Đại Kỷ Nguyên

Vì đâu ở châu Âu xuất hiện nền nghệ thuật vĩ đại mang tên Phục Hưng?

Ngày nay khi đến Châu Âu, chúng ta không thể không nhắc tới Ý, Tây Ban Nha, Pháp với những công trình kiến trúc đặc sắc, kho tàng tác phẩm điêu khắc, hội hoạ mỹ diệu với quy mô vượt xa khỏi trí tưởng tượng của con người. Vì đâu mà ở châu Âu xuất hiện nền nghệ thuật thần thánh như vậy?

Liệu có phải nhờ sự sáng tạo thuần túy của con người? Đặc biệt là Ý, nơi được xem là vẫn đang lưu trữ 90% di sản văn hoá của nhân loại trong khoảng 3000 năm trở lại đây?

Từ đêm trường Trung Cổ tới Phục Hưng huy hoàng…

Madonna xứ Meadow của họa sĩ Raphael mô tả Đức Trinh Nữ Maria nhìn xuống con, Chúa Giêsu và anh em họ của ông. (Ảnh: latuaitalia.ru)

Chúng ta lâu nay thường giữ một suy nghĩ rất đơn giản rằng thời xưa thì lạc hậu hơn thời nay, không văn minh, không có tiến bộ, không có nhiều điều đáng nói. Nhưng chắc chắn không phải như vậy. Những người châu Âu ở đầu thiên niên kỷ thứ nhất càng không bao giờ nghĩ như thế.

Chúng ta bắt đầu câu chuyện bằng thời kỳ Trung Cổ được coi là một đoạn thời gian dài tăm tối của Châu Âu với dịch bệnh, chiến tranh và tranh đấu, xô xát mâu thuẫn giữ người với người xảy ra liên miên.

Trong hoàn cảnh đó, Chúa Jesus giáng thế được biết như vị Chúa từ trời phái xuống trái đất để cứu rỗi nhân loại. Năm chúa ra đời được người Tây phương tính là năm bắt đầu mở màn cho một công nguyên mới trong lịch sử nhân loại, cho đến nay đã 2017 năm.

Công giáo từ đó cũng ra đời, trải qua bao vùi dập, cuối cùng qua 500 năm đã hoàn toàn xác lập một chính giáo ở Châu Âu, đồng thời tạo nên một tư tưởng xuyên suốt, bao trùm văn học, nghệ thuật. Các nhà lịch sử nghệ thuật đặt tên cho nghệ thuật thời kỳ này là Nghệ thuật Công giáo.

Manh nha từ thế kỷ 11, chính thức khởi phát từ thế kỷ 14, bắt đầu tại Florence, Italy và đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ 16, phong trào Phục Hưng (Renaissance) ở Châu Âu chính là phong trào khôi phục những tinh hoa của tín ngưỡng, của những thời kỳ trước, chủ yếu là thời kỳ văn minh cổ đại của La Mã và Hy Lạp.

Đây cũng là một phong trào văn hoá, nghệ thuật có quãng thời gian phát triển lâu dài nhất bắt đầu tại nước Ý sai đó lan rộng ra các nước châu Âu, kể cả Nga.

Nền tảng của phong trào Phục Hưng: Thần đã giúp con người ghi dấu ấn rực rỡ để lưu lại vĩnh viễn cho nhân loại

Chúa tạo ra Adam – bức họa trên trần Sistine của Michelangelo. (Ảnh: Medium)

Điều gì đã thúc đẩy và là nền tảng của phong trào to lớn này? Theo các chuyên gia thì yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là yếu tố nhân văn với cái gốc gắn liền với đức tin cao cả vào Thần. 

Trải qua nghìn năm đêm trường Trung cổ, đến thế kỷ 13, Châu Âu đã đi vào ổn định cả về mọi mặt, kinh tế, xã hội, đặc biệt là Thiên Chúa giáo hay Công giáo đã trở thành một tôn giáo chính thống của cả Châu Âu.

Chính tinh thần cao cả, đề cao chia sẻ, bác ái, yêu thương trong đạo Thiên Chúa đã tạo dựng nên một nền tảng nhân văn sâu sắc trong các giai tầng, trong xã hội. Tư tưởng nhân văn ấy là mạch nước ngầm ngày càng lan toả rộng lớn và sâu sắc trong đời sống mọi mặt, trong đó nảy phát ra một ý tưởng rằng tất cả mọi người cần được giáo dục, và rằng sự hiểu biết về âm nhạc, hội hoạ, khoa học sẽ là những điều cần thiết giúp cho con người trở nên ai ai cũng được toàn diện và hạnh phúc vui vẻ đối với tất cả.

