Đại Kỷ Nguyên

Vẻ đẹp thánh thiện của học viên Pháp Luân Đại Pháp trong hội họa ‘Chân-Thiện-Nhẫn’

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cổ xưa của Phật gia theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, mạng lại lợi ích to lớn về sức khỏe và đề cao tâm tính đạo đức. Tuy nhiên nó đang bị đàn áp dã man bởi ĐSCTQ. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại khắp nơi trên thế giới đã dùng nhiều phương thức hòa bình để giải chân tướng cho người dân trên thế giới về cuộc bức hại như hội họa, âm nhạc, vũ đạo, diễu hành,…

Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số tác phẩm hội họa trong triển lãm “Chân-Thiện-Nhẫn” để phơi bày cuộc bức hại tàn bạo này.

Tác phẩm “Đắc Pháp”

Tranh sơn dầu “Đắc Pháp”, tác giả: Hứa Vũ Phái, kích thước: 32x40inch (Ảnh: Pls Read The Truth 请了解真相)

Tác phẩm đã dành giải thưởng trong “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu hiện thực toàn thế giới” lần thứ 3 do Đài truyền hình NTD tổ chức. 

Trong bức tranh, ta có thể cảm thấy được niềm hân hoan vui sướng của cô gái khi cô may mắn được đắc Pháp, điều này được thể hiện rõ qua nụ cười rạng rỡ, đôi bàn tay đang cẩn thận nâng niu bông hoa sen.

Mặc dù các học viên Pháp Luân Công đã đang phải trải qua sự đàn áp bất công do ĐCSTQ gây ra cả về tinh thần lẫn thân thể, nhưng họ vẫn luôn giữ được thiện niệm, tấm lòng từ bi, mong muốn gửi đến cho con người thế gian sự thật, cũng như muốn giúp những những người tốt có thể kết thiện duyên nên đã tự tay kết thành những bông hoa sen có mang theo đó thông điệp về Chân – Thiện – Nhẫn

Tác phẩm “Đêm trước diễu hành”

“Đêm trước diễu hành”, (hay “Tấm vải thêu đồ hình Pháp Luân”), tác giả: Đổng Tích Cường, kích thước: 122×152 cm, 2005 (Ảnh: Epoch Times)

Tổ chức diễu hành cũng là một trong nhiều hình thức do các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức với mong muốn đưa vẻ đẹp của Pháp, cũng như đưa sự thật về cuộc đàn áp phi nhân quyền đã và đang diễn ra tại Trung Quốc gửi đến con người toàn thế giới.

Hình ảnh các học viên Pháp Luân Đại Pháp diễu hành phản đối bức hại với các tấm biểu ngữ để giảng chân tướng (Ảnh: epochtimes.co.kr)

Trong bức tranh, một cụ bà đang ngồi chăm chú thêu nốt tấm đồ hình Pháp Luân để sử dụng trong cuộc diễu hành ngày thứ hai. Ánh sáng nhu hòa từ tấm đồ hình đang rủ xuống cùng với ánh đèn bàn dường như cùng chiếu sáng làm bừng lên cả góc phòng. Bà lão đeo mắt kính dày, đối với từng đường kim mũi chỉ đều chăm chú cẩn thận từng chút. Chúng ta có thể tưởng tượng ra, bà đã ngồi đó thật lâu rồi, nhưng nét mặt dịu dàng, rạng rỡ ấy lại không thấy một chút nào mệt mỏi, còn ngược lại, ta lại cảm thấy bà dường như đang rất hưởng thụ sự tĩnh lặng khi thực hiện công việc của mình.

Tác phẩm “Nhẫn”

Bức tranh “Nhẫn” của tác giả Uông Vệ Tinh, kích thước 122×79 cm, năm 2005 (Ảnh: falungallery)

Bức tranh kể về câu chuyện có thật ở Manhattan, thành phố New York, Mỹ, nhân vật chính là Lý Ngang, một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã về hưu. Nhưng vì muốn đem chân tướng và vẻ đẹp đến với nhiều người ở nơi ông đang ở hơn, ông đã gác lại cuộc sống về hưu an nhàn và thoải mái của mình, tình nguyện mỗi ngày đều đứng trên phố, tay cầm biểu ngữ, nói với mọi người rằng có một sự việc đáng buồn đang xảy ra hiện nay, rằng: “Trung QUốc là nơi không có tín ngưỡng, chính quyền họ đã lợi dụng toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước để tiến hành đàn áp những con người lương thiện, tu theo Chân – Thiện – Nhẫn. Đó là chuyện chưa từng xảy ra trong lịch sử loài người chúng ta”.

Tư thế đĩnh đạc, ánh mắt ngay chính giống như bức tượng “Nữ thần Tự Do” ở phía sau, sự khắc nghiệt của thời tiết cũng không thể ngăn cản ông kiên định giơ cao tấm biểu ngữ, dù có khó khăn ra sao cũng không thể che lấp đi sự tinh tấn của người tu luyện.

Theo Epoch Times.

Trâm Anh biên dịch.

Exit mobile version