Đại Kỷ Nguyên

Hương sắc Việt Nam: Những bức hình để đời của nhiếp ảnh gia Pháp mê đắm cảnh sắc Việt Nam

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…

Réhahn Croquevielle là một nhiếp ảnh rất nổi tiếng người Pháp nhưng lại là một người bị mê đắm bởi những cái đẹp của cảnh sắc và con người Việt Nam kể từ chuyến đi đầu tiên vào năm 2007. 

Chân dung nhiếp ảnh gia Réhahn

Bốn năm sau, ông chuyển hẳn từ Pháp về sinh sống tại Hội An, chọn “phố cổ” làm nơi dừng chân và phiêu lưu trên môtô khắp các nẻo đường Việt Nam để chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt là sáng tác ảnh chân dung người dân tộc thiểu số.

Réhahn đã rong ruổi trên chiếc xe máy để đến những bản làng xa xôi, hẻo lánh nằm ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có bản sắc văn hóa rất đa dạng.

Trong 7 năm sinh sống và đến nhiều vùng xa xôi của đất nước, Réhahn đã có được nhiều tấm ảnh ý nghĩa về thiên nhiên và con người Việt Nam.

Điểm khác biệt trong những tác phẩm của anh chính là sự tự nhiên, được tạo nên nhờ những khoảnh khắc chụp ngẫu hứng, bất ngờ khi anh đang nói chuyện với những người mẫu ảnh.

Nhờ vậy mà những tấm hình đều mang đến cảm giác chân thực, ẩn chứa nhiều câu chuyện cùng vẻ đẹp ở bên trong.

Dưới đây là những bức ảnh đẹp ấn tượng được thực hiện từ chuyến đi gần đây nhất của Réhahn tới vùng núi phía Bắc Việt Nam:

Em bé trên lưng mẹ trong chợ Sapa
Nụ cười trong veo của bé gái 6 tuổi người Lô Lô ở làng Cốc Sản.
Bé gái thuộc nhóm H’mông Hoa trong trang phục truyền thống có màu sắc rực rỡ.
Bạn thân – bức ảnh chụp cô bé Kim Luân người Mơ Nông bên chú voi già Đắk Lắk
lên nương, rẫy… là công việc hàng ngày của các em nhỏ
Bé gái nhỏ tại thị trấn Prao đang đùa nghịch với chiếc lá chuối trên đầu.

Theo Réhahn, một vài tộc người chỉ có dân số khoảng vài trăm người. Chỉ còn người già có thể nói được ngôn ngữ gốc và làm các bộ trang phục, vì thế mỗi ngày chúng ta đang dần mất đi những di sản dân tộc, không chỉ riêng Việt Nam mà thế giới cũng đang mất đi một di sản.

Một cô bé 13 tuổi ở dân tộc Dao
Cờ vua – thú vui tao nhã của những ông lão
Cụ bà H’mong ở Sapa
Thiếu nữ 17 tuổi dân tộc Lô Lô, thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Đối với các em, đến trường là một điều rất hạnh phúc, vì ở đây việc đi học là một điều cực kỳ “xa xỉ”.

Réhahn cho biết: “Bộ ảnh ‘Hidden Smile’ chính là điểm khởi đầu trong sự nghiệp của tôi. Đối với tôi, nó đại diện cho sức mạnh, sự tử tế và niềm hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam, bất chấp nghịch cảnh và những điều kiện sống khó khăn”.
Em bé mắt xanh đến từ Phan Rang.
Hoàng hôn trên ruộng bậc thang tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang

Hoàng Lâm

Xem thêm:

Exit mobile version