Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Văn hóa-Nghệ thuật thời báo Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…


Cựu hoàng Bảo Đại

Tiếp theo phần 1 và phần 2

Mới đây, chiếc đồng hồ Rolex của vua Bảo Đại đã được bán đấu giá với con số thu về kỷ lục là 5 triệu đôla Mỹ, vượt gấp đôi con số dự kiến của nhà đấu giá và các chuyên gia… và nguyên do vì nó mang theo câu chuyện cuộc đời thấm đẫm cay đắng thăng trầm của một ông hoàng mất nước…

Lúc sinh thời, sau khi đã thoái vị, thì trớ trêu thay, Bảo Đại là vị cựu hoàng đào hoa có lúc triền miên túng thiếu…

Cung An Định và những giọt nước mắt của hoàng hậu Nam Phương: nỗi ám ảnh từ hai chữ “an định” 


Cung An Định, Huế, nơi hoàng hậu Nam Phương sống với nỗi buồn…

Thời mới khánh thành năm 1902, cái tên An Định của cung An Định mang một ý nghĩa tốt đẹp, an vui, đại định – nhưng về sau ngươì ta nhắc đến vơí ý nghĩa khác, thành nơi “an bài” theo “định mệnh” của hoàng hậu cuối cùng triều Nguyễn với vô vàn đắng cay và nước mắt.

Những giọt nước mắt định mệnh của hoàng hậu Nam Phương: cựu hoàng thoái vị


Hoàng hậu Nam Phương cùng hoàng tử Bảo Long và công chúa Phương Mai

Ngươì chứng kiến những giọt lệ đầu tiên của Nam Phương ở cung An Định là ông Phạm Khắc Hòe. Sau ngày đọc Chiếu thoái vị vào trưa 30.8.1945, cựu hoàng Bảo Đại nhận được công điện từ Hà Nội gửi vào mời ông làm cố vấn tối cao cho chính phủ mới, ông nhận lời và sắp xếp ra Hà Nội.

Vào 6 giờ sáng 2.9, ông Phạm Khắc Hòe cùng Bộ trưởng Lê Văn Hiến đến cung An Định “xe chúng tôi đã vào đậu ngay trước phòng khách mà trong cung vẫn tối mò mò, im phăng phắc – chỉ nghe có tiếng gõ mõ niệm Phật từ trên lầu vọng xuống”.

Lát sau hoàng hậu Nam Phương trong sắc phục màu xanh da trời, từ trong nhà đi ra cùng con trai là Bảo Long và ba con gái là Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung.


Hoàng hậu Nam Phương cùng các con, bên trên là bức hình vua Bảo Đại

Cựu hoàng Bảo Đại tới hôn vợ, hôn các con với những lời âu yếm bằng tiếng Pháp, đây là lần đầu tiên trong đời mình, ông Vĩnh Thụy đi xa mà không ai tiễn đưa ngoài vợ con”.

Nam Phương với sắc mặt buồn “đưa tay trái lên cổ sửa lại sợi dây vàng đeo thánh giá lấp trong áo, tay phải cầm mùi xoa lau nước mắt” trong tiếng mõ tụng kinh của bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) từ “trên lầu vọng xuống đều đều buồn bã”. Cưụ hoàng “khóe mắt hơi ướt, nhưng miệng vẫn mỉm cười, bế Phương Dung lên hôn một lần nữa, rồi bỗng nói to: Thôi đi!”.

Bà Nam Phương mở to mắt

nhìn theo như muốn níu ông chồng lại, nhưng ông này không quay lại”…

Giọt nước mắt lần hai: quýt làm, cam chịu?


Hai con tem in hình hoàng hậu với nỗi buồn man mác sâu thẳm không rời, nỗi buồn trong đôi mắt cả khi mỉm cười

Ra đến Hà Nội, cựu hoàng ở tại biệt thự dành riêng cho cố vấn chính phủ số 51 đại lộ Gambetta, tức số 51 Trần Hưng Đạo sau này. Chính ở đó, khoảng 10 ngày sau, khi ông Phạm Khắc Hòe đến thăm vào một đêm trăng đẹp, bỗng thấy “trên đầu cầu thang có một ngươì đàn bà đang bước rất nhanh”.
Ông chạy theo, nhưng lên đến gác thì “chỉ còn phảng phất mùi nước hoa” của vũ nữ Lý Lệ Hà.

Những lần sau cũng vậy, mỗi khi ghé lại biệt thự của cựu hoàng, lần nào ông Hòe cũng gặp những người hào nhoáng đi ra đi vào trong phòng khách và từ trong đó vọng ra “tiếng mạt chược lọc cọc, tiếng cười nói ầm ĩ, có cả tiếng đàn bà” nữa.


