấy rằng ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo vẫn còn rất sâu sắc trong người Trung Quốc. Chẳng hạn ông đã thấy được sức sống của nó, đặc biệt là thông qua biểu diễn của Shen Yun. Công ty Nghệ thuật biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc này được thành lập tại New York nhưng lại bị cấm ở Trung Quốc vì nó là hiện thân của nhiều giá trị mà chính quyền Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách để phá hủy.
Sự tu dưỡng của cá nhân là chìa khóa cho sự cải thiện xã hội
Từ khi biết đến môn tu luyện cổ truyền của Trung Quốc Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công. Waldron có niềm tin rằng Pháp Luân Công là một ví dụ hoàn hảo về các giá trị truyền thống của Trung Quốc vẫn còn mạnh mẽ cho đến ngày nay, bất chấp sự đàn áp của ĐCSTQ.
Ông giải thích về một sự hiểu biết căn bản trong văn hóa truyền thống Trung Quốc: “Sự tu dưỡng của cá nhân là chìa khóa cho sự cải thiện xã hội”.
Nó không phải là các quy định áp đặt từ bên ngoài; Nó là về việc cải thiện bản thân từ bên trong. Khi các cá nhân trở nên có đạo đức hơn, cả xã hội sẽ được hưởng lợi. Tu luyện bên trong là một nguyên lý trung tâm trong Pháp Luân Công, cùng với ba nguyên lý chủ chốt của nó – là sự trung thực, hiền từ, và sự nhẫn nhịn (Chân – Thiện – Nhẫn)..
Thông điệp của ông cho người dân Trung Quốc hôm nay là: “Hãy có niềm tin lớn vào sự vững chắc của văn hóa truyền thống Trung Quốc, niềm tin vào di sản mà các bạn đã được thừa hưởng từ quá khứ”.
Và cuối cùng, ông nói với người Trung Quốc, “Xin cảm ơn vì tất cả những gì tôi đã học được từ các bạn và nền văn minh của các bạn”.
Theo Tara dos Santos (Taste of Life)
Hạo Nhiên biên dịch