Và người ta đã thấy rằng, trong rất nhiều tự sự của các họa sĩ, kiến trúc sư thời đó, họ đều được Thần cho nhìn thấy hình ảnh của Thần để họ thể hiện lại qua các tác phẩm nghệ thuật.

Đồng thời, những dấu tích người ta phát hiện ghi nhận được từ thời kỳ cổ đại của Hy Lạp và La Mã trên chính mảnh đất này (Italy) là những vết tích của kiến trúc kỳ vĩ, đền đài và tượng cổ rất tráng lệ và hoàn mỹ khiến người ta hiểu rằng đã từng có một nền văn minh và nghệ thuật đạt đến trình độ tinh xảo, tuyệt mỹ và sang trọng. Không phải tìm kiếm ở đâu xa, chỉ cần phục dựng lại từ những di sản đã mất.

Các vĩ nhân tiêu biểu thời kỳ Phục Hưng

Chân dung một số danh nhân thời kỳ Phục Hưng. (Ảnh: WordPress.com)

Dựa trên một xuất phát điểm như vậy, thời kỳ Phục hưng để lại rất nhiều những thiên tài như Leonardo Davinci, Michael Angello, Raffael, William Shakespear, Thomas More, Dante, Galileo Galilei, Christopher Colombus, …

Trong số đó có nhiều người góp tên trong danh sách 10 thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại do cha đẻ của bản đồ tư duy hiện đại Tony Buzan và các cộng sự đầu ngành bình chọn.

Tư tưởng Phục Hưng tạo nên sự biến đổi ngoạn mục

Bức tranh “Trường học Athena” của Raphael. (Ảnh: Pinterest)

Một cuộc “đại biến” trong tư tưởng nhân văn và nền tảng niềm tin vào chính thần đã dẫn đến sự phát triển toàn diện khiến cho đây là thời kỳ rực rỡ nhất của văn minh thế giới.

Nếu như chủ đề Thiên Chúa là chủ đề duy nhất trong nghệ thuật suốt 5-7 thế kỷ trước đó với những hình thức còn gò bó, hạn chế thì ở thời kỳ Phục Hưng, chủ đề tôn giáo trong nghệ thuật được diễn đạt phong phú hơn về mọi mặt.

Điều này làm cho hình tượng Thiên Chúa trở nên gần gũi và sống động hơn. Tuy nhiên nếu như trước đây, tất cả các bức tranh đều mang cùng một cách nhìn, một lối bố cục thì nay, Thiên Chúa được nhìn với nhiều góc độ khác nhau, tác phẩm đã có sự thể hiện ra những mối kết nối cá nhân giữa đối tượng mô tả và người sáng tạo.

Chủ đề sáng tạo trong nghệ thuật Phục Hưng cũng mở rộng hơn. Ngoài chủ đề Kitô giáo, các đối tượng như là bước ra từ thần thoại Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng trở thành một chủ đề được khai thác phổ biến.

Đồng thời do tinh thần nhân văn xuất phát từ tôn giáo, các nghệ sĩ cũng bắt đầu chọn những chủ đề trong cuộc sống con người mà họ quan tâm như cảnh lễ nghi trong đời sống sinh hoạt của con người, chân dung quý tộc, và vào thời gian cuối của phong trào thì bắt đầu có tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh mô tả sinh hoạt đời thường. Các tích chuyện về Thiên Chúa cũng được mô tả gần với tranh sinh hoạt gần gũi và sống động đối với con người.

Về phương diện chất liệu và hình thức biểu đạt, nghệ thuật Phục Hưng được cho là thời kỳ có nhiều thử nghiệm và phát kiến đặc biệt đối với hội hoạ. Sơn dầu được tìm ra và sử dụng bắt đầu từ đây, là một nguyên liệu hoàn hảo nhất của hội hoạ xét về mọi mặt. Những kỹ thuật tạo hình cũng được tạo dựng cơ sở lý thuyết tại đây, đó là những lý thuyết về phối cảnh, về tỉ lệ vàng, phép phóng chiếu, giải phẫu học, v.v.

Người ta tin rằng, chính là Thần đã khai sáng cho con người những cơ sở vững chắc đó, vì con người thể hiện hình ảnh của Thần thì sẽ phải đẹp và chuẩn mực.

Thời kỳ Phục Hưng: hướng tới chuẩn mực hoàn mỹ và năng lực sáng tác siêu xuất khỏi năng lực con người

Trần nhà nguyện Sistine của Michelangelo. (Ảnh: Wikipedia.org)

Quan điểm con người thời kỳ này chính là hướng tới sự toàn diện, có thể nói những con người ở thời kỳ này cố gắng phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Michelangelo chính là hình mẫu tiêu biểu của một thiên tài toàn năng.