Biệt thự 51 đại lộ Gambetta (tức 51 Trần Hưng Đạo) ngày nay, hiện là trụ sở các hội văn học, nghệ thuật, điện ảnh…

Vào một buổi trời vưà sập tối, bất ngờ Bảo Đại tự lái xe đến chỗ ở của ông Hòe nói:

Hôm ra đi, tui chỉ mang theo có một nghìn bạc, nay tiêu hết cả rồi. Tui muốn nhờ ông về Huế đưa cái thư này cho “ngài hoàng” (tức hoàng hậu Nam Phương) lâý một ít tiền đưa ra cho tui”.

Cầm thư về Huế, ông Hòe đến trước cung An Định vào 8 giờ rưỡi sáng mà “tòa nhà này vẫn không có một cánh cửa nào mở, sân ngập lá rụng, tường mốc rêu xanh, tôi bấm chuông và lên tiếng gọi mấy lần, trong nhà vẫn im phăng phắc, không ai trả lời”.
Định quay về, ông chợt thấy hoàng hậu Nam Phương từ phía Bến Ngự xuống…Vào phòng khách, bà Nam Phương mở bức thư viết bằng chữ Pháp trên ba trang giấy màu xanh ra xem. Xong, bà ngẩng đầu lên nhìn tôi với hai giọt nước trong suốt trong đôi mắt – môi bà run run như muốn nói một điêù gì (…) bà đứng vụt dậy trào nước mắt ra”…

Nỗi lòng chua xót ở cung An Định


Hoàng hậu cùng các con nhỏ
Chiêù hôm sau, ông Hòe quay lại cung An Định lúc 16 giờ, bà Nam Phương đã có mặt chờ sẵn ở phòng khách với “bộ mặt buồn thiu, nhưng vẫn cố làm ra vẻ bình tĩnh” – để rồi vào câu chuyện ngay sau đôi lời hỏi han:

Tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật về việc ông Vĩnh Thụy mê cô Lý”.

Ông Hòe trả lời rất tiếc là mình không biết rõ chuyện ấy, chỉ nghe người ta nói cựu hoàng có bóng hồng tên là cô Lý. Bà Nam Phương chăm chú hỏi: Ông có biết cô Lý nhiều không? Và cô ấy người như thế nào?”.

Ông Hòe đáp chưa thấy mặt bao giờ, song nghe đồn cô ấy đẹp.

Qua các lần gặp gỡ ấy, ông Hòe nhận định:

tôi thấy bà biết rất rõ mọi mặt sinh hoạt của ông Vĩnh Thụy (cựu hoàng) ở Hà Nôị – điều ấy bà Vĩnh Thụy (Nam Phương) chỉ có thể đạt được qua một mạng lưới săn tin và thông tin thành thạo và trung thành với bà. Tất nhiên, những tin tức càng cụ thể bao nhiêu, càng làm cho bà đau khổ bấy nhiêu”.

Trong lần gặp tiếp theo, Nam Phương đã rút hai tờ bạc ngân hàng Đông Dương loại 500 đồng giơ lên cho ông Hòe thấy rồi “bỏ trở lại vào giữa những tờ giấy màu hồng đặc sệt chữ Pháp dán lại” đưa cho ông Hòe.

Chẳng biết hoàng hậu viết gì trong thư ấy.

Thư đến tay cựu hoàng, thì ngày 16.3.1946 (khoảng 6 tháng sau khi ra Hà Nội), cựu hoàng sang Trung Quốc, sau đó qua Hồng Kông cùng người đẹp Lý Lệ Hà – để lại hoàng hậu Nam Phương với nỗi lòng chua xót ở cung An Định xa vời…

Lá thư của Nam Phương gửi Lý Lệ Hà

Biết rõ mối quan hệ thắm thiết của chồng mình vơí cô Lý, hoàng hâụ với tư thế của một “người chị” đã viết một bức thư gửi “em Hà” mà hơn 50 năm sau Lý Lệ Hà vẫn còn giữ, lá không chút oán giận, không chút hờn ghen, đầy dung dị như sau:

“Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hồng Kông. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương”.

Bức thư trên được nhà văn Lý Nhân Phan Thứ Lang (Phan Kim Thịnh) trích dẫn từ hồi ức của Ngọc Giao và in lại trong cuốn Bảo Đại – vua cuối cùng triều Nguyễn (NXB Đà Nẵng 2004).

Không một ông vua nào có tiền trong túi và nỗi đau của vị vua mất nước

Đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc xưa

Lý Lệ Hà kể: “Lão ta rất buồn (Lệ Hà lúc nào cũng gọi cựu hoàng Bảo Đại là “lão ta”). Lão ta chỉ thở dài, không nói năng gì hết. Ăn uống, cho gì nhận cả không hề kêu ca, nhăn nhó.

Ngày ấy là 30 tết âm lịch. Lão ta, càng lì lợm, ra bao lơn (ban công của biệt thự 51 Trần Hưng Đạo – Hà Nội) đứng nhìn xuống phố.

Lão khẽ vỗ vai tôi:

Buồn lắm Hà ơi! Biết làm sao được bây giờ?

