Giáo đường hơn 100 năm tuổi nhưng vẫn mang dáng vẻ tươi mới. Sự pha trộn của các phong cách kiến trúc khác nhau nhưng không hề kệch cỡm, trái lại mang đến cho giáo đường Jubilee một vẻ đẹp rất ấm cúng.

Giáo đường xinh đẹp này của tín đồ Do Thái còn được gọi là Giáo đường Jerusalem do nó tọa lạc trên con phố cùng tên ở Prague, được xây dựng từ năm 1905 đến 1906. và được đặt tên là Jubilee để vinh danh Lễ kỷ niệm 25 năm (Silver Jubilee) của Hoàng đế Franz Joseph I của nước Áo. Trong số các giáo đường Do Thái ở thành phố này, nó là lớn nhất và trẻ trung nhất, dù đã hơn 100 năm tuổi.

Ảnh: flickr

Giáo đường được xây dựng theo phong cách rất thú vị. Kiến trúc Moorish là theo thiết kế của Wilhelm Stiassny – vị kiến ​​trúc sư huyền thoại người Vienna đã xây dựng một loạt giáo đường trong khắp Đế quốc Áo-Hung. Nó được cấu trúc như một vương cung thánh đường có ba gian dọc với các cột theo phong cách Hồi giáo hình vòm trên toàn bộ chiều dài của các gian. Ngoài ra còn có các cửa sổ kính màu theo phong cách Tân Nghệ thuật (Art-Nouveau) độc đáo, và được trang bị một chiếc đàn organ khổng lồ – cũng tác phẩm của kiến ​​trúc sư Wilhelm Stiassny.

Đàn organ khổng lồ. Ảnh: Jewish Travel – WordPress

Giáo đường vẫn bảo tồn được các bản khắc tháo xuống từ giáo đường cũ là Zigeuner đã bị phá hủy trong một chiến dịch cải tạo đô thị. Giáo đường đó bị phá cũng là nguyên nhân của việc xây dựng giáo đường Jubilee này để thay thế.

Kiến trúc mái vòm bên trong Giáo đường. Ảnh: Reddit
Kiến trúc mái vòm bên trong Giáo đường. Ảnh: Prague Eventery

Mặt trước của tòa nhà có một cung vòm hoành tráng và một cửa sổ lớn, với yếu tố chủ đạo và nổi bật là ngôi sao 6 cánh của David – biểu tượng của Do Thái giáo. Mặt tiền và hình thức chung của giáo đường Jubilee cũng là sự pha trộn và lai tạo của Moorish Revival và Art Nouveau, với các cung vòm hình móng ngựa ở mặt tiền và trên các cột trong nội thất, có tác dụng nâng đỡ các phòng trưng bày trong khối nhà ba gian.

Ảnh: Temple Sholom

Mặt tiền Giáo đường đặc biệt nổi bật nhờ xen kẽ đá lát màu đỏ và vàng (phỏng theo nghệ thuật Mudéjar thế kỷ 12). Bên trong giáo đường, các yếu tố kiến trúc Moorish được phủ lên bằng họa tiết kiểu Art Nouveau với màu sơn rực rỡ. Trung tâm của mặt ở phía tây được trang trí bởi dòng chữ tiếng Séc và tiếng Do Thái. Có hai tháp canh nhỏ trên nóc nhà ở hai bên lối vào tạo điểm nhấn cho toàn bộ mặt trước. Khi nhìn vào khu giáo đường này, nhiều người có ấn tượng rằng họ đang ở đâu đó trong một khu phố ở Jerusalem thay vì Prague, vì mặt tiền của nó rất sặc sỡ và có thể tìm thấy một số lượng lớn đá quý tuyệt đẹp dùng trong kiến ​​trúc  ở đây.

InfoGlobe CZ

Sau một thế kỷ mở cửa cho công chúng làm một nơi thờ tự, ngoại trừ thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng khi nó được sử dụng để cất giữ tài sản của người Do Thái bị tịch thu, vào ngày 1 tháng 4 năm 2008, Giáo đường Do Thái này bắt đầu mở cửa thường xuyên cho khách du lịch và những người hâm mộ kiến ​​trúc lịch sử vào chiêm ngưỡng.

Ảnh: Prague Minos Guide

Giáo đường Jubilee có 850 chỗ ngồi. Do sức chứa to lớn này, nó được người dân địa phương gọi là Đại giáo đường của khu phố Do Thái ở Prague. Phía trước của nội thất giáo đường được trang trí bởi mô thức cành cây nho mà ở trên đó có thể thấy những bài vị của Thánh Moses với Mười Điều Răn.

Ảnh: flickr
Ảnh: Weebly

Sau lần tái thiết mở rộng đầu tiên vào những năm 1990, giáo đường được mở cửa trở lại vào năm 1996. Trong lần tái thiết kỹ càng này, các hình vẽ trang trí rất phong phú theo phong cách ly khai khỏi Viên (Viennese-Secession) đã được phát hiện bên dưới các lớp thạch cao dày và sơn cũ. Không có ngôi đền Do Thái nào khác trên thế giới có kho báu lớn như vậy. Giáo đường Jubilee, giống như một giáo đường Do Thái pha trộn cũ-mới, vẫn phục vụ con người theo mục đích ban đầu của nó – các sự vụ tôn giáo.

Ảnh: Motivational Trends

Theo Wikipedia, Prague Minos Guide, CzechRepublic, và Prague City Line

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||4e9cbeafb__