Giá trị “chân” “thiện” luôn được con người bấy giờ hướng tới, từ văn học, chính trị, nghệ thuật, khoa học, thiên văn… tất cả luôn hướng tới một giá trị cốt lõi của vẻ đẹp đó là tính nhân văn, sự cao cả trong tinh thần, đức tin và đồng thời cả niềm say mê khám phá những điều còn huyền bí.

Tư tưởng nhân văn tiến bộ cùng với trạng thái cân bằng bình ổn, trật tự của cả xã hội Châu Âu, và đặc biệt nhất là niềm tin sâu sắc vào Thần, đã khiến cho phong trào Phục Hưng mãi được nhắc đến với những thành tựu to lớn sáng tạo bởi những vĩ nhân toàn tài, và họ sáng tác tác phẩm trong trạng thái siêu xuất khỏi giới hạn năng lực của con người.

Nói cách khác, chính là năng lực đặc biệt mà Thần trao cho họ vậy để họ để lại một thời kỳ rực rỡ cho nhân loại. 

Những bức tranh trên vòm trần nhà nguyện Sistine của Michelangelo chính là một ví dụ: Người họa sĩ đã ở trong trạng thái nằm ngửa mặt lên trần trong suốt 4 năm để hoàn thành bức kiệt tác vĩ đại đến từng chi tiết. Năng lực thông thường của con người dường như không làm được điều này…

Bức “Sự cải đạo của Saint Paul”, Michelangelo. (Ảnh: Wikipedia)

Bảo trợ nghệ thuật, cũng là một hình thức được Thần trợ giúp

Con người ngay khi mới sinh ra là đã có Thần ở bên bảo hộ. (Ảnh: Blogspot.com)

Nền tảng của đức tin Kitô giáo tạo nên nền tảng tư tưởng nhân văn sâu sắc của xã hội hội Châu Âu thời kỳ Phục Hưng cũng là yếu tố căn bản cho sự xuất hiên những nhà bảo trợ nghệ thuật rất vô tư và chân chính ở thời kỳ này, mà ở bất kỳ thời kỳ nào cũng mơ ước. 

Dưới sự bảo trợ của những gia đình quyền quý coi trọng đức tin và thấm nhuần tư tưởng nhân văn, các nhà văn, hoạ sĩ, nhà thơ, nhà tư tưởng lúc bấy giờ có một môi trường phát triển lành mạnh và tự do.

Họ không phải lo về tài chính hay kinh phí thực hiện, những gia đình lớn sẽ tài trợ và bảo trợ họ. Một mối quan hệ hài hòa, đôi bên đều có lợi và cùng trong và cùng hướng đến những ý nghĩa nhân văn cao cả này dường như đã tạo điều kiện tuyệt vời nhất cho con người phát triển tiềm năng của mình.

Tạm kết: Khi tin Thần, năng lực chân chính của con người được mở ra vô tận

Phán xét cuối cùng – bức họa trên tường nhà nguyện Sistine của Michelangelo. (Ảnh: Southperthcatholic.org)

Có thể nói thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ đẹp đẽ nhất trong văn minh nhân loại mấy nghìn năm trở lại đây, sự bình ổn về tư tưởng có lẽ có được nhờ niềm tin vào Thiên Chúa một cách đồng nhất, toàn diện và sâu sắc đã dẫn đến một diện mạo xã hội bình ổn, kinh tế phát triển với sự giao thương và thông thương cởi mở, ổn định.

Đời sống con người hài hoà, trật tự, đặc biệt thấm đẫm tư tưởng nhân văn và niềm tin chính thần đã là môi trường toàn diện sản sinh ra những con người toàn diện. Những bộ óc vĩ đại này góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển nhân loại. Những thành tựu văn hoá mà phong trào Phục Hưng để lại là một kho tàng nghệ thuật rực rỡ nhất, tinh xảo nhất, thần thánh nhất.

Có nhiều quan điểm cho rằng, tất cả những tinh hoa trong văn hoá của nhân loại đều là những điều được ban truyền xuống bởi thiên thượng. Nhìn lại có thể thấy nghệ thuật Phục Hưng chính là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Nếu sự sống và trái đất đã được sinh ra bởi một đấng toàn năng, vẹn toàn, vậy thì tất cả những gì tinh hoa mỹ diệu của nó cũng nằm trong quy luật khởi phát đó. Như vậy, mỗi khi con người càng đồng điệu với đấng tạo hoá của mình, càng ở gần bên Ông bao nhiêu, dường như năng lực chân chính của con người càng như được mở ra vô tận.

Vinh Hoa – Hà Phương Linh

Exit mobile version