(…) Rồi Lý Lệ Hà kéo cựu hoàng đến đền Ngọc Sơn làm lễ giao thừa. Qua cầu Thê Húc chật nức người, vào tới trấn Ba Đình, cưụ hoàng bảo Hà vào đốt một nắm hương đem ra, rồi trịnh trọng quay mặt về hướng Nam khấn lạy.

Đến chân Tháp Bút thấy có ông thầy bói, chẳng biết mù thật hay mù giả, bảo hãy xem “cho lão”:
Lão vua không chịu đưa bàn tay ra, sợ bẩn – mình phải nài ép, kéo bàn tay lão đặt vào tay ông thầy – ông mù này, vừa nắm bàn tay mềm nhũn như bông (của Cưụ hoàng), giọng ông thều thào rất nhỏ:

“Ngài là quý nhân – tôi không muốn nói gì hơn – chỉ xin thưa rằng ngài sắp đi xa, xa lắm”.

Nỗi đau của ông hoàng thoái vị tha phương xa đất nước

Khuôn mặt cựu hoàng Bảo Đại tươi cười trước ống kính phóng viên Tạp chí Life tại Hồng Kông, nhưng đằng sau đó là nỗi buồn mất nước và túng thiếu (Ảnh tư liệu)

Không lâu sau đó, cưụ hoàng cùng Lý Lệ Hà đi xa thật, tới đất Hồng Kông giàu có mà hoàn cảnh lúc đó của hai người thật quá bi đát:
“Bởi không có nhiều tiền nên lão và mình thuê một khách sạn tồi tàn (…) có một đôi lần thấy lão quá buồn mình dắt lão vào cái bar nho nhỏ, loay hoay tìm một cái bàn tối tăm, kín đáo. Thế mà, chưa kịp ngồi, làm sao mà ban nhạc bar nhận ra cái bộ mặt râù rĩ của ông vua xa nước.

Tức thì một bài “valse royale” – valse hoàng gia (bài nhảy nghênh giá hoàng gia, theo phong tục phương Tây) vang lên. Ban nhạc sống vô cùng trang trọng chơi bài đó, đồng thời ông chủ khách sạn bước ra cúi rạp đầu, cung nghinh vị phế vương,

(…) ngồi mấy phút, mình kéo lão rời phòng nhảy ra đường, mình toát mồ hôi lạnh, sốt ruột vì món tiền vừa phải xổ ra trả giá chai sâm banh thượng hạng và tiền thừa trên dĩa “đức Vua” rộng thưởng cho ban nhạc.

Đói quá, trong túi mình không còn lấy một xu, lão thì chẳng bao giờ có một tí tiền. Thì vào thời xưa cũng vậy, chưa có một ông vua nào có tiền trong túi. Nhưng khủng khiếp nhất là phải nhịn đói, đội rét, bò được về tầng thứ 13 của khách sạn…” 

Hoàng hậu Nam Phương vẫn “an định” tại cung An Định xa vời


Nam Phương trong trang phục hoàng hậu, với nỗi buồn sâu thẳm trong mắt từ bức ảnh ngày lên ngôi

Khi đó, hoàng hâụ Nam Phương vẫn sống âm thầm ở cung An Định mà theo người đời tên gọi ấy thời mới khánh thành mang một ý nghĩa tốt đẹp, an vui, đại định – nhưng về sau người ta nhắc đến vơí ý nghĩa khác, thành nơi “an bài” theo “định mệnh” của hoàng hậu cuối cùng triều Nguyễn.

Kể cả sau ngày ra nước ngoài, định mệnh vẫn buộc bà phải chứng kiến bóng hồng mới của chồng mình với một vũ nữ xinh đẹp – còn sâu đậm hơn cả Lý Lệ Hà năm xưa nữa…

Nhưng lá thư của bà gửi Lý Lệ Hà năm ấy, được Lý Lệ Hà giữ lại mãi mãi:

“Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hồng Kông. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương”.

Trong lá thư đó, ta không thấy một chút hận thù hay căm hờn, như một minh chứng về phẩm chất nhẫn nhịn chịu đựng và luôn nghĩ cho người khác của người phụ nữ quyền quý nhất Việt Nam:

Lại ngẫm đến những vụ đánh ghen thậm chí “hạ thủ” thời nay của các bậc “phu nhân” với “tình địch”, mới thấy, những giáo dưỡng theo văn hóa truyền thống và niềm tin tín ngưỡng sâu đậm đã giúp một phu nhân ở vị trí tôn quý và quyền thế nhất của một quốc gia, nhưng vẫn một mực dung dị, và hành xử đầy cao thượng, đầy tính nhân văn, lưu lại mãi mãi sau này cho hậu thế chúng ta những suy ngẫm quý giá….Phải chăng khôi phục nền giáo dưỡng truyền thống là điều chúng ta thực sự nên làm?

Hà Phương Linh

Xem thêm:

Từ Khóa: